Hiệu quả công tác tuyên truyền ở Quảng bình

Một phần của tài liệu Phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông - qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình (Trang 82)

5. Nội dung và kết cấu đề tài

2.2.2.2. Hiệu quả công tác tuyên truyền ở Quảng bình

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và các sở, ban, ngành liên quan đã chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt nhiều nhiệm vụ, giải pháp mạnh về bảo đảm trật tự ATGT, cùng với sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể và sự đồng thuận của nhân dân, trong đó phải kể đến những kết quả tích cực của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật TTATGT.

Với những kiến thức về TTATGT được giáo dục trong nhà trường cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương thì đoàn học sinh Quảng Bình đã đạt thành tích cao tại hội thi "An toàn giao thông" cấp quốc gia. Kết quả 1 giải nhất và hai

78

giải ba có thể nói là những “con số sống” ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong công tác giáo dục, phổ biến luật TTATGT.

Một công việc chỉ thật sự hiệu quả khi nó được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Và công tác mở rộng tuyên truyền đến cụm dân cư, thôn xóm bước đầu đã làm được điều đó. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tại Quảng Bình, đã có 5.755 hộ dân tự nguyện hiến gần 500.000m2 đất với giá trị ước lên đến hàng chục tỷ đồng. Tại huyện Quảng Trạch, người dân hiến trên 86.000m2, nhiều nhất tỉnh, tiếp đến là các huyện: Bố Trạch trên 55.252m2, Tuyên Hoá trên 257.380m2. Cùng với việc hiến đất, người dân Quảng Bình còn tự giác tháo dỡ gần 2.000.000m hàng rào, 187 trụ cổng, hiến trên 100.000 cây cối các loại, với tổng giá trị ước tính gần 20 tỷ đồng để mở rộng đường giao thông, dành đất xây dựng công trình thuỷ lợi, xây dựng nhà văn hoá, chợ nông thôn…Việc tự nguyện hiến đất trước hết thể hiện rõ ý thức, tính tự giác của người dân trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó nó cơ sở, tiền đề hết sức thuận lợi trong việc phát huy nguồn lực góp phần thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Và Quảng Bình là một trong 10 địa phương được Thủ tướng Chính biểu dương trong việc phấn đấu giảm nhiều người chết do tai nạn giao thông trong năm 2010 và năm 2011.10 địa phương được Thủ tướng biểu dương gồm: Đắk Nông, Hải Dương, Hà Nam, Lào Cai, Phú Thọ, Quảng Bình, Đắk Lắk, Nghệ An, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên những kết quả trên chưa phải là cơ sở để khẳng định chắc chắn rằng công tác phổ biến, giáo dục luật TTATGT ở Quảng Bình đã hiệu quả, bởi muốn biết công tác phổ biến, giáo dục hiệu quả thì phải xem nhận thức của những người được tuyên truyền, giáo dục- những người trực tiếp tham gia giao thông- như thế nào và đánh giá nhận thức của người dân Quảng Bình về TTATGT chính là thước đo chính xác nhất cho tính hiệu quả của công tác giáo dục, phổ biến luật TTATGT nơi đây.

79

Để tìm hiểu nhận thức của người dân Quảng Bình về TTATGT, tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến người dân dưới hình thức phiếu khảo sát với các câu hỏi liên quan đến nhận thức của người dân về luật Giao thông đường bộ, sự quan tâm của người dân về các chương trình tuyên truyền về ATGT của tỉnh. Qua đó làm thước đo cho công tác tuyên truyền, phổ biến luật TTATGT của tỉnh.

Tỉ lệ % 1.Khi tham gia giao thông, bạn

có tuân thủ theo những biển báo có trên đường?

Không để ý 42,5

Không hiểu nội dung của biển báo 31,6

Có 25,9

2.Theo bạn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là

trách nhiệm của ai?

CSGT 39,3

Ngành GTVT và công an 20,1

Cá nhân và tổ chức 40,6

3.Bạn có tham gia giao thông sau khi đã uống rượu bia quá

mức cho phép không? Thỉnh thoảng 37,4 Không 8,8 Có 53,8 4.Bạn đã có giấy phép lái xe môtô chưa? Chưa 20,5 Có 79,5

5. Tốc độ tối đa bạn thường chạy khoảng bao biêu?

30-40km/h 31,2

Trên 40-50km/h 46,0

80 6. Bạn có thường đi bộ dưới

lòng đường hay không?

Thỉnh thoảng 49,7

Có 28,5

Không 21,8

Bảng 2.3. Thống kê nhận thức của người dân về Luật ATGT

Qua bảng thống kê số liệu từ phiếu đánh giá có thể nhận thấy rằng tình hình nhận thức về luật lệ an toàn giao thông của người dân địa phương còn ở mức tương đối thấp. Mặc dù số lượng người dân có giấy phép lái xe chiếm một tỉ lệ khá cao (79,5%), thế nhưng các hành vi vi phạm ATGT đường bộ vẫn thường xuyên xảy ra:

-Không tuân thủ những biển báo có trên đường: 74,1% -Tham gia giao thông khi đã uống rượu bia:91,2% -Chạy vượt quá tốc độ quy định: 68,8%

-Đi không đúng làn đường quy định

Điều đó cho thấy Công tác đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe còn một số tồn tại, việc quản lý, giáo dục lái xe chưa được coi trọng đúng mức. Trình độ quản lý, năng lực đội ngũ giáo viên dạy lái xe chưa đồng đều, nhiều nơi công tác quản lý chưa tốt.

