5. Nội dung và kết cấu đề tài
2.2.1. Thực trạng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2.2.1.1. Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh có hệ thống giao thông vận tải tương đối thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó tỉnh Quảng Bình, hệ thống giao thông đường bộ, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Hệ thống đường bộ của tỉnh bao gồm:
-Quốc lộ:
+ Quốc lộ 1A đi qua tỉnh , với tổng chiều dài 122 km, có 5 cầu lớn trên tuyến này là cầu Roòn, Gianh, Lý Hoà, cầu Dài và Quán Hàu, tình trạng thông xe tốt, cho phép khả năng thông xe quanh năm.
+ Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông: dài 200 km, có 51 cầu dài 3.814 m, đã được nâng cấp, có khả năng thông xe bốn mùa
+ Đường Hồ Chí Minh phía Tây: dài 170 km, có 32 cầu dài 2.113 m + Quốc lộ 15 dài 69 km
58
+ Quốc lộ 12A từ Ba Đồn đến Mụ Dạ dài 145,5 km, tuyến đường này đang được nâng cấp xây dựng, khả năng thông xe tốt cả 4 mùa
- Hệ thống tỉnh lộ: Gồm 14 tuyến, có tổng chiều dài 364 km, có 29 cầu các loại với tổng chiều dài là 401m, 3 ngầm có chiều dài 205 m. Mặt đường đã được nhựa hoá dần trên các tuyến khả năng thông xe trên các hệ thống đường tỉnh lộ tương đối tốt cả 2 mùa, trừ một số đoạn ngập lụt trong thời gian ngắn.
- Đường nội thị: có 34 km, nền dường rộng từ 6m dến 34 m, mặt đường rộng từ 4m đến 22,5m.
- Đường huyện xã có: 744 km đường huyện và 2.647 km đường xã, nèn đường rộng từ 5 – 6m, hầu hết là mặt đường cấp phối. Khả năng thông xe của hệ thống đường huyện , xã tương đối tốt. Toàn tỉnh có 5 xã chưa có đường ô tô về trung tâm xã là Thuận Hoá, Châu Hoá, Cao Quảng, Ngư Hoá, Quảng Hải.
Tuy nhiên tỉnh Quảng bình cũng đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc kiên cố hóa giao thông nông thôn. Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tiêu chí giao thông được nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Bình cho là khó thực hiện nhất so với những tiêu chí khác. Khảo sát của Sở GTVT Quảng Bình cho biết, đến cuối năm 2011, toàn tỉnh có 3.055 km đường giao thông nông thôn (không bao gồm hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ) nhưng chỉ mới cứng hóa được 593 km (chiếm 19,4%). Vì vậy, để kiên cố hoá hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh đến năm 2015 vẫn đang là bài toán khó.
Nhiều địa phương trong tỉnh đã cố gắng khắc phục khó khăn, tận dụng mọi nguồn lực để tập trung cho việc dần “kiên cố hóa” các tuyến đường GTNT. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình MTQGXDNTM tỉnh, đến nay toàn tỉnh có 41 xã, với hơn 5.750 hộ dân tự nguyện hiến trên 420.000 m2 đất (trong đó, đất ở 13.750 m2; đất vườn gần 272.000 m2; đất ruộng trên 132.000 m2) với tổng giá trị ước tính gần 11 tỷ đồng. Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 27 xã, với khoảng 12.000 hộ dân tự nguyện phá dỡ
59
1.971.083 mét hàng rào, 187 trụ cổng, hơn 119.000 cây cối các loại... Theo lộ trình đến năm 2015, tỉnh chọn ra 41 xã để chỉ đạo thực hiện đạt chuẩn nông thôn mới...
Mặc dù trong những năm qua, hệ thống giao thông đã được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn (Nhà nước, doanh nghiệp, nhân dân đóng góp) cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt của nhân dân, nhưng chủ yếu là những tuyến đường quan trọng như quốc lộ, đường liên huyện, xã..., còn hệ thống đường GTNT thì ít được đầu tư. Một phần nguyên nhân là do điều kiện kinh tế tỉnh nhà còn khó khăn, kinh phí từ ngân sách Trung ương còn hạn chế, nguồn lực huy động ở dân chưa nhiều..., nên các tuyến đường GTNT đầu tư chưa đồng bộ, công tác quản lý và duy tu sửa chữa vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Theo kế hoạch thực hiện tiêu chí giao thông để xây dựng nông thôn mới của Sở GTVT trong giai đoạn 2012 đến 2015, toàn tỉnh cần phải cứng hóa 198 km đường giao thông liên xã, 403 km đường thôn xóm, 436 km đường ngõ xóm và 202 km trục đường chính nội đồng. Tổng nguồn vốn dự kiến cứng hóa toàn bộ những tuyến đường nói trên là gần 1.700 tỷ đồng.
