5. Nội dung và kết cấu đề tài
1.1.5. Quan niệm về hiệu quả PBGDPL và các tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL
PBGDPL
Theo lý thuyết chung, hiệu quả pháp luật được hiểu là kết quả đạt được trong quá trình pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội, ý thức xã hội để đạt được mục đích và yêu cầu của pháp luật đặt ra với những chi phí vật chất, tinh thần thấp nhất. Để đánh giá hiệu quả của pháp luật cần phải xem xét, tìm hiểu các mục đích, yêu cầu của pháp luật nói chung và của các văn bản pháp luật, các quy phạm pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật nói riêng. Xét trên bình diện xã hội, cần tìm hiểu mức độ phù hợp của các mục đích, yêu cầu, định hướng được ghi nhận trong pháp luật với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tư tưởng, tâm lý, tình cảm và những yếu tố khác của xã hội hiện tại mà trong đó pháp luật tác động. Tiếp đến là xem xét đối tượng điều chỉnh của pháp luật (trạng thái các quan hệ xã hội) trước khi pháp luật điều chỉnh và những thay đổi thực tế của chúng sau khi pháp luật điều chỉnh. Đồng thời cũng cần xem xét các kết quả đạt được do sự tác động, điều chỉnh của pháp luật xét từ phương diện lợi ích xã hội.Hiệu quả PBGPL cần được nhận thức, đánh giá trên cả hai phương diện sau đây:
- Phương diện kết quả đạt được so với yêu cầu, mục đích của văn bản pháp luật, các quy định pháp luật tương ứng;
- Phương diện hiệu quả xã hội đạt được từ kết quả thực hiện các quy định pháp luật.
Nếu theo quan điểm này, có thể đề xuất một quan niệm về hiệu quả của PBGDPL xét trên cả hai phương diện nêu trên như sau:hiệu quả của phổ biến, giáo dục pháp luật
là kết quả đạt được theo đúng yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng và các lợi ích xã hội được đem lại với chi phí về vật chất, tinh thần thấp nhất.
26
Thông thường, khi nói đến hiệu quả PBGDPL, chúng ta chủ yếu quan tâm đến phương diện thứ nhất. Còn phương diện thứ hai thì thường được coi là hiệu quả xã hội của pháp luật nói chung. Tuy vậy, trong xã hội hiện đại, vấn đề hiệu quả xã hội luôn luôn được đặt ra cho mọi hoạt động của con người, hoạt động PBGDPL cũng không là ngoại lệ. Quan tâm đến hiệu quả, chất lượng của PBGDPL là trách nhiệm của cả nhà nước và xã hội, cả phía người đầu tư và người thụ hưởng, ranh giới giữa hai loại chủ thể này chỉ mang tính tương đối. So với các lĩnh vực đầu tư khác, sự đầu tư trong hoạt động PBGDPL có nhiều đặc điểm riêng. Theo đó, nếu phải đầu tư thêm tiền bạc, công sức, thời gian cho việc thực hiện PBGDPL song đổi lại, có nhiều lợi ích xã hội đạt được do sự gia tăng các hành vi hợp pháp và sự giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật thì vẫn là sự lựa chọn đúng đắn, nhất là các lợi ích xã hội xét từ phương diện quyền con người liên quan đến sức khỏe, tính mạng và tài sản trong một số lĩnh vực rất bức xúc hiện nay, như: giao thông, vệ sinh, an toàn thực phẩm... Đầu tư trí tuệ, công sức, tiền bạc thỏa đáng cho việc tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để cải thiện thực trạng về trật tự, an toàn giao thông trong đó có việc đổi mới mạnh mẽ việc phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải được nhận thức, thực thi một cách quyết liệt hơn.
Những năm gần đây, công tác PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Người dân hiện nay đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn về sự cần thiết phải “kiểm soát”, đánh giá đối với công tác PBGDPL, đối với vấn đề “hậu” PBGDPL sẽ như thế nào hay chỉ là sự “triển khai” theo chương trình, kế hoạch đã được thiết kế sẵn. Nói đến hiệu quả là nói đến đòi hỏi nghiêm ngặt của xã hội đối với việc đánh giá định lượng, định tính theo bộ công cụ kiểm định chất lượng và các tiêu chí, tiêu chuẩn về hiệu quả của PBGDPL đem lại.
Về hiệu quả PBGDPL xét trên phương diện thực hiện đúng các yêu cầu, mục đích của các quy định pháp luật tương ứng:
Hiệu quả PBGDPL cần được đánh giá trên từng mục đích cơ bản của PBGDPL: mục đích nhận thức, mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật và mục đích hành
27
vi phù hợp pháp luật. Đây chính là “bộ ba mục đích“ của PBGDPL. Như vậy mới thật sự khách quan, toàn diện và công bằng đối với hoạt động PBGDPL. Theo đó, có các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức pháp luật;
Tiêu chí 2: đạt được mục đích thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật; Tiêu chí 3: đạt được mục đích hành vi phù hợp pháp luật.
