Những vi phạm đối với quyền của người bị tạm giữ, tạm giam,

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 80)

thi hành hình phạt tù thường gặp

3.2.2.1. Trong nhà tạm giữ thuộc cơ quan Công an

Nhà tạm giữ, tạm giam cấp huyện là nơi giam giữ những người có lệnh tạm giữ hoặc tạm giam do Cơ quan điều tra thực hiện. Hải Phòng có 15 đơn vị quận huyện có nhà tạm giữ. Có 5 đơn vị được quyền lưu giam gồm: Cát Hải, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Dương, Thủy Nguyên. Những vi phạm của nhà tạm giữ, lưu giam cấp huyện thường là: chưa thiết lập hồ sơ người bị tạm giữ, hồ sơ tạm giữ còn thiếu danh chỉ bản, biên bản bắt giữ, quyết định tạm giữ không có số, không có ngày tháng, chưa có dấu chức danh, dấu của cơ quan ban hành; giữ chung buồng người tạm giữ cùng vụ án, cùm chân người chưa thành niên, chưa lập sổ sách theo dõi việc gửi, nhận quà của người bị tạm giữ, chưa có bếp ăn riêng cho người bị tạm giữ, để vật chứng ngay trước cửa buồng tạm giữ gây thiếu an toàn trong công tác giam, giữ...

Những thiếu sót trên của các Nhà tạm giữ làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người bị tạm giữ, tạm giam. Thực tế còn chỉ ra rằng trong nhiều trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam không được chăm sóc đầy đủ đối với các sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng Việt Nam là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các trang thiết bị hỗ trợ không đủ đảm bảo như các quốc gia phát triển. Có lúc, có nơi nhận thức của các cán bộ quản giáo, quản lý nhà tạm giữ vẫn chưa nhận thức hết tầm quan trọng cũng như quyền lợi của người bị tước mất tự do hoặc chưa hiểu hết các quy định về quyền, lợi ích của họ.

3.2.2.2. Trong trại tạm giam

Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là nơi tạm giữ những đối tượng thuộc các vụ án hình sự cấp tỉnh, các bị can bị tạm giam và một số phạm nhân được giữ lại để phục vụ và cải tạo. Các phạm nhân này thường có mức án dưới 5 năm, không có tiền sử về nghiện ma túy, nhân thân trước đó không có tiền án, tiền sự.

Việc thực hiện các chế độ đối với họ tuy Ban Giám thị Trại tạm giam đã có rất nhiều cố gắng nhưng vẫn còn một số vi phạm chưa đúng với quy định của pháp luật. Có những thiếu sót có thể khắc phục được nhưng cũng có vấn đề tồn tại mà không thể khắc phục.

Đối với chế độ quản lý giam giữ: Pháp luật quy định phải tuần tra, canh gác nghiêm ngặt đảm bảo an toàn 24/24 giờ. Tuy nhiên thực tế vẫn xảy ra một số vụ bị can treo cổ tự tử trong buồng giam hoặc can phạm nhân đánh nhau trong buồng giam dẫn đến chết người...

Hồ sơ của can phạm nhân nhiều khi vẫn còn thiếu các thủ tục theo quy định. Pháp luật quy định phải có danh bản, chỉ bản để kiểm tra căn cước, lai lịch can phạm nhân rõ ràng nhưng do cán bộ thiết lập hồ sơ quên hoặc nể nang không yêu cầu đối với cơ quan liên quan nên trong hồ sơ vẫn thiếu. Một số văn bản lệnh bắt khẩn cấp, lệnh trích xuất, án văn...chưa ghi đầy đủ theo

quy định, thậm chí không lưu trong hồ sơ nhưng cán bộ hồ sơ không để ý hoặc không cẩn thận xem xét nên vẫn có những sơ hở nhất định trong khâu quản lý, đảm bảo tránh những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam.

