5. Nội dung và kết cấu đề tài
3.2.4. Kiện toàn tổ chức của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến,giáo dục pháp luật
luật và nâng cao vai trò của cơ quan tƣ pháp
Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là cơ quan tham mưu cho UBND, với nhiệm vụ là đề ra các kế hoạch phối hợp, phổ biến, giáo dục hàng quý, hàng năm để các ngành, các cấp phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; kiểm tra đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp xây dựng lực lượng báo cáo viên của ngành; định kỳ sơ kết, tổng kết công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Do vậy, việc củng cố và kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện để hoạt động giáo dục pháp luật nói chung và an toàn giao thông nói riêng hiệu quả tốt.
Thời gian qua hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình đã được củng cố và kiện toàn. Đến nay Hội đồng gồm có 13 thành viên, gồm: đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, đại diện một số cơ quan, tổ chức cấp tỉnh có liên quan như Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Văn hóa thông tin,Sở giao thông vận tải… Trong đó, Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của hội đồng phối hợp công tác. Về tổ chức, Hội đồng có 5 ban được sắp xếp theo từng khối cơ quan, tổ chức phụ trách về từng nhóm đối tượng, lĩnh vực để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hoạt động của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thời gian qua đã đạt được những thành tích đáng kể như đã tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức nhiều hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân, phối hợp với các cơ quan ban ngành như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Liên đoàn lao động
100
tỉnh… ký kết và triển khai các kế hoạch liên tịch nhằm đẩy mạnh việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân tỉnh Quảng Bình. Tổ chức kiểm tra, khảo sát công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của 6 huyện và thành phố, đồng thời tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho các cộng tác viên trợ giúp pháp lý, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thông qua các hoạt động trên đã tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương về vị trí, vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, của các báo cáoviên pháp luật nói riêng, để từ đó có sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên đối với công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động của hội đồng phối hợp công tác vẫn còn một số tồn tại như: hoạt động của một số Ban trong Hội đồng chưa thực sự đi vào nề nếp, hoạt động chưa thường xuyên. Một số thành viên còn thiếu tính tích cực, chủ động trong triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Nhiều nội dung trong kế hoạch của hội đồng phối hợp công tác chưa được triển khai thực hiện, từ đó, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục pháp luật. Để tạo điều kiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục, pháp luật hiệu quả, thời gian tới cần kiện toàn tổ chức hội đồng phối hợp công tác với những công việc cụ thể:
-Cần gấp rút việc xây dựng quy chế hoạt động cho hội đồng phối hợp công tác. Bên cạnh đó, cần quy định và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong Hội đồng, tăng cường trách nhiệm của cơ quan thường trực, phát huy vai trò của hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật các cấp trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là an toàn giao thông.
-Cần củng cố và kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở các huyện và thành phố. Cần tuyển chọn những cán bộ có trình độ, phẩm chất, năng lực, nhiệt tình để bổ sung, thay thế những thành viên trong Hội đồng đã chuyển công tác hoặc đã nghỉ việc.
101
Cần tăng cường hơn nữa vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh đối với hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện và thành phố.
3.2.5. Đổi mới hình thức cũng nhƣ nội dung phổ biến, giáo dục; tùy từng đối tƣợng để có nội dung phù hợp
Để Luật giao thông đường bộ đi vào cuộc sống, trước hết phải làm cho mọi người phải hiểu và tôn trọng pháp luật, từ đó điều chỉnh hành vi của mình; Qua đó, người tham gia giao thông họ biết rằng, những hành vi nào không được làm, những hành vi nào phải làm… Giáo dục người tham gia giao thông về những yếu tố hình thành hành vi giao thông an toàn, thay đổi quan niệm của họ là phương pháp tích cực cho việc tuyên truyền hiểu biết về ATGT trong cộng đồng xã hội.
Chiến lược tuyên truyền ATGT trong cộng đồng xã hội là làm cho nhân dân hiểu rõ quy định của pháp luật, pháp chế, cơ chế, chính sách mà Đảng, Nhà nước đã ban hành, nhận thức được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo đảm TTATGT, làm cho người dân thấy được quyền và nghĩa vụ của mình, đặc biệt khi trực tiếp tham gia giao thông để có hành vi ứng xử đùng đắn, kể cả khi có sự cố, tai nạn giao thông xảy ra. Tăng cường phổ biến nội dung pháp luật TTATGT của các tổ chức đặc biệt là Thanh niên. Đầu tư phát triển phong trào thi đua tìm hiểu về kiến thức pháp luật về TTATGT.