2.2.1.2. Tình hình Tai nạn giao thông đƣờng bộ qua các năm
Năm Số vụ Tăng, giảm Người chết Tăng, giảm Bị thương Tăng, giảm 01-07/2012 75 -33%(*) 80 -30%(*) 27 -48%(*) 2011 208 -9,6% 205 -13,6% 97 -16,5% 2010 228 -4% 233 -22,7% 113 -23,9%
60
2009 237 -3% 286 20,2% 140 -33,5% 2008 244 -6% 228 -11,8% 187 -23%
2007 260 255 230
(*): so với cùng kỳ năm 2011 Bảng 2.2. Tai nạn giao thông đường bộ qua các năm
Qua bảng số liệu cho thấy tai nạn giao thông giảm cả trên 3 mặt: số vụ, số người chết và bị thương. Tuy vậy, so với yêu cầu, tỷ lệ giảm chưa nhiều, số vụ và số người chết vẫn còn cao. Đặc biệt là giai đoạn 2008-2009, số người chết vì tai nạn giao thông năm 2009 lên đến 286 tăng 20,2% so với năm 2008; và giai đoạn này Quảng Bình là tỉnh có tỉ suất tử vong trung bình do tai nạn giao thông cao nhất (38,9 người tử vong/100.000 dân.
Năm 2011, trên địa bàn huyện Bố Trạch xảy ra 40 vụ tai nạn giao thông làm 44 người chết, 13 người bị thương, thiệt hại tài sản 495 triệu đồng (so với năm 2010 giảm 14 vụ, 21 người chết, 12 người bị thương), trong đó có 01 vụ tai nạn đường sắt làm chết 01 người.
Qua khám nghiệm hiện trường, cơ quan chức năng xác định phần lớn lỗi do người điều khiển chạy sai phần đường; tránh, vượt sai quy định; thiếu quan sát và không làm chủ tốc độ khi điều khiển phương tiện; sử dụng rượu bia trong khi tham gia giao thông... Kết quả, cơ quan chức năng đã khởi tố 11 vụ/11 bị can (giảm 4 vụ/4 bị can so với năm 2010).
Quảng Trạch: Liên tiếp xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cung đường khoảng 20km. Trong vòng 10 ngày, Trên khoảng 20km Quốc lộ 1A thuộc địa phận huyện Quảng Trạch liên tiếp xảy ra chín vụ tai nạn giao thông (TNGT) nghiêm trọng,
61
làm 13 người chết và bị thương. Đa số các vụ tai nạn là do nạn nhân điều khiển phương tiện trong tình trạng uống bia rượu hoặc phóng nhanh vượt ẩu. Quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Quảng Đông (Quảng Trạch) là đoạn đường xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, đã cướp đi biết bao sinh mạng.(chế thêm vài câu)
Đồng Hới: Từ 1/12/2010 đến ngày 30/5/2011, trên địa bàn thành phố xảy ra 78 vụ TNGT, làm chết 7 người, bị thương 45 người, gây thiệt hại về tài sản 293 triệu đồng, giảm 32 vụ, 1 người chết và 35 người bị thương so với cùng thời điểm năm 2010. Trong đó, tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra 7 vụ, làm chết 7 người, bị thương 5 người, tài sản thiệt hại 22 triệu đồng; tai nạn gây hậu quả ít nghiêm trọng xảy ra 6 vụ làm bị thương 7 người, thiệt hại tài sản 49 triệu đồng; va chạm giao thông xảy ra 65 vụ, làm bị thương 73 người, thiệt hại tài sản 222 triệu đồng.
Có thể nhận thấy rằng địa bàn thành phố Đồng Hới có số vụ TNGT xảy ra cáo nhất, đây là địa bàn trung tâm của tỉnh, tập trung nhiều cơ quan hành chính, trường học, khu thương mại… cho nên có nhiều đối tượng tham gia giao thông cao như học sinh, sinh viên, người buôn bán, ngoài ra việc họp chợ trái phép, lấn chiếm lòng, lề đường gây cản trở giao thông trở nên rất phức tạp, hiện tượng ùn tắc giao thông thường xảy ra tại các cổng trường học; Riêng trên địa bàn huyện Bố Trạch, Quảng Trạch với các tuyến quốc lộ chạy qua, đặc biệt là quốc lộ 1A giao thông diễn ra phức tạp khó kiểm soát… do vậy thường xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng.
