Một số giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 88)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

3.2.3. Một số giải pháp hoàn thiện

3.2.3.1. Đối với hoạt động giải thích Hiến pháp, cần xây dựng thiết lập một cơ chế riêng cho phù hợp với vị trí, vai trò của Hiến pháp trong nhà nƣớc pháp quyền

Thiết nghĩ rằng, trong thời gian tới, Việt Nam phải nhanh chóng xây dựng một cơ sở pháp lý riêng cho hoạt động giải thích Hiến pháp so với giải thích luật và giải thích pháp lệnh. Cơ sở pháp lý riêng này phải chứa đựng các nội dung phản ánh tƣơng xứng và phù hợp với vị trí, vai trò của Hiến pháp trong

nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, phải đảm bảo đƣợc các nội dung sau:

Thứ nhất, Quốc hội phải là cơ quan (chủ thể) thực hiện giải thích Hiến pháp.

Thực tế xu hƣớng phát triển cho thấy, quy định hiện hành trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đã không còn phù hợp với yêu cầu về đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cũng nhƣ không bảo đảm đƣợc tính tối cao của Hiến pháp trong nhà nƣớc pháp quyền.

- Lịch sử cho thấy, mô hình và thẩm quyền giải thích Hiến pháp của UBTVQH Việt Nam có nguồn gốc từ mô hình và nhiệm vụ của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên Xô (cũ)[43] với mục đích là khắc phục hiện trạng Quốc hội không hoạt động thƣờng xuyên, Đại biểu Quốc hội có trình độ chuyên môn còn hạn chế và tỷ lệ kiêm nhiệm cao. Dó đó, Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đƣợc thành lập ra để giải quyết những nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp.

Xu hƣớng đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội cho thấy, “về lâu dài là Quốc hội sẽ chuyển dần sang hoạt động thƣờng xuyên”[55, tr.16] thông qua việc nâng cao chất lƣợng đại biểu Quốc hội; tăng số lƣợng Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (nhiệm kỳ của Quốc hội IX có 21 đại biểu, nhiệm kỳ khóa X là 35 và đến khóa XI là 118 đại biểu hoạt động chuyên trách); giảm dần và tiến tới không ban hành hình thức pháp lệnh, luật hóa tối đa các quyết định của Quốc hội[63, tr.97-103]. Do đó, “trong tƣơng lai không xa nữa, một khi Quốc hội trở thành hoạt động chuyên trách thƣờng xuyên, những phần việc mà Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội đảm trách thay mặt cho Quốc hội ngày sẽ một giảm đi, đi đến chỗ triệt tiêu và gạt bỏ đi những quy định không thuần khiết của mình” thì Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội sẽ chuyển sang đảm nhận các nhiệm vụ thƣờng trực, đảm bảo hoạt động thƣờng xuyên của Quốc hội”[43], chủ yếu là vai trò xem xét chuẩn bị cho các kỳ họp của Quốc hội và điều hòa phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban. Vì vậy, việc UBTVQH giải thích Hiến pháp nói riêng và giải thích luật cũng nhƣ giải thích pháp lệnh trong tƣơng lai sẽ không còn.

