Phổ biến,giáo dục pháp luật an toàn giao thông là yêu cầu cấp bách hiện nay

Một phần của tài liệu Phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông - qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình (Trang 39)

5. Nội dung và kết cấu đề tài

1.2.2.Phổ biến,giáo dục pháp luật an toàn giao thông là yêu cầu cấp bách hiện nay

nay

Từ khi luật giao thông đầu tiên 2001 được ban hành và các văn bản hướng dẫn thực hiện đến luật giao thông đường bộ 2008 đi vào đời sống người dân, thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ luôn được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên, trên diện rộng với nhiều hình thức phong phú và đã đạt được một số kết quả nhất định, bước đầu hình thành được ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách vừa mang tính cơ bản lâu dài nhằm hình thành nếp sống văn minh, ý thức chấp hành pháp luật, tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan thông tin đại chúng đã tăng thời lượng thông tin, phản ánh tình hình và nêu các giải pháp trong quản lý giao thông đường bộ với nhiều hình thức và nội dung phong phú. Chương trình giảng dạy pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ đã được đưa vào trường học và được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là chương trình chính khoá ở tất cả các bậc học từ mầm non đến đại học. Ngành Giao thông vận tải đã có nhiều hình thức thông tin, tuyên truyền trên các tuyến đường bộ, tổ chức các đợt tuyên truyền theo chuyên đề hàng năm; tổ chức các cuộc thi trên truyền hình, các cuộc thi cho cán bộ, công nhân ngành đường bộ về nội dung tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông. Ngành Công an cũng chú trọng công tác tuyên truyền trên truyền hình trong các chuyên mục của ngành, kết hợp thực hiện tuyên truyền, giải thích trong khi tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính. Việc xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật cũng mang tính giáo dục, răn đe, nhờ đó ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ, bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Nhiều địa phương căn cứ điều kiện cụ thể để tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp như in ấn, cấp phát tài liệu về luật, hướng dẫn thi hành luật; đài, báo một số địa phương mở chuyên mục riêng về an toàn giao thông;

35

Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với các tổ chức xã hội để giáo dục, vận động và tổ chức các hội thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, gắn việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ với việc bầu chọn danh hiệu “Cụm dân cư tiêu biểu”, “Thôn bản văn hóa”... Với nhiều cách làm hiệu quả, nhiều địa phương đã thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, góp phần đưa Luật đi vào cuộc sống.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc đưa pháp luật giao thông vào đời sống nhân dân, nhưng công tác phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, mới đạt yêu cầu về diện, thiếu chiều sâu, còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc điểm từng đối tượng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.

Giao thông đường bộ là một lĩnh vực mang tính xã hội cao, đối tượng tham gia giao thông đa dạng về thành phần, lứa tuổi, trình độ văn hoá. Trong khi đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ chưa sâu và chưa thường xuyên, nội dung và hình thức chưa thực sự phù hợp với từng vùng, từng đối tượng, nhất là đồng bào ở nông thôn, vùng sâu vùng xa. Việc tổ chức dạy Luật Giao thông đường bộ trong các trường học còn ít; Chương trình truyền hình đưa tin về trật tự an toàn giao thông trong Bản tin “Chào buổi sáng” nhiều thông tin chưa được chọn lọc, kiểm chứng nên có nhiều tin chưa chính xác và thời gian đưa tin chỉ phù hợp đối tượng cán bộ công chức làm giờ hành chính, cán bộ hưu trí, còn ít tác dụng đối với viên chức, công nhân làm việc ca kíp, học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do và người lao động ở khu vực nông thôn. Công tác tuyên truyền mới tập trung thực hiện ở các Bộ, ngành chức năng và một số cơ quan thông tin đại chúng, chưa có sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội. Tại nhiều địa phương, việc tuyên truyền chủ yếu ở UBND cấp tỉnh do Ban An toàn giao thông, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh thực hiện; UBND cấp huyện, cấp xã chưa quan tâm đúng mức nên chưa phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia.

