Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên

Một phần của tài liệu Phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông - qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình (Trang 117)

5. Nội dung và kết cấu đề tài

3.2.8.3. Kết hợp giáo dục pháp luật và giáo dục đạo đức cho thanh thiếu niên

Chúng ta đã biết, cả pháp luật và đạo đức đều góp phần bảo vệ các giá trị chân chính, đều liên quan đến hành vi đến lợi ích của con người và xã hội. Pháp luật tham gia điều chỉnh quan hệ xã hội bằng những quy phạm, điều khoản quy định các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Các quy phạm pháp luật quy định chi tiết các hành vi được phép và hành vi bị cấm đoán. Đồng thời, chúng còn xác định cụ thể cách cư xử lẫn những hình phạt sẽ áp dụng nếu chủ thể vi phạm. Ngoài ra, pháp luật còn thực hiện điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và xã hội bằng sự bắt buộc, cưỡng chế từ bên ngoài. Trong khi đó, đạo đức lại điều chỉnh các mối quan hệ bằng dư luận xã hội, bằng sự giác ngộ và sự thôi thúc từ bên trong. Sự khác biệt nhưng lại thống nhất này là cơ sở để pháp luật và đạo đức bổ sung và hỗ trợ nhau. Do vậy có thể nói pháp luật không những là công cụ để quản lý nhà nước, mà còn là môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức. Bên cạnh đó đạo đức là gốc của pháp luật cho nên việc con người thực hiện tốt các quy phạm, các chuẩn mực đạo đức cũng là một bước để thực thi tốt pháp luật.

Tuy nhiên đạo đức và pháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi của con người:Đạo đức và pháp luật khác nhau về phương thức điều chỉnh hành vi con người; Đạo đức thì tình cảm mềm dẻo, pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn; Đạo đức mang tính chung, định hướng. Pháp luật thì cụ thể và rõ ràng; Đạo đức đạt được kết quả là một quá trình. Pháp luật đạt được kết quả ngay tức thì; Đạo đức là kết quả tự thân, bền vững. Pháp luật là kết quả tác động từ bên ngoài, chưa bền vững.

Như vậy, giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại, tác động tương hỗ lẫn nhau. Chúng thống nhất với nhau ở đối tượng và mục tiêu là con người. Trái lại chúng khác nhau ở phương thức điều chỉnh hành vi của con người. Để nâng cao vai trò và phát triển ý thức đạo đức, ngoài các biện pháp tích cực khác, thì không thể thiếu vai trò của pháp luật và ý thức pháp quyền. Pháp luật càng chặt chẽ, càng đầy đủ và được thi

113

hành nghiêm chỉnh thì đạo đức càng được đề cao, khả năng điều chỉnh và giáo dục của đạo đức càng được mở rộng và ảnh hưởng một cách toàn diện, tích cực đến mọi hành vi, mọi mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội

3.2.9. Trách nhiệm của ngƣời dân khi tham gia giao thông

Nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng, Đảng- nhà nước mà đó là nhiệm vụ của toàn dân. Mọi người dân là một mắt xích quan trọng quyết định cho thành công của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông, xây dựng thành công nếp sông văn hóa giao thông.

Trách nhiệm của người dân thể hiện ở các khía cạnh sau đây:

Mỗi người dân phải có thái độ tôn trọng pháp luật về giao thông.

Như chúng ta đã biết răng, một trong những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông đường bộ nhiều nhất là do người dân Việt Nam quá coi thường luật lệ giao thông, tham gia giao thông một cách cảm tính, dường như không quan tâm luật bắt buộc xử sự như thế nào ở đoạn đường này, và ở đoạn đường kia thì luật quy định như thế nào thông qua các biển báo. Một trong những yếu tố tạo nên thái độ coi thường pháp luật là không hiểu luật. Không giống như các nước khác, ở nước ta miễn là biết đi xe là tham gia giao thông vô tội vạ mặc dù chưa qua một lớp đào tạo về những kiến thức luật cơ bản khi tham gia giao thông. Đây là một nguyên nhân đưa đến tai nạn rất lớn.