- Thêm vào đó, yêu cầu của tính tối cao của Hiến pháp trong nhà nƣớc pháp quyền cũng không thể tồn tại việc “cấp dƣới” lại đi làm rõ những điều mà “cấp trên” đã định ra. Với bản chất làm rõ về nội dung cũng nhƣ phạm vi áp dụng các quy định của Hiến pháp, giải thích Hiến pháp sẽ là cách thức để mang lại sự thống nhất trong cách hiểu và cách thực hiện các nội dung đã đƣợc Hiến pháp quy định – xét cho cùng thì đây cũng chính là một hoạt động nhằm bảo vệ hiến pháp. Bảo vệ nội dung “đích thực”, “nguyên thủy” của Hiến pháp. Vậy, liệu Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, với tỷ lệ 14 thành viên UBTVQH/498 ĐBQH có đảm bảo đƣợc sự “đại diện ý chí thống nhất” của toàn thể Quốc hội hay không, có thật sự phản ánh đƣợc “ẩn ý của nhà làm luật” (Quốc hội) hay không? Hơn nữa, việc UBTVQH dùng hình thức Nghị quyết của mình để giải thích Hiến pháp, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) cũng không thể bảo đảm tính trật tự và tính thứ bậc về giá trị pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Bởi giá trị pháp lý của văn bản giải thích Hiến pháp chính là giá trị pháp lý của Hiến pháp; do đó, văn bản này phải có giá trị tối cao và là cơ sở cho các văn bản khác phải tuân theo. Nhƣng theo quy định của pháp luật hiện hành thì Nghị quyết giải thích Hiến pháp của UBTVQH chỉ là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý dƣới Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Vậy, việc dùng một văn bản có giá trị pháp lý “bậc dƣới” để thể hiện các nội dung có giá trị pháp lý “bậc cao hơn” liệu có hợp lý hay không? Xuất phát từ những bất cập đó, không còn cách nào khác, phải trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho chính ngƣời đã làm ra nó - Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất.

Trong giới khoa học hiện nay, đang tồn tại một số quan điểm về xây dựng một cơ chế bảo hiến ở Việt Nam theo hƣớng hình thành một thiết chế bảo hiến chuyên trách nhƣ Tòa án Hiến pháp hoặc Hội đồng bảo hiến và trao thẩm quyền giải thích Hiến pháp cho cơ quan này[34, tr.13]. Việc thiết lập một cơ chế bảo hiến ở Việt Nam trong thời gian tới thật sự là rất cần thiết để bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, thực hiện tài phán Hiến pháp, trong đó có cả việc “kiểm soát hành vi lập pháp của Quốc hội, UBTVQH”…Đúng nhƣ nội dung Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ƣơng khoá IX, tại Đại hội đại biểu toàn quốc khoá X đã ghi nhận và thể hiện nhƣ một mục tiêu, nhiệm vụ không

thể thiếu trong giai đoạn xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đó là: “Xây dựng cơ chế phán quyết về

những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”[65].

Thiết nghĩ, việc thiết lập cơ chế bảo hiến ở Việt Nam là cần thiét, nhƣng, đúng nhƣ một số nhà khoa học hiến pháp hiện nay nhận định, Việt Nam khó có thể thành lập một cơ quan bảo hiến theo mô hình Tòa án hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến nhƣ ở các nƣớc khác trên thế giới Điều này xuất phát chính từ nguồn gốc sự ra đời của thiết chế bảo hiến ở các nƣớc trên thế giới. Tòa án hiến pháp hay Hội đồng bảo hiến chính là sản phẩm của nhà nƣớc phân quyền, của nguyên tắc sự hạn chế, đối trọng quyền lực nhà nƣớc. Còn Việt Nam chúng ta, nhà nƣớc đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa; sự hiện diện của Quốc hội là sự hiện diện của cơ quan quyền lực nhà nƣớc cao nhất, thực hiện quyền dân chủ[43]. Do đó, khó có thể dung hợp đƣợc với thiết chế Tòa án Hiến pháp[45, tr.214] hay Hội đồng bảo hiến, vì theo nguyên tắc tập trung quyền lực thì tƣ pháp không thể đứng trên, thậm chí là ngang hàng với lập pháp. Với cách tiếp cận đó, chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp mới đủ tƣ cách và thẩm quyền để giải thích Hiến pháp.

Thứ hai, Quốc hội phải nhanh chóng ban hành quy trình, thủ tục giải thích Hiến pháp theo quy định của Điều 13 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Về nguyên tắc, trình tự, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp phải được quy định một cách chặt chẽ.