Nếu như việc PBGDPL đã cung cấp cho các đối tượng PBGDPL những nhận thức -hiểu biết cơ bản về pháp luật thì hiệu quả về mục đích nhận thức coi như đã đạt được. Như vậy, tiêu chí hiệu quả ở công đoạn này có thể gọi đó là sự nhận thức, lĩnh hội, hiểu biết pháp luật (các quy định pháp luật được phổ biến, giáo dục pháp luật). Tiêu chí tiếp theo, đó là hiệu quả của mức độ hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật. Tiêu chí về kết quả thực hiện trên thực tế: tiêu chí về hành vi thực hiện pháp luật được thể hiện trong các hành vi hợp pháp, trong mức độ gia tăng các hành vi hợp pháp và giảm các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện pháp luật dưới tác động của PBGDPL có chất lượng còn được thể hiện ở chỉ báo giảm thiểu các hiện tượng hư vô pháp luật như sự thờ ơ, sự coi thường; sự “lạng lách” pháp luật …
Mỗi một loại tiêu chí đều phải có nhữngchỉ báo nhất định tương ứng, được chia làm các mức độ (trình độ) khác nhau.Ví dụ, về tiêu chí 1: đạt được mục đích nhận thức, sẽ bao gồm nhiều mức độ đạt được, theo đó, có các mức độ: 1, 2, 3, hoặc: trung bình, khá, tốt. Điều này là lẽ đương nhiên bởi vì sự nhận thức, lĩnh hội, hiểu biết nội dung được PBGDPL không thể hoàn toàn như nhau ở các đối tượng khác nhau. Như chúng đã biết, hành vi phù hợp pháp luật của các chủ thể pháp luật không hoàn toàn phụ thuộc vào PBGDPL kể cả PBGDPL đạt chất lượng cao. Hai nữa là cũng cần tính đến từng công đoạn, từng mục đích cụ thể trong “bộ ba” mục đích của PBGDPL mà chúng ta quan niệm lâu nay.Con đường từ kiến thức - hiểu biết pháp luật đến thái độ, tình cảm và niềm tin pháp luật rồi đến hành vi phù hợp pháp luật -những cái mà chúng ta
28
gọi là mục đích của PBGDPL, không giản đơn chỉ phụ thuộc vào chất lượng của PBGDPL. Ngay cả công thức chung về hiệu quả pháp luật vận dụng vào trường hợp PBGDPL mà lâu nay chúng ta quan niệm: tương quan giữa kết quả đạt được so với mục đích ban đầu đề ra với các chi phí thấp nhất, cũng chỉ đúng ở mức độ tương đối. Mà chính xác hơn thì phải nhận thấy rằng, ở đây mới chủ yếu dừng lại ở phương diện chủ quan của nhà làm luật và chủ yếu mới chỉ là hiệu quả của chính bản thân PBGDPL: quy định pháp luật được thực thi, trở thành những hành vi thực tế của các nhân, tổ chức.
Một cách cụ thể hơn, hiệu qủa PBGDPL được đánh giá thông qua các tiêu chí cơ bản sau đây:
Tiêu chí thứ nhất: về trạng thái tri thức ban đầu của đối tượng PBGDPL khi chưa được phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tiêu chí thứ hai: về trạng thái thái độ, tình cảm pháp luật ở đối tượng phổ biến,giáo dục pháp luật trước khi được phổ biến,giáo dục pháp luật nhằm xây dựng, củng cố niềm tin vào pháp luật. Điều này thể hiện tình cảm pháp luật công bằng, sự
không khoan nhượng đối với mọi hành vi vi pháp luật và tình cảm trách nhiệm là một trong những chỉ số để đánh giá hiệu quả của hoạt động PBGDPL.
Tiêu chí thứ ba: về trạng thái của động cơ và hành vi tích cực pháp luật ở đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật. Hiệu quả của hoạt động PBGDPL được đánh giá
thông qua việc thực hiện các hành vi tích cực pháp luật ở đối tượng được PBGDPL. Các đối tượng được PBGDPL sẽ hình thành thói quen kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm; thực hiện nghĩa vụ pháp lý và tích cực sử dụng các quyền của mình một cách có văn hóa, đạo đức.
Đây là mục đích quan trọng nhất mà hoạt động PBGDPL cần đạt được. Ngoài ra, tiêu chí về mức độ chi phí để đạt được kết quả thực tế cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động PBGDPL. Tiêu chí này thể hiện tính kinh tế, tính văn hóa, tính hữu
29
ích của hoạt động PBGDPL.Giữa tri thức và tình cảm pháp luật có mối liên hệ mật thiết. Sự am hiểu pháp luật đóng vai trò quan trọng cho việc đảm bảo sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật, tư duy pháp lý, hình thành hành vi tích cực pháp luật ở mỗi con người. Điều cần lưu ý là am hiểu tri thức pháp luật không phải là sự am hiểu đơn thuần một vài quy phạm pháp luật nào đó mà là sự am hiểu có hệ thốngthấu đáo về nội dung,ý nghĩa của pháp luật, biết đánh giá với niềm tin nội tâm các sự kiện, các hành vi pháp lý là hợp pháp hay không hợp pháp, hợp lý hay không hợp lý. Hiểu biết tinh thần pháp luật trên cở sở đạo đức và văn hóa.Hành vi hợp pháp, phù hợp với yêu cầu của pháp luật cũng đa dạng: không vi phạm những điều bị cấm, chấp hành các nghĩa vụ pháp lý, sử dụng các quy định pháp luật đúng đắn để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; đấu tranh chống vi phạm pháp luật v.v. Giáo dục pháp luật là cần thiết khách quan như chính bản thân pháp luật vậy. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng: “Con người vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục. Và do đó con người thay đổi vốn là sản phẩm của hoàn cảnh và giáo dục đã thay đổi”3. Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phải được con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ: “Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên”.