Đây là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để giải quyết vấn đề có tính chất lâu dài và bền vững, một khi ý thức của người tham gia giao thông nâng cao thì biện pháp xử lý vi phạm về TTATGT chỉ còn mang tính nhắc nhở. Chính vì vậy, đẩy mạnh công tác tuyển truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ATGT cần tập trung, tuy nhiên để công tác phổ biến, tuyên truyền hiêu quả thì cần đổi mới hình thức, tập trung vào những hình thức tiếp cận với đông đảo tầng lớp nhân dân; đặc biệt tuỳn từng đối tượng phải có nội dung phù hợp. Cụ thể cần tập trung:
102
- Tuyên truyền theo từng điểm: Áp dụng với khu vực đông dân cư trên các trục quốc lộ, đường đô thị có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Các tụ điểm phức tạp về trật tự An toàn giao thông, các tuyến đường thường xảy ra tai nạn giao thông; các khu công nghiệp, trường học, các nơi công cộng nhà ga, bến xe ... Các cơ quan truyền thông (Báo, Đài truyền hình, phát thanh) khai thác và truyên truyền các nội dung được cung cấp cho bạn đọc, xã hội.
- Tuyên truyền nội dung theo đối tượng: Tuỳ từng đối tượng cần có nội dung và biện pháp tuyên truyền phù hợp: Đối với cán bộ, công chức, viên chức tập trung phổ biến các quy định về quy tắc giao thông, điều kiện của phương tiện tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông...; đưa nội dung chấp hành luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị và cá nhân. Với học sinh, sinh viên: Tăng cường chất lượng giờ học môn Giáo dục công dân, môn học pháp luật, các hoạt động ngoại khoá, tập trung phổ biến về quy tắc giao thông, điều kiện đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đặc biệt là về độ tuổi. Với thanh niên: Tập trung giới thiệu các quy định về quy tắc giao thông, các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử phạt nếu vi phạm. Đối với nông dân: Quy tắc giao thông, người điều khiển phương tiện giao thông, các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi vi phạm và mức xử phạt. Đối với những người tham gia đảm bảo an toàn giao lư thông như lực lượng công an, thanh tra giao thông: Phải nắm rõ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của các cá nhân có thẩm quyền(ATGT). Vận động và cần tập trung các đối tượng có độ tuổi từ 16 đến 35 tuổi, nhất là nam giới. Đây là độ tuổi dễ vi phạm trật tự an toàn giao thông, thường gây tai nạn giao thông. Nguyên nhân chính: Ở độ tuổi này, tâm lý dễ bị kích động, đua đòi, thiếu làm chủ bản thân.
103
+ Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng: Các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương chủ động cung cấp thông tin và công khai các chủ trương, chính sách, các văn bản QPPL về ATGT cho các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin bài, phóng sự phản ánh tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông, hình ảnh tai nạn giao thông và hình ảnh chấp hành tốt Luật giao thông. Đưa những hình thức và biện pháp xử lý mạnh đối với các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ đặc biệt là các hành vi như: Chạy quá tốc độ, tránh vượt sai quy định, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, chở quá số người quy định ...
+ Tuyên truyền trực quan: Sử dụng bằng pa nô, áp phích treo băng rôn trên các trục đường chính. Chúng ta không sính băng rôn, khẩu hiệu, nhưng trong khi ý thức, thói quen chấp hành pháp luật và văn hoá giao thông chưa được thực hành đầy đủ, thì các phương tiện đó lại tỏ ra rất cần thiết và tác dụng. Trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, các băng rôn, khẩu hiệu có vai trò to lớn góp phần hình thành thái độ đúng đắn và các thói quen chấp hành pháp luật. Vấn đề là nội dung, địa điểm, cách thức treo chúng như thế nào để có hiệu quả và tác dụng thiết thực nhất. Nội dung ghi trên các băng rôn, khẩu hiệu nên cụ thể, thiết thực. Bên cạnh các khẩu hiệu với nội dung bao quát hiện nay như “Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông”, chúng ta nên học tập kinh nghiệm của tổ chức JICA Nhật Bản đã từng làm trong thời gian thực hiện dự án Tăng cường năng lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên một số tuyến đường ở Hà Nội cách đây vài năm. Theo đó, những băng rôn có nội dung rất thiết thực, cụ thể như: “Gặp đèn đỏ phải dừng lại, kể cả khi không có cảnh sát giao thông”, “Tai nạn giao thông không phải là Định mệnh”, “Chắc chắn bạn không muốn gây tai nạn cho người khác và cho chính mình”... Đồng thời, theo chúng tôi, cũng nên suy nghĩ để thực hiện việc ghi yêu cầu tuân thủ pháp luật giao thông ngay ở mũ bảo hiểm, các phương tiện giao thông, các địa điểm công cộng, cơ quan, trường học... Điều này có tác dụng thiết thực, nhắc nhở mọi người một cách thường xuyên. Cứ hình dung đơn giản như việc có
104
bản thông báo dán ở nơi công cộng, phòng làm việc hay trong nhà riêng với nội dung “tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng”
+ Tuyên truyền bằng tờ rơi: In nội dung quy định tốc độ xe cơ giới tham gia giao thông , nội dung là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và kèm theo hình ảnh…
+ Tổ chức các buổi tọa đàm nói chuyên về an toàn giao thông: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ATGT phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc mở các diễn đàn, tạo dư luận xã hội lên án các hành vi vi phạm, sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân với các giải pháp của các cấp ủy
+ Tổ chức các cuộc thi về an toàn giao thông: Tăng cường phối hợp với cấp uỷ, các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, Đoàn thanh niên…) tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông dần dần hình thành văn hóa giao thông trong mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên đến cán bộ CNVC và người lao động.