Nhƣ đã nói, Hiến pháp là đạo luật quy định những vấn đề quan trọng và cơ bản nhất của một quốc gia. Để bảo vệ các quy định của Hiến pháp, lịch sử khoa học Hiến pháp cho thấy có nhiều cơ chế và cách thức khác nhau. Tuy nhiên, một trong các cách đƣợc hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng đó là quy định thật chặt chẽ về trình tự, thủ tục trong việc xây dựng, thi hành và bảo vệ các quy định của Hiến pháp. Nhìn chung, trình tự, thủ tục này đƣợc thiết lập ở một cấp độ cao hơn hẳn so với thƣờng luật. Hoạt động giải thích Hiến pháp chính là việc làm rõ về nội dung, tƣ tƣởng các quy định của Hiến pháp, nhằm bảo đảm tính chính xác, tính nguyên thủy của các quy định đó. Do đó, trình tự, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp cũng tất nhiên phải đƣợc quy định

khác so với trình tự, thủ tục khi giải thích thƣờng luật. Mức độ chặt chẽ của trình tự, thủ tục cho hoạt động giải thích Hiến pháp thƣờng tƣơng tự nhƣ hoạt động ban hành, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (tất nhiên để đáp ứng tính thời sự của việc giải thích có thể thực hiện theo một quy trình, thủ tục đơn giản hơn).

Tƣ tƣởng về việc cần thiết phải phân biệt giữa trình tự, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp với hoạt động giải thích luật, pháp lệnh đã đƣợc Quốc hội chúng ta nhận thức và thể hiện trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (2001). Theo đó, quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp đã đƣợc tách riêng để quy định trong một văn bản khác (Điều 13). Tuy nhiên, cho đến nay, tƣ tƣởng này lại chƣa đƣợc nhận thức và triển khai một cách đầy đủ. Theo quy định của Nghị quyết số 26/2004 ban hành Quy chế hoạt động của UBTVQH thì quy trình, thủ tục giải thích Hiến pháp lại đƣợc thực hiện nhƣ quy trình thủ tục giải thích luật, pháp lệnh (Điều 46) và nhìn chung là giống các quy trình, thủ tục ban hành các nghị quyết khác của UBTVQH, thậm chí còn đơn giản, rút gọn hơn. Tồn tại này đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới đó là Quốc hội phải nhanh chóng nghiên cứu để ban hành một văn bản quy định về trình tự, thủ tục riêng cho hoạt động giải thích Hiến pháp. Có nhƣ vậy, các nội dung giải thích Hiến pháp mới đƣợc bảo đảm về chất lƣợng.

Thứ ba, văn bản giải thích Hiến pháp phải được xác định cụ thể về hình thức cũng như giá trị pháp lý trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam.

Với việc xác định chủ thể giải thích Hiến pháp là Quốc hội và khi thực hiện giải thích Hiến pháp Quốc hội tuân thủ trình tự, thủ tục luật định sẽ cho ra đời một văn bản giải thích dƣới hình thức nghị quyết của Quốc hội. Nghị quyết giải thích Hiến pháp của Quốc hội là hình thức thiết nghĩ là phù hợp nhất với điều kiện Việt Nam hiện nay. Hoạt động ban hành nghị quyết này hoàn toàn tƣơng tự với hoạt động ban hành nghị quyết để sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhƣ Quốc hội đã từng làm trong lịch sử. Giá trị pháp lý của nghị quyết giải thích Hiến pháp của Quốc hội cũng có giá trị pháp lý tƣơng tự nhƣ giá trị pháp lý của nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp – giá trị nhƣ Hiến pháp. Tức là, khi nói

đến Hiến pháp 1992 là đã bao hàm cả những nội dung đã đƣợc sửa đổi, bổ sung và giải thích theo nghị quyết của Quốc hội.

3.2.3.2. Về giải thích luật, pháp lệnh - cần hoàn thiện các nội dung của hoạt động giải thích luật, pháp lệnh

Thứ nhất, hoạt động giải thích luật, pháp lệnh cần phải được đặt trong hoạt động giải thích pháp luật nói chung

Mặc dù, hoạt động giải thích pháp luật không phải là phạm vi nghiên cứu của luận văn, nhƣng hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là một bộ phận của hoạt động giải thích pháp luật. Để hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đòi hỏi phải đặt nó trong một hệ thống đồng bộ. Có nhƣ thế, chúng ta mới thấy đƣợc vị trí, vai trò của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh so với các hoạt động giải thích pháp luật khác. Hơn nữa, đúng nhƣ PGS, TS Nguyễn Đăng Dung đã nói, giải thích pháp là một hoạt động tất yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc đƣa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống và mọi Nhà nƣớc đều phải thực hiện[45, tr.219].