Trong công tác sát hạch, việc sát hạch lái xe môtô làm thủ công, phân tán, chất lượng không đồng đều, ở một số nơi chất lượng thấp, có nơi xảy ra tiêu cực. thông qua việc tìm hiểu nhận thức về luật an toàn giao thông của người dân có thể nhận thấy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ở địa phương chưa đạt hiệu quả, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mới đạt yêu cầu về diện, thiếu chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.

81 1. bạn có thường xuyên theo

dõi các chương trình về ATGT trên truyền hình tỉnh

hay không?

Không

49,8

Thỉnh thoảng 27,9

Có 22,3

2.Những nguồn nào sẽ giúp bạn nhận được các thông tin

về ATGT một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất

Phương tiện thông tin đại chúng(báo

nói, báo viết, báo đài…) 49,6

Các buổi vận động, tuyên truyền 24,3

Gia đình và bạn bè 26,1

3.các chương trình an toàn giao thông trên truyền hình

như thế nào

Hấp dẫn 3,7

Bình thường 32,0

Không thu thút 64,3

Bảng 2.4. Thống kê sự quan tâm của người dân về các chương trình tuyên truyền ATGT của tỉnh

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông được xem là một trong những giải pháp hàng đầu nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhưng việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông chỉ thực sự đạt hiệu quả và phát huy khi những thông tin về an toàn giao thông đến được với người dân và được người dân tiếp nhận. Thế nhưng thực tế lại không như vậy, Các chương trình an toàn giao thông trên truyền hình được xây dựng nhằm để giáo dục tuyên truyền luật an toàn giao thông đến với người dân nhưng lại không nhận được sự quan tâm từ phía người dân. Khi khảo sát về mức độ thường xuyên theo dõi các chương trình về an toàn giao thông trên truyền hình thì có 49,8 % ý kiến không theo dõi, 27,9% thỉnh thoảng theo dõi và chỉ có 22,3% ý kiến chọn có. Như vậy công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến luật an toàn giao thông thông qua các chương trình truyền hình chưa thực sự phát huy

82

được hiệu quả và có lẽ nguyên nhân chính tạo nên khoảng cách giữa các chương trình truyền về an toàn giao thông và người dân là nội dung và hình thức chương trình, đa số người dân ý kiến rằng các chương trình về an toàn giao thông không thu hút(64,3%), chỉ có 3,7% đồng ý là chương trình an toàn giao thông trên tuyền hình là hấp dẫn, những con số này cũng lý giải cho nguyên nhân vì sao các chương trình truyền hình giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông cho người dân chưa đạt hiệu quả. Và cần nhận thấy rằng kênh thông tin về an toàn giao thông giúp người dân tiếp cận một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất là các phương tiện thông tin đại chúng(báo nói, báo viết, báo đài…)(49,6%); 24,3 % ý kiến đồng ý các buổi nói chuyện, tuyên truyền cũng là một kênh truyền thông đơn giản,tiết kiệm nhưng lại gần gũi quen thuộc với người dân, ngoài ra gia đình chính là một kênh truyền thông quan trọng trong công tác tuyên truyền, gia đình là công cụ tuyên truyền tiền đề quan trọng để có được một xã hội có văn hóa giao thông sau này. Tóm lại,để công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến luật an toàn giao thông đạt hiệu quả thì phải đa dạng hóa các chuyện mục về an toàn giao thông cả hình thức lẫn nội dung tạo được tính hấp dẫn để người dân quan tâm, theo dõi và từ đó những thói quen, nhận thức tốt về an toàn giao thông sẽ dần dần được hình thành trong mỗi người dân địa phương.

2.2.2.3.Đánh giá chung về kết quả thực hiện (những mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc) và các tồn tại, khó khăn cần khắc phục trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật an toàn giao thông

Những mặt được:

Về cơ bản công tác PBGDPL về GTVT nói chung và ATGT đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT ở đại đa số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành GTVT và một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông.

83

Qua công tác PBGDPL về ATGT đã thu được những kết quả với hiệu quả và chất lượng nhất định: góp phần giảm tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật về ATGT.

Những mặt chưa được:

Công tác TTPBGDPL về ATGT cũng còn một số hạn chế, khiếm khuyết, chất lượng và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, phản ánh ở việc chưa góp phần cùng các giải pháp khác giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông vẫn còn ở mức rất cao. Cụ thể:

- Một số nội dung tuyên truyền còn chung chung, chưa sát với thực tế địa phương, đối tượng được tuyên truyền;

- Công tác tuyên truyên, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông còn hình thức, chưa hiệu quả, chưa gắn với trách nhiệm của chính quyến các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, của nhà trường, … . Vì vậy, chưa đạt được mục tiêu cơ bản nhất là làm chuyển biến mạnh ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, chưa tạo được thái độ lên án mạnh mẽ của xã hội đối với các hành vi tùy tiện, ngang nhiên vi phạm các qui định của pháp luật về TTATGT.