Chế độ ăn của người bị tạm giữ, can phạm nhân có lúc, có nơi vẫn chưa được đảm bảo theo tiêu chuẩn. Điển hình là trong 6 tháng đầu năm 2009 việc cho phạm nhân ăn tết Nguyên đán tiêu chuẩn gấp 5 lần ngày thường trong 4 ngày nhưng Trại tạm giam Công an Hải Phòng thực hiện cho can phạm nhân ăn trong 3 ngày. Hoặc quy định ngày giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ can phạm nhân được ăn gấp 3 lần ngày thường nhưng Trại tạm giam 6 tháng đầu năm 2010 vẫn cho can phạm nhân ăn như ngày bình thường là không đảm bảo quyền lợi cho họ. Trại tạm giam Hải Phòng đã cho sửa chữa, gắn vá lại khu vực nhà bếp của can phạm nhân. Nhưng do diện tích chật hẹp, thường xuyên nấu ăn cho gần 1.000 can phạm nhân nên việc giữ gìn vệ sinh cần được quan tâm hơn. Mỗi ngày nhà bếp chế biến trên dưới 400 kg rau, song thiếu rổ đựng rau, rau sau khi rửa vẫn để trên sàn xi măng không đảm bảo vệ sinh.

Chế độ mặc và cấp phát tư trang được thực hiện đối với phạm nhân và cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam nhằm đảm bảo những nhu cầu tối thiểu cho họ. Đối với phụ nữ được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết. Tuy nhiên có lúc do can phạm nhân quá đông hoặc do yêu cầu của tình hình thực tế nên Trại tạm giam vẫn chưa thực hiện đầy đủ. Chẳng hạn theo dự trù đầu năm của Trại bộ phận hậu cần Sở Công an thành phố cấp phát quần áo theo dự trù nhưng trong năm đó số lượng can phạm nhân vượt quá số lượng dự trù đầu năm của Trại nên việc cấp phát chưa đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn. Đối với việc cấp màn cho can phạm nhân theo giải thích của Trại để phòng tránh việc gây mất an ninh và gây khó khăn trong việc theo dõi, quản lý bằng camera nên Trại không cấp phát màn cho họ mà sử dụng biện pháp phun thuốc diệt muỗi.

Theo báo cáo của y tế Trại tạm giam trong năm 2011 (tính đến 30/11/2011) số người bị tạm giam nghiện ma túy nhập trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng là 553 người, trong số này trại tạm giam đã tổ chức xét nghiệm HIV cho 332 người, kết quả số trường hợp dương tính HIV là 150 trường hợp. Còn lại 118 đối tượng nghiện ma túy bị tạm giam chưa được xét nghiệm HIV. Việc chưa xét nghiệm HIV cho các đối tượng có nguy cơ cao là chưa đảm bảo cho yêu cầu phòng tránh căn bệnh “thế kỷ”. Nhà nước đã có những văn bản riêng để chăn sóc đối với những can phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, do vậy việc thực hiện đúng những quy định này là nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ cũng như phòng tránh cho người khác nguy cơ bị lây nhiễm. Can phạm nhân mắc bệnh trước khi nhập trại. Bệnh nặng phải chuyển bệnh viện dân y điều trị. Hiện tại chưa có buồng riêng điều trị cho can phạm nhân ở bệnh viện dân y, vì vậy gây khó khăn cho công tác quản chế chống trốn, chống thông cung, VKSND thành phố Hải Phòng đã nhiều lần kiến nghị việc xây dựng khu điều trị riêng cho can phạm nhân trong bệnh viện dân y nhưng đến nay chưa được thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2010 việc tổ chức bán thuốc hoặc nhận thuốc chữa bệnh cho can phạm nhân gửi vào chưa được thực hiện. Sau khi có văn bản kiến nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì Trại tạm giam đã tổ chức cho nhận thuốc của người nhà can phạm nhân gửi vào nhưng vẫn chưa thực hiện việc bán thuốc. Việc không cho nhận thuốc và bán thuốc không đảm bảo quyền lợi được chăm sóc sức khỏe đối với can phạm nhân.