Chính vì vậy, mối người dân phải có thái độ tôn trọng pháp luật mà hành động đầu tiên là phải tìm hiểu pháp luật và xử sự đúng luật. Bắt đầu từ những hành động rất đơn gian như bật đèn xi nhan khi qua đường, đội mũ khi ngồi trên xe gắn máy, hay bấm còi và giảm tốc độ khi có chướng ngại vật…

Tuân thủ các chủ trương, kế hoạch của cơ quan chính quyền địa phương. Ở địa bàn các địa phương do địa hình mang tính đặc thù, vì vậy các địa phương thường có

114

các biện pháp tình thế. Do đó, người dân địa phương phải có ý thức tôn trọng các biện pháp đó và thực hiện theo đúng chủ trương của chính quyền địa phương có như vậy mới tránh được các tai nạn đang tiếc xảy ra.

Mỗi người dân phải có thái độ tích cực ủng hộ, tham gia vào công tác tuyên truyền, phổ biên giáo dục pháp luật giao thông.

Người dân phải ý thức được rằng, đối tượng của phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông chính là bản thân mình, cho mình và coi đó là trách nhiệm của mình chư không chỉ của các cơ quan chức năng. Tham gia, hưởng ứng tích cực vào các cuộc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông của chính quyền địa phương. Làm được điều này, chắc chăn hiệu quả của công tác phổ biến, giao dục pháp luật giao thông sẽ rất cao. Bởi khi tham gia vào công tác này mỗi người dân sẽ tiếp cận được các quy định pháp luật về giao thông nắm được chủ trương của Đảng – Nhà nước và chính quyền địa phương. Nhất là sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi tham gia giao thông của họ, họ sẽ có thái độ tôn trọng pháp luật và tính mạng con người hơn.

Có thể nói rằng, huy động được đông đảo người dân tham gia vào công tác phổ biến, giao dục pháp luật giao thông là một thành công lớn nhất. Đưa lại hiệu quả cao nhất cho công cuộc xây dựng nếp sống văn hóa giao thông.

Mỗi người dân phải kiên quyết trong việc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật giao thông.

Những hành vi vi phạm không phải chỉ được các chiến sĩ cảnh sát giao thông xử lý mà mọi người dân chũng ta hãy là những chiến sĩ cảnh sát giao thông để tố giác, lên án và chống lại các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông. Bởi an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người mọi nhà, nếu không cùng nhau chống lại các hành vi vi phạm giao thông thì một trong chúng ta sẽ vô tình nhận lấy những kết quả đau thương và co khi là rất khắc nghiệt do tai nạn giao thông đưa lại. Chính vì vậy, mỗi người dân chúng

115

ta phải có thái độ phán đối quyết liệt trước những hành vi vi phạm pháp luật về giao thông.

Mỗi người dân chúng ta hãy là một kênh thông tin về an toàn giao thông.

Thông qua các thông tin mà mỗi chúng ta nhận được về an toàn trật tự giao thông, chúng ta hãy có thói quen chia sẽ, cảnh báo cho nhau về những nguy cơ có thể xảy ra tai nan giao thông, cũng như những chính sách của Đảng- nhà nước về nội dung an toàn trật tự giao thông. Để kiển thức về an toàn giao thông trở thành kiển thức mở được mọi người biết tới và truyền tải cho nhau qua đó nâng cao kiến thức về giao thông cho người dân, đảm bảo mỗi người dân là một cán bộ tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông. Khi đó chất lượng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông sẽ rất hiệu quả.

Đặc biệt, mỗi cán bộ, công nhân viên chức nhà nước phải là tấm gương sáng trong việc thực hiện luật giao thông và công tác tuyên truyền phổ biên, giao dục pháp luật về giao thông. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi việc gương mẫu của các cán bộ trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông sẽ là những hình ảnh tốt để mọi người dân noi theo. Vì thế khi một người vi phạm là cán bộ công nhân viên chức thì càng phải được xử phạt nghiêm minh.