- Nội dung và biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT chưa làm cho từng người dân nhận thức được việc chấp hành pháp luật về bảo đảm TTATGT vừa là trách nhiệm đồng thời vừa là quyền lợi thiết thực của mình, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của bản thân và lợi ích chung của toàn xã hội. Nội dung tuyên truyền chưa sâu, thường chỉ tập trung vào một số vấn đề mang tính thời sự. Phương pháp tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng loại đối tượng, nhất là đồng bào nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT chưa được duy trì thuờng xuyên mà chủ yếu làm theo chiến dịch, các đợt cao điểm như tháng an toàn giao thông…; còn thiên về tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng mà

84

chưa chú ý đúng mức việc phổ biến, hướng dẫn, giáo dục pháp luật trong nhà trường, tại cơ sở nơi người dân cư trú và làm việc, nhất là ít tập trung vào đối tượng là chủ doanh ngiệp (chủ xe, chủ phương tiện), vùng sâu, vùng xa.

Các tồn tại, khó khăn

- Nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông còn thiếu tự giác, mang tính đối phó hoặc có thái độ “coi thường luật”.

- Việc tổ chức dạy và học kiến thức về an toàn giao thông trong nhà trường vẫn còn nhiều bất cập.

- Phạm vi tuyên truyền rộng, ví dụ về đường bộ: địa bàn là phạm vi cả nước, các tuyến giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ…) nơi có phương tiện giao thông hoạt động; các tuyến đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước, nơi vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại để PBGDPL khó khăn;

- Đối tượng tuyên truyền là tất cả các tổ chức, cá nhân, người tham gia giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không, trên phạm vi cả nước, với số lượng hàng chục triệu người; trong ngành thì lực lượng lao động, cán bộ, công chức viên chức ở rải rác, có người ở, làm việc ở vùng sâu, vùng xa..., một bộ phận không nhỏ người tham gia giao thông có trình độ dân trí thấp hoặc không có điều kiện tiếp cận với các quy định về ATGT nên nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về ATGT chưa cao.

- Đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL (báo cáo viên, tuyên truyền viên, cán bộ, công chức liên quan đến công tác này) số lượng quá ít, kiêm nhiệm, không ổn định, ít được tập huấn bài bản về nghiệp vụ PBGDPL về ATGT, chất lượng tuyên truyền chưa thuyết phục, hiệu quả.

85

- Việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới về ATGT trong những năm gần đây, trong số đó vẫn còn hiện tượng “chồng chéo”, “mâu thuẫn” hoặc thiếu tính khả thi hoặc chưa bảo tính giáo dục, răn đe (các quy định về mức xử phạt của một số hành vi vi phạm còn thấp) của một số văn bản có liên quan cũng là những áp lực, khó khăn đối với cán bộ thực hiện công tác PBGDPL về GTVT.

- Phương tiện, công cụ, tài liệu, sách báo, ... có nơi còn chưa được cung cấp, trang bị đầy đủ.

- Cơ chế, thể chế còn chưa rõ ràng, nguồn kinh phí còn rất hạn hẹp, ngân sách nhà nước bố trí cho công tác này rất ít. Cơ chế phân bổ tài chính còn vướng mắc, mức chi cụ thể cho từng hạng mục tuyên truyền còn rất thấp so với mặt bằng giá cả.

- Bên cạnh đó, khối doanh nghiệp, tổng công ty còn gặp một số khó khăn như thiếu cán bộ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL, phương tiện, thiết bị, người lao động ở các công trường còn phân tán ở nhiều vùng, nhiều địa phương nên việc tuyên truyền đến những người lao động ở đây không dễ dàng.

Kết luận : Có thể thấy diễn biến về trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh trong những năm qua hết sức phức tạp, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh, ý thức chấp hành pháp luật về ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn thiếu tự giác, song với sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan, Ban ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện hết sức tích cực, quyết liệt và đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT, do đó tai nạn giao thông đã được kiềm chế và giảm. Kết quả, tiến bộ đó đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải biểu dương Quảng Bình là một trong 14 tỉnh, thành phố của cả nước có nhiều cố gắng trong công tác bảo đảm an toàn giao thông. Tuy vậy, diễn biến tình hình trật tự an toàn giao thông ở tỉnh vẫn còn rất phức tạp và cũng còn một số hạn chế, khó khăn cần phải nhanh chóng khắc phục như: công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho người tham gia giao thông vẫn chưa tạo

86

thành một phong trào sâu rộng, hiệu quả. Qua một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng cho thấy tính giáo dục cộng đồng còn chưa sâu rộng. Chính vì vậy, để hoạt động đảm bảo an toàn giao thông thực sự hiệu quả thì công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Luật Giao thông trong nhân dân vẫn phải được đặt lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu Phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông - qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)