36

Ở địa phương Quảng Bình, ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện “ năm an toàn giao thông 2012” và kể hoạch bảo đảm an toàn cho các năm tiếp theo; chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của chính phủ, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đi đôi với việc quản lý, đấu tranh ngăn ngừa xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông cơ sở; kịp thời cũng cố và phát huy vai trò của ban An toàn giao thông các cấp; đầu tư kinh phí hợp lý cho việc thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Ban giao thông tỉnh còn hợp tác, tham mưu cho UBND Tỉnh chỉ đạo và đôn đốc các ngành các địa phương và đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các biện pháp về bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chức năng và địa bàn quản lý; đề xuất các chủ trương, biện pháp, giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa và đẩy lùi tai nạn giao thông; phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông trong nhân dân, nâng cao chất lượng chuyên mục an toàn giao thông, đưa tin kịp thời theo hướng cảnh báo những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông và khuyến cáo các biên pháp phòng tránh; tổ chức kiểm tra liên ngành về an toàn giao thông.

Mặt trận và đoàn thể các cấp phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông; đẩy mạnh công tác vận động toàn dân tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, hướng ứng phong trào “ xây dựng văn hóa giao thông”, chương trình “ Thập kỷ hành động an toàn giao thông đường bộ 2011 -2012” của Liên Hiệp Quốc; có biện pháp giáo dục hội viên, đoàn viên gương mẫu chấp hành và đấu tranh với những cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông; phát động các đoàn thể cá nhân cam kết về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông cơ sơ, làm cho mỗi gia đình đề cao trách nhiệm giáo dục con em gương mẫu chấp hành pháp luật về giao thông; đưa tiêu chỉ giao thông gắn liền với tiêu chí bình xét các danh

37

hiệu thi đua tập thể, cá nhân ở địa phương, cơ quan, đơn vị, xây dựng môi trường văn hóa giao thông trật tự, an toàn và thân thiện.

Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, căn cứ các quy định của pháp luật, chỉ thị của ban Thường vụ Tỉnh ủy và kể hoạch của UBND Tỉnh đề ra kể hoạch, biện pháp cụ thể triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị mình, các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn giao thông, cụ thể:

Công an tỉnh đã tăng cường chỉ đạo công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, tập trung vào những tuyến giao thông, địa bàn trọng điểm, phức tạp như Quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, đường HCM, các tuyển đường nội thị, tăng cường công tác quản lý cán bộ, chiến sĩ, ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ.

Sở giao thông – vận tải tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, thực hiện các quy định của nhà nước về kiểm định kỷ thuật phương tiện cơ giới, kịp thời xử lý và khắc phục các “ điểm đen” tai nan giao thông…

Báo Quảng Bình, Đài phát thanh truyền hình Quảng Bình và các cơ quan Báo khác của Tỉnh đã tăng thời lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định của pháp luật về giao thông và các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo sự đồng tình hưởng ứng và ủng hộ của nhân dân trong việc chấp hành pháp luật giao thông, tạo dư luận phê phán mạnh mẽ, quyết liệt đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, kịp thời nêu gương những cá nhân, tập thể điển hình trong việc chấp hành và giữ gìn trật tự an toàn giao thông.

Nhờ sự cổ gắng của các Sở, Ban, ngành nhất là Ban an toàn giao thông, phòng cảnh sát tỉnh cùng với ý thức tự giác của người dân và tình hình giao thông ở tỉnh Quảng Bình ngày một cải thiên, số vụ tai nạn giảm về cả số lượng lẫn quy mô. Đây là

38

một kết quả đáng mừng và nhất là Tỉnh đã được Thủ tưởng Chính phủ biểu dương, là 1 trong 33 tỉnh, thành phố được Thủ tướng biểu dương về thành tích an toàn giao thông năm 2012.

Tuy nhiên thành tích là vậy, nhưng thực tế mà nói rằng Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn đang là một vấn đề nóng và ngày càng nóng hơn do điều kiện kinh tế phát triển, sự gia tăng không ngừng của các loại phương tiên giao thông… và đặc biệt là ý thức, nhận thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao. Chúng ta chỉ cần lấy số liệu của 6 tháng đầu năm 2011 về vụ tai nạn và người chết, bị thương là đủ để thấy giao thông vẫn là đại dịch rất nguy hiểm chưa được kiểm soát. ( 6 tháng đầu năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 424 vụ TNGT, làm chết 114 người, bị thương 411 người, thiệt hại tài sản ước tính 2,9 tỷ đồng ).