Hãy bỏ những thói quen xấu:

- Tháo gương chiếu hậu hoặc sử dụng sai mục đích: Phải nói rất ít người sử dụng gương chiếu hậu của xe máy trừ phi đã từng lái xe ôtô. Lý do là không có thầy cô nào chỉ bảo và “hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, mà chỉ có mấy đứa bạn, đứa em khuyên lắp gương khác cho đẹp hoặc mốt và để đối phó với CSGT? Hoặc là xe của con mình đi nhờ thôi mà…

- Không xi-nhan khi rẽ: Thói quen này phần lớn là từ việc đi xe đạp đưa lên xe máy với các bước đơn giản như sau: Lấn đường, vẫy tay và rẽ với cái lý “tôi đã xin

116

đường” bất kể phía sau như thế nào. Có nhiều anh, chị, em vô tư rẽ ngay khi mới bật xi-nhan hoặc chuyển làn đột ngột và cắt ngay luồng giao thông gây ách tắc.

- Tâm lý “mình không lấn thì thằng khác sẽ lấn”: Trong dòng xe cộ đông đúc, trong khi ôtô đang xếp hàng trên làn đường của mình thì xe máy như những dòng nước tự động điền vào các khoảng trống xung quanh dù ôtô đang xi-nhan xin rẽ. Tâm lý này một số tài ôtô bắt chước nên ùn tắc càng trầm trọng.

Tại sao có thói quen này? Do người giám sát giao thông chưa nghiêm và lấy lý do xe đông nên bỏ qua lỗi vi phạm lấn làn, sai tuyến của người đi xe máy. Một người chen được thì người khác bắt chước và dần dần hình thành thói quen “chen”, “lấn”, “cướp”, “tạt”, cắt” dù anh là dân lao động hay dân trí thức, chị là tiểu thư đài các hay buôn thúng bán bưng. Thói quen tùy tiện của anh chị đều giống như nhau. Xe lớn đền xe nhỏ

Nhiều người là cho rằng xe nhỏ luôn đúng dù mình có sai luật cũng đóng góp thêm cho cái được gọi là ý thức tham gia giao thông của người Việt. Có va quệt xảy ra thì bất kể đúng sai, lấy “luật rừng” ra và tìm sự ủng hộ của quần chúng với sự phân biệt giai cấp giàu nghèo rất rõ rệt. Thế là tắc nghẽn cục bộ.

- “Xin anh bỏ qua, vì em là con ông này, cháu chú nọ!”: Không biết các “cha ông” dạy dỗ thế nào mà “con cháu” vi phạm luật giao thông thì mang uy tín của các vị ra để xin xỏ, miệt thị người thực thi pháp luật. Thậm chí nhiều “ông” còn ra mặt, lấy mình để bảo lãnh thay vì dạy dỗ con cháu cho nên người. Có lẽ các vị ấy thương con theo kiểu “cháu hát được 6 thứ tiếng rất chuẩn…” thì hại con mất rồi.

Ngoài phương tiện xe cá nhân, xe ben, xe buýt, xe công và thỉnh thoảng có cả mấy chú taxi cũng tùy tiện khi tham gia giao thông. Ben, buýt, công tùy tiện do “con hư tại mẹ” thì taxi do quá quen “lối cũ ta về” thành ra ẩu. Tất cả hội tụ trên mọi nẻo đường và hình thành nên cái gọi là ý thức khi tham gia giao thông đáng buồn này.

Đối với gia đình, gia đình là cái nối giáo dục đầu tiên trực tiếp cho mỗi con người chúng ta.

117

Do đó, mỗi gia đình phải thường xuyên nhắc nhở các thành viên trong gia đình về việc thực hiện đúng pháp luật về an toàn trật tư giao thông. Các bậc phụ huynh phải đóng vai là một cán bộ tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông để giáo dục nâng cao kiến thức giao thông cho thế hệ con cái, phối hợp cùng với nhà trường để thực hiện tốt công tác giáo dục pháp luật giao thông cho lữa tuổi học đường.

