5. Nội dung và kết cấu đề tài
2.2.2.1. Các hoạt động phổ biến,giáo dục luật an toàn giao thông tại Quảng Bình
Xác định công tác tuyên truyền là biện pháp trọng tâm trong việc nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành của người tham gia lưu thông và là biện pháp quyết định hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn, các ban ngành, đoàn thể tỉnh Quảng Bình đã phối hợp chặt chẽ cùng thực hiện tốt chủ đề “Năm An toàn giao thông 2012”.
+ Hưởng ứng “năm an toàn giao thông 2012” nhiều hoạt động được thực hiện. Sáng ngày 23-12-2011, Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức hội nghị triển khai công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2012 do đồng chí Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Trong năm 2012, Ban ATGT tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm TTATGT đó là: Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về thực hiện nhiệm vụ kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông; đồng thời, tập trung phòng chống, kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng, rượu, bia. Bên cạnh đó, Ban ATGT phối hợp với các đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TTATGT cho cán bộ và nhân dân; triển khai đồng bộ công tác bảo đảm TTATGT trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012.
Trưởng Ban ATGT tỉnh phát động ra quân "Năm ATGT 2012". Sáng ngày 03-01- 2012, Ban An toàn giao thông tỉnh đã tổ chức lễ ra quân "Năm An toàn giao thông 2012". Tham dự buổi lễ có đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch
68
UBND tỉnh, Trưởng Ban ATGT tỉnh; đại diện các ban, ngành liên quan cùng các lực lượng công an, quân đội, cảnh sát giao thông, đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn. Phát biểu tại lễ ra quân, Trưởng Ban ATGT tỉnh nhấn mạnh, năm 2012 đã được Chính phủ chọn là "Năm An toàn giao thông" với chủ đề "Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn". Hưởng ứng tinh thần đó, trong năm 2012, tỉnh Quảng Bình phấn đấu giảm tối thiểu 10% ở 03 tiêu chí về ATGT. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cũng như các văn bản, hướng dẫn của cấp trên và Kế hoạch hành động "Năm An toàn giao thông 2012", Trưởng Ban ATGT tỉnh yêu cầu các ban, ngành, đoàn thể liên quan tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng; tăng cường tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm trật tự ATGT, nhất là trên các tuyến Quốc lộ 1A, đường trung tâm qua khu đông dân cư, đầu mối giao thông...; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng giao thông; chú trọng thiết lập trật tự giao thông đô thị, giải phóng vỉa hè dành cho người đi bộ, lòng đường cho các phương tiện tham gia giao thông, đồng thời tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác đảm bảo trật tự ATGT. Với nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt, đồng chí tin tưởng rằng việc triển khai "Năm An toàn giao thông 2012" sẽ thu được nhiều kết quả thiết thực, góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa giao thông và tình hình ATGT của cả nước.
Ngay sau lễ ra quân, các lực lượng đã tham gia diễu hành hưởng ứng "Năm An toàn giao thông 2012" tại các tuyến đường trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
Trong 2 ngày 11 và 12-5, tại thành phố Đồng Hới đã diễn ra hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miển Trung và Tây Nguyên lần thứ 20 (vòng III). Hội thảo với chủ đề "Báo Đảng địa phương với việc tuyên truyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông" do Báo Quảng Bình đăng cai tổ chức. Tại hội thảo, các báo Đảng địa phương đã đúc rút được nhiều vấn đề có tính định hướng và cả những cách làm cụ thể trong công tác tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
69
Nâng cao ý thức chấp hành luật lệ ATGT trong đoàn viên thanh niên. Hưởng ứng Năm An toàn giao thông 2012, Tỉnh đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi trong đoàn viên thanh niên .Theo đó, nội dung tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông được xác định là tiêu chí thi đua hàng năm của các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, góp phần tích cực trong việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong các tầng lớp nhân dân nói chung và thanh, thiếu niên nói riêng. Để góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông, làm giảm 3 tiêu chí: số vụ, số người chết và số người bị thương trên địa bàn, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Ban ATGT, Sở Giao thông - Vận tải xây dựng kế hoạch, biên soạn tài liệu phối hợp tuyên truyền, tổ chức các hoạt động và triển khai đến các cơ sở Đoàn trực thuộc. Trong đó tập trung công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ ATGT trong ĐVTN, như: đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không chạy lấn tuyến; không chạy quá tốc độ quy định; không điều khiển phương tiện khi đã uống rượu, bia; ngăn chặn tình trạng học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe mô tô, xe gắn máy...; đồng thời, khảo sát các đoạn đường phức tạp, có nguy cơ xảy ra tại nạn giao thông để tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt các quy định về trật tự ATGT, không mua bán, lấn chiếm lề đường, vỉa hè, hành lang lộ giới, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện...