Việc thăm gặp, gửi quà, nhận quà và sư dụng tiền lưu ký của can phạm nhân tại Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng tuy đảm bảo, an ninh trật tự tốt, thực hiện đúng chính sách, pháp luật nhưng đối chiếu với một số quy định vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết. Thứ nhất là việc tổ chức cho phạm nhân thăm gặp thân nhân tất cả các ngày trong tuần theo quy định vẫn

chưa đảm bảo. Thứ hai, việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại về gia đình Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng chưa thực hiện. Những quyền lợi trên pháp luật quy định nhằm đảm bảo cho phạm nhân quyền được liên lạc với người thân, thông tin với bên ngoài. Hiện nay Trại tạm giam đã dần khắc phục những tồn tại trên nhưng cũng khá chậm.

Trại tạm giam Hải Phòng có 14 buồng giam chung: diện tích sàn nằm của 10 buồng tạm giam là 1.064 m² x 2 = 2.128 m² chưa kể diện tích: buồng AB là 79 m², Ketso 166m2

, buồng xeroom 182 m², 01 nhà tạm giữ có 4 buồng tạm giữ 58 m². Lưu lượng tạm giam có thời điểm đến 1.000 can phạm nhân, hiện nay tạm giam trên dưới 800 can phạm nhân. Theo quy định của pháp luật tại Trại tạm giam Hải Phòng đảm bảo 2m²/người.

Việc để người bị tạm giữ, tạm giam chung 1 buồng, người thành niên giam chung với người chưa thành niên, tạm giữ người trong cùng vụ án của Trại tạm giam Hải Phòng là vấn đề rất khó khắc phục. Trại tạm giam Công an thành phố Hải Phòng hiện nay nằm ở trung tâm thành phố, diện tích có hạn nhưng thường xuyên phải giam giữ lượng người quá đông nên vấn đề trên là điều không tránh khỏi. Buồng tạm giữ cho phụ nữ hiện tại không có nên phải giữ chung buồng với phụ nữ bị tạm giam. Buồng tạm giữ khu nam có 4 buồng những thường xuyên phải dành cho các đối tượng đã xét xử xong đang chờ chuyển trại giam để chấp hành án. Những người nam bị tạm giữ nếu nhiều người và cùng vụ án thì việc tạm giữ chung thành niên với vị thành niên, người trong cùng vụ án là điều hiển nhiên.

Có một số trường hợp sau khi xét xử sơ thẩm án chưa có hiệu lực pháp luật nhưng phạm nhân ốm nặng, phụ nữ có thai, đã được pháp y giám định và ra kết luận, Trại tạm giam có công văn đề nghị nhưng Toà án thành phố chậm ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn hoặc tạm đình chỉ thi hành án nên

có những trường hợp đã chết trong Trại tạm giam. Tất nhiên những trường hợp này pháp luật quy định „mở‟ nhưng những người thực thi pháp luật cũng cần thực hiện tích cực hơn để thúc đẩy quyền con người được đảm bảo tốt hơn.

3.2.2.3. Trong trại giam

Vấn đề phạm nhân ốm nặng, đã được pháp y giám định, Trại giam có công văn đề nghị nhưng Toà án chậm ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án cũng là vấn đề còn tồn tại trong trại giam.

Do việc xây dựng các buồng giam của Trại giam chưa theo kịp với số phạm nhân mà trại hiện đang quản lý, vì vậy đến thời điểm kiểm tra, diện tích chỗ ở cho phạm nhân đạt bình quân 1,04m2/1 phạm nhân, kể cả các cháu nhỏ sống theo mẹ.