Tóm lại, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đạt hiệu quả cao thì vai trò của mỗi người dân chúng ta là rất lớn, nó không chỉ phụ thuộc vào các cơ quan chức năng hay các cán bộ chuyên ngành mà đó là trách nhiệm của mỗi người dân chúng ta. Ý thức được một cách đúng đắn điều đó thì chúng ta sẽ có thái độ và cách ứng xử, quan tâm đúng đắn tới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông. Chỉ khi đó chất lượng của công tác này mới thực sự cao góp phần quan trọng trong việc nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông, xây dựng nếp sông văn hóa giao thông. Đưa tình hình giao thông cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đi vào ổn định tạo điều kiện cho kinh tế- xã hội phát triển bền vững.

118

KẾT LUẬN

Giao thông được ví như mạch máu trong cơ thể con người, huyết mạch có lưu thông tốt không tắc nghẹn, thì cơ thể mới tồn tại và phát triển được, giao thông cũng vậy. Xã hội muốn tồn tại phát triển thì nhất thiết phải có một hệ thông giao thông thông suốt đảm bảo sự vận hành của một cơ thể sống khổng lồ đó là xã hội loài người. Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của giao thông và nhất là giao thông đường bộ.

Thế nhưng, thực trạng giao thông Việt nam thì sao. Hàng năm chúng ta đang phải gánh chịu những thiệt hại quá lớn về người và tài sản do tai nạn giao thông đem lại, đất nước phải bỏ ra những khoản tiền không nhở chút nào để giải quyết gánh nặng xã hội về giao thông.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nan giải của giao thông Việt Nam thì có nhiều như do chất lượng kết cấu hạ tầng yếu kém, phương tiện tham gia giao thông quá đa dạng và phong phú, do luật đến với người dân còn quá chậm, và nhất là do ý thức của người dân quá thấp khi tham gia giao thông… đặc biệt nhất chúng ta cũng có thể thấy là chất lượng của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông chưa đạt hiệu quả cao.

Phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng là cầu nối trực tiếp nhất để đưa kiến thức giao thông đến với người dân qua đó nâng cao ý thức người dân khi tham gia giao thông và cao hơn nữa là góp phần xây dựng văn hóa giao thông. Đó là nền tảng quan trọng cho chúng ta phát triển mọi mặt của xã hội (kinh tể xã hội, an ninh quốc phòng…) đảm bảo hạnh phúc cho mọi nhà mọi người. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đang tập trung cho công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa – nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. vì vậy, xây dựng nếp sống văn hóa giao thông cũng chính là thực hiện mục tiêu của nhà nước pháp quyền. Đó là chưa kể đến, chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế mở toàn cầu hóa. Vài trò của văn hóa pháp lý rất cao, nếu văn hóa pháp lý nói chung và văn hóa giao

119

thông nói riêng yếu kém thì chúng ta rất khó hội nhập cùng sự phát triển của nhân loại. Bởi vậy, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông càng có vai trò vô cùng quan trọng.

Tuy vậy, công tác này ở nước ta nói chung và ở địa phương Quảng Bình nói riêng hiệu quả còn rất thấp. Chúng ta làm rất nhiều nhưng kết quả thì chẳng được là bao, như đã phân tích ở phần trên. Nguyên nhân dân đến kết quả không như mong muốn thì cũng có rất nhiều nhưng có thể liệt kê một vài ý như: chúng ta làm theo phong trào, coi trọng hình thức, quản lý còn mang tính quan liêu, báo cáo dựa trên giấy tờ sổ sách ; công tác phổ biến không thường xuyên mà theo mùa vụ, chưa sáng tạo trong hoạt động tuyên truyền, chưa khai thác được sức mạnh toàn dân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông; đặc biệt là ý thức người dân còn hời hợt với công tác này.

Một phần của tài liệu Phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông - qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)