Đội CSGT Công an huyện Bố Trạch và đại diện Trường THPT số 5 Bố Trạch đã ký kết biên bản phối hợp thực hiện không vi phạm ATGT. Phát huy tính xung kích, tình nguyện của Đoàn viên thanh niên đầu tháng 6-2012, gần 100 đoàn viên tình nguyện của các cơ sở Đoàn đã tham gia trực chốt đèn giao thông vào các giờ cao điểm; đồng thời, phát động các cơ sở Đoàn đăng ký và thực hiện các công trình thanh niên giữ gìn trật tự ATGT, thực hiện có hiệu quả cuộc vận động 4 không (không điều khiển mô tô, xe máy khi không có giấy phép lái xe; không điều khiển xe chạy lạng lách, đánh võng, vượt quá tốc độ cho phép; không điều khiển mô tô xe máy khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định), do Trung ương Đoàn phát động.
70
Nhiều hình thức sáng tạo và đa dạng được đoàn viên thanh niên thực hiện, như: chiếu đĩa phim tuyên truyền tại các quán cà phê, phát tờ rơi, tài liệu tuyên truyền ATGT cho nhân dân, đặc biệt là tài liệu dành riêng cho người vùng sâu vùng xa và các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số...Thông qua đó, phát huy vai trò của ĐVTN trong việc tham gia thực hiện giữ gìn trật tự ATGT gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Nhiều ĐVTN đã trở thành những tuyên tuyền viên tích cực, thường xuyên tuyên truyền đến thanh thiếu nhi và nhân dân về pháp luật ATGT, các chuẩn mực về văn hóa giao thông, các thông điệp của tháng ATGT hằng năm...
Đồng hành với cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông”, Ban thường vụ Tỉnh đoàn tiếp tục triển khai các nội dung vận động thanh niên thực hiện các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông như: tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thảo với chủ đề “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Thanh niên công nhân với văn hóa giao thông”, “Hiểm họa bia rượu và tai nạn giao thông”, “Thanh niên học sinh, sinh viên với vấn đề đội mũ bảo hiểm”...đề cập đến thực trạng và hậu quả của tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
Toàn tỉnh đã thành lập được 31 đội thanh niên tình nguyện về ATGT tập trung tuyên truyền về ATGT, tham gia điều tiết hướng dẫn giao thông tại các điểm tập trung đông người như khu vực chợ, sân ga, bến xe... 100% tổ chức Đoàn trực thuộc đã tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Năm ATGT 2012 và tháng cao điểm ATGT thu hút trên 10.000 ĐVTN tham gia.
Thời gian tới, với tinh thần xung kích tình nguyện trong mọi hoạt động của tuổi trẻ, Tỉnh đoàn tiếp tục phối hợp với Ban ATGT, Sở GT-VT và các đoàn thể trên địa bàn tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng văn hóa giao thông.
+ Mở rộng phạm vi tuyên tuyên truyền từ cụm dân cư, khu phố đến nông thôn. Ngày 26/6, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Quảng Bình triển khai mô hình điểm "Thôn văn hoá giao thông" ở thôn Phúc Tự Đông, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch,
71
Quảng Bình. Được biết, đây là mô hình điểm về an toàn giao thông đầu tiên trên toàn quốc được triển khai. Mô hình “Thôn văn hóa giao thông” với đối tượng tham gia là tất cả cán bộ, đảng viên, công nhân viên, học sinh và quần chúng nhân dân trên địa bàn. “Thôn văn hoá giao thông” thống nhất đưa ra 3 nội dung hoạt động như: Không lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ, đường sắt, đường thuỷ; không sử dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi buôn bán; phê phán, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như rải đinh; ném đất, đá lên tàu hoả, xả rác thải ra đường... Tôn trọng, nhường nhịn người khác khi tham gia giao thông. Tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về đảm bảo TTATGT. Sau khi thí điểm mô hình "thôn văn hoá giao thông" có kết quả tốt, Ban ATGT tỉnh Quảng Bình sẽ nhân rộng mô hình ra tất cả các địa phương khác trong tỉnh.
Cách đây hai năm về trước, trung bình mỗi năm trên địa bàn tiểu khu 9 có tới hơn 10 vụ tai nạn giao thông, gây tổn thất lớn về người và tài sản. Do vậy, ngay khi Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh có chỉ đạo về việc xây dựng mô hình điểm ''Khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông'', tiểu khu 9 đã chủ động xây dựng kế hoạch và thành lập Ban Điều hành mô hình điểm "Khu dân cư bảo đảm trật tự an toàn giao thông" gồm 7 người, chủ yếu là thành viên của Ban Công tác mặt trận tiểu khu.