2.2.1.3. Tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông
Trong 3 tháng đầu năm 2012, lực lượng CSGT Công an tỉnh và các huyện, thành phố đã thực hiện 1.499 ca tuần tra kiểm soát với 5.977 lượt cán bộ, chiến sỹ tham gia. Lực lượng tuần tra đã lập biên bản 5.847 trường hợp vi phạm các quy định về
TTATGT, xử phạt 5.696 trường hợp, thu nộp Kho bạc Nhà nước 4, 4 tỷ đồng; tạm giữ 749 phương tiện vi phạm TTATGT, tước giấy phép lái xe có thời hạn 268 trường hợp,
62
trong đó có 38 trường hợp lái xe chở khách trong đó có 300 xe khách vi phạm chở quá số lượng người quy định.
Tình hình TTATGT trên quốc lộ 1A diễn biến khá phức tạp. Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình huy động lực lượng, lập chốt tại xã Đại Trạch huyện Bố Trạch để kiểm tra xe khách lưu thông trên quốc lộ 1A. Kết quả đã có 113 xe khách vi phạm bị xử lý, trong đó năm xe bị buộc phải chuyển tải 250 hành khách do chở quá quy định. Trong số 113 xe khách bị xử lý, phần lớn đều lưu thông theo hướng bắc nam và lỗi vi phạm chủ yếu là chở quá số người, chạy quá tốc độ và phương tiện, người điều khiển phương tiện thiếu các giấy tờ theo quy định. Đáng chú ý, rất nhiều xe khách trông khá cũ, thậm chí có chiếc đầu và đuôi xe bị móp méo nhưng vẫn chở người vượt số lượng rất lớn. Điển hình là xe khách BKS 47V-2478 chạy tuyến Hải Dương - Đác Lắc chở 73/43 hành khách (vượt 30 người); xe BKS 29U-5068 chạy tuyến Ninh Bình - Gia Lai chở quá 19 khách; xe BKS 81B-0065 chạy tuyến Nam Định - Gia Lai chở quá 24 khách; xe BKS 48K-0006 chở 52/45 hành khách và không có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật…
Lực lượng CSGT Quảng Bình đã xử phạt số xe khách vi phạm với tổng số tiền 220 triệu đồng, tạm giữ năm xe vi phạm nhiều lỗi, chuyển tải 10 xe với 250 hành khách.
Phó trưởng Phòng CSGT Công an Quảng Bình, Thiếu tá Bùi Quang Thanh cho biết, trong những ngày tới lực lượng CSGT không ngừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát phương tiện lưu thông trên quốc lộ 1A, trong đó tập trung vào xe khách bắc nam để xử lý các vi phạm, bảo đảm an toàn cho hành khách đi lại.
Thực hiện Tháng ATGT năm 2011, lực lượng CSGT, CSTT Công an thành phố Đồng Hới đã tăng cường công tác tuần tra kiểm soát tại các “điểm đen” như ngã tư Bưu điện tỉnh, ngã 3 Bắc Lý, đường Trương Pháp, đường Trần Hưng Đạo... và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ATGT. Kết quả lực lượng CSGT đã thực hiện 30 ca tuần
63
tra kiểm soát, với 136 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia, phát hiện được 421 trường hợp vi phạm (trong đó ô tô 25 trường hợp, mô tô 396 trường hợp), xử phạt 317 trường hợp, nộp Kho bạc Nhà nước 105.345.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn của 9 trường hợp vi phạm. Trên các tuyến đường thủy nội địa, lực lượng CSGT Công an thành phố đã phối hợp với Công an xã Bảo Ninh kiểm tra hoạt động của các bến đò khách ngang sông Nhật Lệ, yêu cầu công an xã kiểm tra tất cả các chuyến đò trước khi xuất bến.
Thực hiện năm An toàn giao thông (ATGT) 2012, ngay từ những ngày đầu năm, lãnh đạo Công an huyện Minh Hóa đã chỉ đạo Đội CSGT chủ động nắm chắc tình hình, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm nhằm lập lại trật tự ATGT trên địa bàn. Ngay từ đầu năm, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an huyện đã tổ chức 162 ca tuần tra, kiểm soát với 486 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia. Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát đã phát hiện, lập biên bản 180 trường hợp vi phạm, tạm giữ 47 phương tiện, trong đó có 6 xe ô tô, 41 xe mô tô và 133 giấy tờ; không đội mũ bảo hiểm 50 trường hợp...