3.2.6. Xây dựng văn hóa giao thông
VHGT không phải cái gì cao xa, trừu tượng hay mang tính hình thức, trái lại, là những vấn đề rất thiết thực, cụ thể, có thể nhìn thấy được, nghe thấy được, cảm nhận được. Đó chính là một tổ hợp các yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng, ý thức trách nhiệm, đạo đức và ý thức pháp luật của những người tham gia giao thông và của các nhà quản lý. VHGT thể hiện các giá trị chân, thiện, mỹ và ích. Xây dựng VHGT cũng chính là xây dựng ý thức và thái độ về an toàn đối với tất cả mọi người.
Giáo dục, xây dựng ý thức và nếp sống văn hóa pháp luật giao thông tất nhiên là cả một quá trình lâu dài, khó khăn, quá trình “chuyển từ trạng thái mất an toàn hay thiếu an toàn sang trạng thái an toàn”. Trong những năm qua, Nhà nước ta cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, tập trung vào những vấn đề nóng bỏng nhất như: yêu cầu đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, xây dựng hành lang bảo vệ công trình giao thông, yêu cầu đi đúng phần, làn đường,
105
nêu cao đạo đức nghề nghiệp, lương tâm, trách nhiệm của người lái xe. Nhiều hoạt động về chủ đề trật tự, an toàn giao thông đã được tổ chức thực hiện: các cuộc hội thảo khoa học, các “tháng an toàn giao thông”, các đợt tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng… Song thực tế, bức tranh chung về văn hoá pháp luật giao thông vẫn còn nhiều vùng tối, sự mất an toàn vẫn rình rập, các vụ tai nạn giao thông vẫn gia tăng, cướp đi biết bao sinh mạng và gây thiệt hại cho sức khỏe của nhiều người.
Bên cạnh các giải pháp pháp lý chủ yếu mà lâu nay chúng ta đã và đang nỗ lực thực hiện, có thể kể đến các biện pháp sau:
Sự “quyết liệt” nhằm thiết lập, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
Chúng ta đã thực sự “quyết liệt” chưa trong việc cải thiện thực trạng về trật tự, an toàn giao thông trong thời gian qua? Dư luận xã hội và Nhà nước, pháp luật đã có những phản ứng kịp thời, quyết liệt một cách thường xuyên, các chế tài xử lý đã thực sự tương xứng với tính chất, mức độ của sự vi phạm và đã đủ độ răn đe chưa? Vi phạm pháp luật giao thông cùng với những hậu quả nặng nề của chúng cần phải có liều thuốc “vắc xin” đặc trị. Theo chúng tôi, chúng ta cũng chưa thật sự “quyết liệt”, trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Sự “quyết liệt” phải mang tính toàn diện, đồng bộ và hệ thống. Cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp pháp lý, đạo đức, văn hoá, tâm lý, kỹ thuật và công nghệ, thực hiện thường xuyên, mọi nơi, mọi lúc chứ không nên chỉ dừng lại ở các đợt ra quân rầm rộ, các “tháng an toàn giao thông” hay “tuần lễ an toàn giao thông”. Đồng thời, các biện pháp cần đi thẳng vào các nguyên nhân chủ yếu nhất trong việc gây ra các vụ tai nạn - đó chính là lỗi của người tham gia giao thông: chạy quá tốc độ, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu và chủ yếu là do các đối tượng trẻ tuổi là nam giới gây nên.
Về các phương tiện băng rôn, khẩu hiệu
Chúng ta không sính băng rôn, khẩu hiệu, nhưng trong khi ý thức, thói quen chấp hành pháp luật và văn hoá giao thông chưa được thực hành đầy đủ, thì các phương tiện
106
đó lại tỏ ra rất cần thiết và tác dụng. Trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, các băng rôn, khẩu hiệu có vai trò to lớn góp phần hình thành thái độ đúng đắn và các thói quen chấp hành pháp luật. Vấn đề là nội dung, địa điểm, cách thức treo chúng như thế nào để có hiệu quả và tác dụng thiết thực nhất. Nội dung ghi trên các băng rôn, khẩu