Tại thời điểm tháng 9 năm 2011 Trại giam Xuân Nguyên có 04 phạm nhân có con nhỏ sống cùng mẹ. Trong đó có 3 cháu dưới 36 tháng tuổi, 01 cháu trên 36 tháng tuổi. Các cháu phải sống và sinh hoạt cùng mẹ trong buồng giam. Trại giam không có nhà trẻ riêng ngoài khu giam giữ để nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em là con của phạm nhân. Đối với cháu còn lại đã trên 36 tháng tuổi theo quy định của pháp luật nếu gia đình cháu không có ai nhận nuôi dưỡng thì Trại giam phải làm thủ tục chuyển cháu vào cơ sở bảo trợ xã hội nhưng Trại đã chưa thực hiện quy định trên. Sau khi VKSND thành phố Hải Phòng có văn bản kiến nghị đến cuối năm 2012 Trại giam đã dành hẳn 1 khu riêng biệt để chăm sóc cho các trẻ em dưới 36 tháng tuổi con của phạm nhân theo đúng quy định.

Trong năm 2011 tính đến tháng 9, Trại giam nới mua về, cấp phát xà phòng, giấy vệ sinh theo quy định. Chưa cấp phát quần áo, khăn mặt, chiếu, dép, mũ lá hoặc nón lá cho phạm nhân.

phạm nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV (nghiện ma túy, mại dâm). Trại giam đã tiến hành xét nghiệm cho 207 phạm nhân và phát hiện 101 trường hợp dương tính, còn lại 355 phạm nhân có nguy cơ lây nhiễm HIV cao nhưng chưa được xét nghiệm, đầu này là trái với quy định của pháp luật đối với việc chăm sóc các phạm nhân bị lây nhiễm HIV. Họ là những người sẽ phải được chăm sóc tốt hơn do họ bị căn bệnh này nên cơ thể họ thường suy kiệt nhanh hơn và cần được sự quan tâm săn sóc về y tế nhằm đảm bảo sức khỏe của họ cũng như tránh nguy cơ lây lan cho những người xung quanh.

Về chế độ giáo dục: Năm 2011 Trại giam Xuân Nguyên có 113 phạm nhân chưa biết chữ. Trại giam Xuân Nguyên cũng đã mở 02 lớp để xóa nạn mù chữ cho 42 phạm nhân. Còn lại 71 phạm nhân chưa được học văn hóa. Các giáo viên của Trại giam thường là các phạm nhân xuất thân từ giáo viên hoặc là cán bộ quản giáo của Trại làm giáo viên. VKSND thành phố đã có kiến nghị về vấn đề này vì theo quy định tất cả các phạm nhân phải được học văn hóa nếu chưa biết chữ nhằm giúp họ sau này có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Các giáo viên phải là những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm và hiện tại đang giảng dạy. Sau này Ban Giám thị Trại giam cũng đã khắc phục vấn đề này, tổ chức học văn hóa cho tất cả các phạm nhân không biết chữ và thuê giáo viên của những trường bên ngoài đến giảng dạy.

Thời điểm tháng 02 năm 2011 Trại giam chi không đúng mục đích bổ sung mức ăn cho phạm nhân (còn gọi là quỹ 26%). Trại giam đã chi cho việc thuê trang phục, âm thành, nhạc công, phục vụ cho hoạt động văn hóa, văn nghệ “Tiếng hát tình đời” nhân dịp tổng kết cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và trừ số tiền này vào quỹ bổ sung mức ăn cho phạm nhân. Điều này là trái với quy định của pháp luật cũng như xâm phạm tới lợi ích của phạm nhân. Mục đích của quỹ này dành cho những phạm nhân lao động được bổ sung thức ăn nhằm tái sản xuất sức lao động cho họ.

Trên đây là một số vi phạm thường gặp của Trại giam.

3.3. Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời bị tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi các quyền đó

Một phần của tài liệu Quyền con người trong tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự - qua thực tiễn thành phố Hải Phòng (Trang 80)