5. Nội dung và kết cấu đề tài
3.2.1.2. Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động phổ biến,giáo dục an toàn giao thông trên
trên địa bàn tỉnh
Kinh phí là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. Hiện nay, thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị hành chính thuộc Bộ, Sở giao thông vận tải nên về lý thuyết kinh phí chủ yếu từ nguồn chi thường xuyên (sự nghiệp) của cơ quan, đơn vị, một phần được cấp từ nguồn an toàn giao thông. Thực tế, nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước bố trí là rất ít, không đáng kể so với kinh phí cấp cho các hạng mục khác của Bộ, nguồn kinh phí cấp từ nguồn an toàn giao thông trong những năm gần đây (2010, 2011) có xu hướng tăng lên nhưng kinh phí được cấp để sử dụng trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong đó có an toàn giao thông không nhiều hoặc được phân bổ chưa hợp lý, rõ ràng trong nguồn chi của các cơ quan, đơn vị (không có hạng mục chi riêng ). Ở cấp địa phương như tỉnh Quảng Bình, kinh phí cho công tác này phụ thuộc vào nguồn thu từ xử phạt hành chính. Một số cơ quan, đơn vị, Sở giao thông vận tải tỉnh chưa được bố trí kinh phí kịp thời hoặc rất ít nên gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Vấn đề này đã được nêu tại phần công tác lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật.
Hiện nay chưa có một đánh giá cụ thể về một kế hoạch, chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, sử dụng một lượng kinh phí bao nhiêu thì kế hoạch, chương trình đó có thể thực hiện được khả thi, hiệu quả và tiết kiệm.
Do vậy trong thời gian tới, để đảm bảo hoạt động giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, cần đầu tư hơn nữa kinh phí cho hoạt động này, cụ thể, phải triển khai sớm Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật.
93
Cần đầu tư kinh phí nhằm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật. Bên cạnh đó, cần quan tâm chế độ thù lao đối với các báo cáo viên pháp luật, vì đây là động lực trực tiếp để các báo cáo viên pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ. Nếu như thù lao không đảm bảo sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục pháp luật của các báo cáo viên, không động viên khuyến khích các báo cáo viên pháp luật hoạt động, dẫn đến hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không cao.
Đảm bảo kinh phí để in ấn các tài liệu cần thiết, các văn bản pháp luật mới về an toàn giao thông, làm phong phú hơn tủ sách pháp luật về an toàn giao thông cho địa bàn tỉnh.
Uỷ ban nhân dân tỉnh cần dành một khoản kinh phí cần thiết, từng bước trang bị các phương tiện cho hệ thống cơ sở kỹ thuật về an toàn giao thông bao gồm: hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống các biển báo giao thông ở các huyện, xã, đặc biệt là ở các tuyến đường quốc lộ, các tuyến đường hay xảy ra tai nạn giao thông.
3.2.2.Tăng cƣờng sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phƣơng
Cấp ủy Đảng các cấp, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, các đoàn thể cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên và có sự hiểu biết nhất định các nguyên tắc nội dung các giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cam kết thực hiện các giải pháp. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBATGTQG, Bộ GTVT, UBND, Sở GTVT về công tác PBGDPL nói chung và ATGT nói riêng.
Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật an toàn giao thông có hiệu quả, bên cạnh tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng là tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương là người trực tiếp quản lý mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
94
hội, an ninh quốc phòng… do vậy để nâng cao chất lượng hoạt độn phổ biến giáo dục pháp luật thì chính quyền địa phương cần thực hiện tốt những vấn đề sau:
Đối với HĐND: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng ở địa phương như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng…, HĐND có vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống. Do vậy, phải từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung, trong việc ra các nghị quyết về hoạt động giáo dục pháp luật nói riêng. Trong quá trình hoạt động của mình, HĐND không những chú ý tới việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, mà điều quan trọng là phải lãnh đạo, chỉ đạo tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật an toàn giao thông vào cuộc sống, xem đây là một phần không thể thiếu trong nghị quyết về phương hướng bảo đảm thi hành Hiến pháp, pháp luật. Một vấn đề không thể xem nhẹ là nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật cho đại biểu HĐND. Các đại biểu HĐND là những người trực tiếp biểu quyết để ban hành các văn bản về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…, phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương, nếu họ không am hiểu pháp luật thì sẽ ban hành nhiều văn bản sức thuyết phục kém và sẽ không thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Do đó, cần phải thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật cho các đại biểu HĐND. Đây được xem là một trong những nội dung quan trọng của kỳ họp HĐND các cấp. Việc nâng cao kiến thức về pháp luật cho các đại biểu sẽ giúp HĐND ban hành nhiều văn bản có tính khả thi, làm cơ sở để các báo cáo viên pháp luật hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật được tốt.
Đối với UBND các cấp: Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan trực tiếp quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống tại địa phương. Do vậy để hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả, UBND cần làm tốt những công việc sau:
Hàng năm UBND cần chủ động xây dựng kế hoạch về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho từng quý, từng tháng và trình HĐND quyết định. Kế hoạch phải phù hợp
95
với chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch của Nhà nước, phù hợp với kế hoạch của cơ quan nhà nước cấp trên và phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên của từng địa phương.
Trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật cần xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp và thời gian giáo dục cụ thể. Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và các báo cáo viên pháp luật tiến hành triển khai công tác giáo dục pháp luật nói chung và an toàn giao thông nói riêng
Uỷ ban nhân dân cần chỉ đạo cơ quan Tư pháp xem xét, rà soát lại những văn bản về luật an toàn giao thông và đội ngũ báo cáo viên pháp luật đã được công nhận, trên cơ sở đó có kế hoạch hệ thống hóa các kiến thức nghiệp vụ phổ biến an toàn luật giao thông đường bộ cho đội ngũ báo cáo viên từ cấp tỉnh đến cấp xã đảm bảo công tác tuyên truyền phổ biến các thông tin về an toàn giao thông luôn được xuyên suốt và liền mạch, tránh tình trạng nghẽn thông tin qua các cấp.
Định kỳ 6 tháng hoặc một năm, UBND cấp tỉnh, cấp huyện cần chỉ đạo thực hiện tốt việc kiểm tra, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời các báo cáo viên pháp luật có thành tích xuất sắc trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và an toàn giao thông nói riêng ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân cần nhanh chống kiện toàn hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, cần chọn những người có trình độ, năng lực, khả năng và điều kiện để quyết định vào Hội đồng này. Tránh tình trạng chọn người theo cơ cấu nhưng hoạt động giáo dục pháp luật lại không đem lại hiệu quả.