Thực tế Việt Nam cho thấy, bên cạnh hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH, hoạt động giải thích các văn bản pháp luật khác (cả luật và các văn bản dƣới luật) vẫn đƣợc thực hiện bởi các chủ thể khác nhƣ Chính Phủ, Toà án nhân dân tối cao ... Các văn bản có chứa đựng các nội dung giải thích pháp luật này có số lƣợng rất lớn và có giá trị thực thi hành cao, trực tiếp đi vào đời sống xã hội. Bởi lẽ, ở Việt Nam các văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, thông tƣ, nghị quyết ... mới là các văn bản đƣợc áp dụng trong quá trình thực hiện và thậm chí còn đƣợc viện dẫn trong quá trình xét xử. Tuy nhiên, chƣa có một văn bản pháp luật nào quy định về các hoạt động này nên nên chúng vẫn đang bị “mặc bởi một cái áo khác” nhƣ Nghị định, Thông tƣ của Chính Phủ; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán của Toà án nhân dân tối cao.

Đã đến lúc cần phải nhìn nhận lại giá trị của bản Hiến pháp năm 1959 khi quy định về hoạt động giải thích pháp luật của UBTVQH. Hơn nữa, trong nhà nƣớc pháp quyền, đòi hỏi mọi hoạt động của cơ quan nhà nƣớc đều phải thực hiện một cách minh bạch, trên cơ sở và tuân thủ các quy định của pháp luật. Dó đó, trong thời gian tới, Quốc hội phải nhanh chóng bằng việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật để quy định cụ thể về hoạt động giải thích pháp luật,

trong đó ngoài việc cụ thể hóa hơn nữa về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, còn phải quy định về thẩm quyền giải thích các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Thứ hai, cần có sự phân định về thẩm quyền giải thích giữa các chủ thể trong hoạt động giải thích luật, pháp lệnh

Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Hiến pháp, UBTVQH là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Về thực chất, thẩm quyền này là thẩm quyền của Quốc hội, nhƣng do nhiều lý do mà Quốc hội đã trao quyền cho UBTVQH thông qua hoạt động uỷ quyền lập pháp. Cơ chế giao cho nhánh quyền lực lập pháp thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc thiết lập trên cơ sở của quan điểm: thứ nhất, hoạt động này là hoạt động lập pháp mà ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp; thứ hai, Hiến pháp, luật, pháp lệnh là do Quốc hội làm ra, thể hiện ý chí của Quốc hội; do đó, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh tất yếu và đƣơng nhiên phải đƣợc thực hiện bởi nhánh quyền lực lập pháp.

Nếu tiếp cận dƣới góc độ lý luận, tôi hoàn toàn nhất trí với quan điểm trên. Nhƣng có lẽ đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận lại một phần quan điểm trên khi cho rằng hoạt động lập pháp nhất thiết và bắt buộc phải đƣợc thực hiện bởi nhánh quyền lực lập pháp. Bởi lẽ, đây là giai đoạn, thời điểm thích hợp nhất để chúng ta nhìn nhận lại vấn đề và thay đổi cách tiếp cận về nó. Lịch sử của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở Việt Nam qua gần 50 năm đã phán ánh trung thực và đầy đủ nhất về tính hợp lý và hiệu quả của nó. Trong vòng gần 50 năm (từ năm 1959 cho đến nay T11/2006), hoạt động này mới chỉ một lần duy nhất đi vào thực tế. 01 lần/50 năm - một tỷ lệ thật quá khiêm tốn so với thực trạng của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay. Phải chăng, đã đến lúc, chúng ta hãy thay đổi cách tiếp cận từ góc độ lý luận sang góc độ thực tế, để có thể thấy đƣợc rằng “ai” thực hiện hoạt động này là hợp lý và mang lại hiệu quả nhất.

Nhƣ chúng ta đã biết, về mặt lý luận và dƣới góc độ mục đích của chủ thể thực hiện việc giải thích thì khi giải thích bất cứ một sự vật, hiện tƣợng nào của

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 88)