Nếu xét từ góc độ quyền về sức khỏe, tính mạng, quyền sống của con người thì hoàn toàn có thể nói rằng, đảm bảo an toàn, trật tự giao thông còn nóng bỏng hơn, bức xúc hơn so với các vấn đề xã hội khác. PBGDPL trong lĩnh vực này thực sự là vấn đề đặc biệt cấp bách hiện nay. Không nên tiết kiệm vào việc huy động trí tuệ, công sức, thời gian để tìm ra những biện pháp quyết liệt, hợp lý, khả thi hơn thì mới có thể cải thiện được tình hình chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người dân.

39

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN GIÁO DỤC LUẬT TTATGT, QUA THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH.

2.1. Khái quát tình hình phổ biến giáo dục Luật TTATGT ở nƣớc ta

Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là trên lĩnh vực giao thông đường bộ. Mỗi ngày, các phương tiện thông tin đại chúng đều có bản tin về số lượng các vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các địa bàn cả nước. Đáng báo động, tính chất các vụ tai nạn ngày càng nghiêm trọng, thể hiện qua số người chết tăng mạnh. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông vẫn không hề suy giảm, ngược lại nó còn tăng lên rất nhiều. Theo báo cáo của Chính phủ, bình quân 5 năm trở lại đây, mỗi năm cả nước có 11.929 người chết và 9.290 người bị thương do TNGT. Trung bình số người chết vì TNGT hàng năm ở Việt Nam so với động đất sóng thần tại Nhật Bản hồi tháng 3/2011 vừa qua bằng 75,55% (số người chết do thảm họa sóng thần là 15.790 người), còn số người bị thương vì TNGT bằng 156,58% so với số người bị thương do thảm họa sóng thần (5.933 người).Tai nạn giao thông và những thiệt hại do tai nạn gây ra đang là nỗi lo và vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Đó là thiệt hại về sinh mạng, thiệt hại về nhân lực, trí tuệ, gây tổn thương về tinh thần xã hội, về vật chất, tiền của và cả nỗi đau thể xác, tinh thần dai dẳng. Nguyên nhân gây ra tình trạng tai nạn giao thông cao ở nước ta có rất nhiều nhưng phải kể đến đầu tiên đó là sự hiểu biết còn hạn chế về an toàn giao thông đường bộ, về quy định giao thông, về các hành vi lái xe an toàn. Số đông dân chúng còn có quan niệm rằng tai nạn giao thông là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được; dẫn đến Việc chấp hành luật lệ giao thông còn kém: Có thể kể đến những hành động nguy hiểm thường gặp của thanh niên như lạng lách, đua xe máy là nguồn gốc của nhiều tại nan giao thông , ngoài ra việc người dân sử dụng rượu bia , nồng độ cồn trong máu quá mức cho phép cũng là nguyên nhân gây ra những vụ tai nạn không đáng có. Trước thực trạng đáng bức xúc

40

trên , Đảng và Nhà nước ta phải tăng cường công tác phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành luật lệ giao thông.

- Công tác phổ biến, giáo dục luật trật tự an toàn giao thông được thực hiện đồng

bộ kết hợp giữa các cơ quan, ban ngành từ trung ương đến địa phương.

Chính phủ đã lấy năm 2012 là "Năm An toàn giao thông", đề ra đồng bộ các biện pháp để tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhằm thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và giảm thiểu ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn. Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi tới đồng chí, đồng bào, những người tham gia giao thông thông điệp: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta – Chúng ta cùng nhau có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, người thân, bạn bè và với toàn xã hội. Mà hành động mỗi người trong chúng ta có thể làm ngay, đó là chấp hành nghiêm pháp luật về đảm bảo trật tự và an toàn giao thông”.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ, ngành Trung ương, chính quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách và lâu dài mà Chính phủ đã đề ra. Ngày 17/5/2012 Thủ tướng đã ra công điện gửi đến các các bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ; các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW, ủy ban an toàn giao thông Quốc gia về việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Theo đó các cơ quan, ban ngành có liên quan phải tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao thông thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân, đặc biệt nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông trong cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo công điện của thủ tướng, Bộ thông tin và truyền thông có nhiệm vụ chỉ đạo các các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; xây dựng nhiều chuyên mục để tuyên truyền sâu rộng, chính xác về các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông của các cấp,

41

các ngành, chú trọng tuyên truyền nhân tố điển hình, gương người tốt việc tốt trong việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phê phán tổ chức, cá

Một phần của tài liệu Phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực giao thông - qua thực tiễn ở tỉnh Quảng Bình (Trang 39)