Do ý thức của người tham gia giao thông, nhất là ở khu vực nông thôn còn hạn chế nên các vụ tai nạn giao thông vẫn liên tiếp xảy ra. Trong 3 tháng đầu năm, đã xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông, làm chết 04 người; bị thương 03 người, thiệt hại tài sản 242.400.000 đồng; va chạm giao thông xảy ra 7 vụ, bị thương 7 người; thiệt hại tài sản 36 triệu đồng.
Để giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm giao thông trong thời gian tới, lực lượng CSGT huyện Minh Hóa tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuần tra kiểm soát, xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm; tổ chức tuần tra lưu động, khép kín địa bàn, đảm bảo lực lượng CSGT liên tục có mặt trên đường; đặc biệt, tập trung theo từng chuyên đề xử lý các đối tượng điều khiển mô tô, xe máy lạng lách, đánh võng, sử dụng rượu, bia quá nồng độ quy định, phóng nhanh vượt ẩu, đón trả khách không đúng nơi quy định...
64
Đội Cảnh sát giao thông - trật tự và Cơ động Công an huyện Quảng Ninh đã tổ chức 830 ca tuần tra, kiểm soát, phát hiện 2.886 trường hợp vi phạm, trong đó lập biên bản 1.967 trường hợp, tạm giữ 396 phương tiện và xử lý tại chỗ 523 trường hợp với số tiền trên 47 triệu đồng; xử lý tại trụ sở 2.708 trường hợp, phạt tiền 728 triệu đồng, tước Giấy phép lái xe có thời hạn 15 trường hợp... Ngoài ra, Ban Chỉ đạo An toàn giao thông huyện cũng thường xuyên kiểm tra việc đảm bảo hành lang an toàn giao thông tại các ngã ba, ngã tư và những điểm thường xảy ra tai nạn giao thông. Các xã, thị trấn đã chủ động kiểm tra, ngăn chặn tình trạng cơi nới trái phép để bán hàng hóa, nguyên - vật liệu hai bên lề đường.
Đối với người đi bộ, những lỗi thường vi phạm là: Đi bộ dưới lòng đường, Băng qua đường không đúng vạch quy định, Băng qua đường không đúng đèn giao thông . Nguyên nhân là do vỉa hè bị lấn chiếm . “Vỉa hè dành cho người đi bộ”, nhưng ở Tp. Đồng Hới và một số thị trấn của tỉnh Quảng Bình thực tế không phải như vậy.Tình trạng chiếm dụng vỉa hè xảy ra phổ biến trên các tuyến đường thị trấn Ba Đồn.
Nhiều du khách khi tham quan Tp. Đồng Hới rất lo lắng khi đi bộ, bởi vỉa hè đã bị lấn chiếm gần hết nhằm kinh doanh hoặc để xe máy, xe đạp, thậm chí cả ôtô, người đi bộ phải chen xuống lòng đường. Chẳng hạn như, đường Trần Hưng Đạo, Tp. Đồng Hới, hai bên vỉa hè bị chiếm dụng làm nơi buôn bán xe máy, kinh doanh vật liệu xây dựng, nước giải khát.. Tương tự, tuyến đường Hữu Nghị (từ ngã ba chợ Bắc Lý đến Sở Tư pháp tỉnh), vỉa hè trở thành nơi kinh doanh cà phê, ăn uống, còn lòng đường thì thành bãi đậu xe ôtô.
Tại thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tình trạng chiếm dụng vỉa hè được xem là phổ biến, đặc biệt là ở nhiều tuyến đường vừa mới đặt tên như: Hùng Vương, Quang Trung, Chu Văn An… Mỗi sáng, những đoạn đường này bị biến thành nơi họp chợ. Người bán “vô tư” bày hàng hóa, che dù, đặt bàn ghế la liệt, còn người mua thì không ngần ngại chen xuống lòng đường, nhiều người còn dựng xe giữa đường.
65
Nhiều khu vực lòng đường cũng biến thành nơi kinh doanh buôn bán như: đường Mẹ Suốt, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt (Tp. Đồng Hới) và nhiều đoạn đường ở các thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch… Đã có nhiều biện pháp nhằm lập lại trật tự vỉa hè, lòng, lề đường, như kẻ vạch phân chia khu vực để xe và dành cho người đi bộ; thanh tra, xử phạt vi phạm… nhưng chỉ là “bắt cóc bỏ đĩa”. Nhiều nơi xe vẫn để ngổn ngang, chật cứng vỉa hè. Thỉnh thoảng, các cơ quan chức năng lại phát động một đợt ra quân