Ban Điều hành mô hình đã được Công an phường Đồng Phú tập huấn đầy đủ các kỹ năng, công tác tổ chức, quán triệt rõ mục đích, yêu cầu của nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tiểu khu, đặc biệt là tại các tuyến đường nối liền giữa các tiểu khu và các phường trong thành phố... Sau đó, các thành viên đã nhanh chóng tiến hành công tác khảo sát, nắm bắt tình hình thực tế của địa phương. Kết quả cho thấy, hầu hết các vụ tai nạn xảy ra đều do ý thức chấp hành chưa nghiêm của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Có tới hơn 83% các vụ tai nạn giao thông là do thanh niên đi xe máy phóng nhanh, vượt ẩu, không đội mũ bảo hiểm... gây ra. Tiểu khu 9 có 3 đường trục chính, 5 trục đường ngang, 8 ngã ba và 9 ngã tư, là những điểm khuất tầm nhìn và dễ gây ra tai nạn giao thông, nhất là khi trời tối và sáng sớm.
72
Ban điều hành mô hình trật tự an toàn giao thông của tiểu khu 9 đã phối hợp với các đoàn thể tiến hành họp các hộ gia đình để triển khai phát động ký cam kết "Gia đình văn hóa bảo đảm trật tự ATGT'', xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền cụ thể và phân công trách nhiệm của từng thành viên. 2 lần mỗi tuần, trên hệ thống truyền thanh phát các chương trình phổ biến kiến thức pháp luật an toàn giao thông. Hàng chục khẩu hiệu được kẻ vẽ công phu, treo khắp các trục đường đã gây chú ý và tác động vào tâm lý của đông đảo người dân. Không dừng lại việc tuyên truyền, Ban Điều hành mô hình của tiểu khu 9 đã phối hợp với các tổ chức thành viên đến từng nhà người dân để vận động, tuyên truyền các thành viên trong gia đình khi tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành nghiêm các quy định, bảo đảm an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó, việc chấp hành các nội dung về ATGT trở thành một trong nhiều tiêu chí bình xét danh hiệu "Gia đình văn hóa'' cũng là một động lực để các thành viên trong gia đình phấn đấu. Việc bảo đảm ATGT không chỉ là tiêu chí đánh giá ''Gia đình văn hóa'' mà còn là tiêu chuẩn để bình xét các danh hiệu như: Khu dân cư tiên tiến, thôn, làng văn hóa.
Sau thời gian triển khai mô hình "Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông", Ban Điều hành mô hình tiểu khu 9 đã tổ chức tuyên truyền cho gần 2.000 lượt người dân về Luật Giao thông đường bộ, phát hàng nghìn tờ rơi cùng hàng trăm băng rôn, khẩu hiệu được treo khắp các đường phố và 100% hộ gia đình đã ký cam kết không vi phạm TTATGT, nhiều hộ tự giác chặt cây che khuất tầm nhìn, tháo dỡ mái che, mái vẩy, ý thức của người dân về an toàn giao thông được nâng lên, đồng thời số vụ tai nạn giao thông giảm đáng kể. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về việc bảo đảm an toàn cho bản thân và người xung quanh vẫn chưa thực sự đồng đều, vẫn còn một số cán bộ địa phương có lúc, có nơi chưa chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông. Do vậy, cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của Ban Điều hành mô hình bảo đảm TTATGT tại tiểu khu. Bên cạnh đó, để hoạt động của Ban Điều hành mô hình
73
tiếp tục phát huy hiệu quả, cần sự quan tâm của các cấp chính quyền trong việc hỗ trợ kinh phí và tập huấn chuyên môn.
Ban Điều hành mô hình bảo đảm an toàn giao thông ở tiểu khu 9 đang được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng ra toàn tỉnh. Phấn đấu khu dân cư không có người vi phạm luật lệ an toàn giao thông là một trong những tiêu chí thi đua gắn với các nội dung của Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" đang được các khu dân cư trong tỉnh tích cực hưởng ứng.
+Tuyên truyền an toàn giao thông trong trường học luôn được chú trọng. Tai nạn giao thông luôn là nỗi lo, mối quan tâm thường trực của các ngành chức năng, của những người tham gia giao thông nói chung và đối với ngành Giáo dục-Đào tạo nói riêng. Để góp phần giảm thiểu tối đa tai nạn giao thông của học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Sở Giáo dục-Đào tạo(GDĐT) đã phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và Tỉnh đoàn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về giao thông cho học sinh, sinh viên thông qua những buổi sinh hoạt, học tập kiến thức giao thông ngoại khóa....Từ nhiều năm nay, vấn đề giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã được ngành GD-ĐT tỉnh ta triển khai tại hầu hết các cấp học, bậc học. Để tổ chức cho học sinh, sinh viên hiểu và hành động đúng khi tham gia giao thông, một số trường học không chỉ chú trọng về việc bảo đảm dạy kiến thức pháp luật an toàn giao thông (ATGT) theo đúng chương trình mà còn tăng cường công tác phối hợp với các cấp chính quyền, các ngành chức năng và đoàn thể tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa phù hợp với từng khối lớp học, thể hiện các hành vi ứng xử văn minh trong việc tham gia giao thông, hướng các em vào việc chấp hành pháp luật ATGT. Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các phòng, các trường trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức lễ phát động “Tháng ATGT” đúng ngày khai giảng năm học mới, tổ chức các loại