Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 74)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

2.2.2.Những tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã đạt đƣợc nhứng thành tựu đáng kể nên trên, tuy nhiên thực tế cho thấy các quy định của pháp luật về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nƣớc ta còn tồn tại nhiều vấn đề đáng quan tâm về cả sự ghi nhận của pháp luật và việc thực thi các quy định về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

2.2.2.1 Tồn tại trong cơ sở pháp lý

- Thứ nhất, chƣa tiếp cận một cách đầy đủ về hoạt động giải thích pháp luật. Tức là, ngoài việc quy định về giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, pháp luật hiện hành chƣa quy định về các hoạt động giải thích pháp luật khác. Nguyên nhân của tồn tại này chính là do chúng ta chƣa nhận thức đƣợc bản chất, tính chất và đặc điểm của hoạt động giải thích pháp luật. Do đó, chƣa có sự nhận thức đúng đắn về vị trí và vai trò của hoạt động giải thích pháp luật trong đời sống pháp luật. Hoạt động giải thích pháp luật hiện nay còn bị đánh đồng với hoạt động quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành luật của Chính Phủ, kể cả hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp. Sự nhận thức chƣa đúng đắn này không chỉ tồn tại ở các chủ thể không am hiểu pháp luật mà còn tồn tại và ăn sâu vào ý thức, quan điểm của những chủ thể có kiến thức pháp luật và có trách nhiệm trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Đã đến lúc chúng ta phải có sự nhìn nhận đúng đắn về vị trí và vai trò của hoạt động giải thích pháp luật nói chung. Cần có sự phân biệt và thể hiện sự phân biệt giữa giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với giải thích các văn bản khác vào trong nội dung các điều luật cụ thể. Các nội dung của hoạt động giải thích các văn bản khác không phải là Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng phải đƣợc ghi nhận và quy định một cách cụ thể. Không thể tồn tại tƣ duy và quan điểm đánh đồng giữa hoạt động giải thích pháp luật với hoạt động hƣớng dẫn và quy định chi tiết.

- Thứ hai, hoạt động giải thích Hiến pháp chƣa đƣợc phân biệt với hoạt động giải thích luật, pháp lệnh và các hoạt động giải thích pháp luật khác. Cho đến nay tất cả các nội dung của hoạt động giải thích Hiến pháp đều đƣợc thực

hiện giống hoạt động giải thích luật, pháp lệnh. Điều này chƣa thể hiện đƣợc đặc tính của nhà nƣớc pháp quyền với vị trí tối cao của Hiến pháp;

Thứ ba, UBTVQH là chủ thể duy nhất có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là chƣa hợp lý, đặc biệt về giải thích Hiến pháp và giải thích luật. Điều này đã đƣợc nhiều nhà khoa học đặt ra, vì khi UBTVQH giải thích Hiến pháp, luật sẽ phát sinh rất nhiều vƣớng mắc về lý luận cũng nhƣ thực tế (nội dung này sẽ đƣợc tác giả thể hiện cụ thể hơn trong phần lập luận của kiến nghị, Chƣơng 3). Thiết nghĩ, đây cũng là một hạn chế làm cho thẩm quyền này chƣa mang tính khả thi.

Thứ tƣ, quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích còn chƣa cụ thể, thiếu chi tiết. Cụ thể là: i) Quy trình, thủ tục của việc giải thích Hiến pháp chƣa đƣợc Quốc hội quy định chi tiết theo khoản 1 Điều 13 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; ii) Chƣa phân biệt quy trình, thủ tục giữa việc UBTVQH tự mình thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và việc UBTVQH thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo đề nghị của các chủ thể có thẩm quyền khác; iii) Quy trình tiếp nhận và xử lý đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chƣa đƣợc quy định. Các nội dung cơ bản và yêu cầu của đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chƣa đƣợc quy định cụ thể làm căn cứ cho hoạt động xử lý đề nghị; iv) Việc phân công soạn thảo dự thảo nghị quyết trong trƣờng hợp đại biểu Quốc hội đề nghị giải thích chƣa đƣợc làm rõ; v) Quy trình, thủ tục trong hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích chƣa đƣợc quy định; vi) Việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung giải thích chƣa đƣợc quy định cụ thể; vii) Chƣa xác định thẩm quyền của Chủ tịch nƣớc ký công bố đối với nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo quy định của Điều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; viii) Các thời hạn trong từng giai đoạn chƣa đƣợc xác định.

2.2.2.2 Tồn tại trong quá trình thực hiện

Bên cạnh các tồn tại về cơ sở pháp lý nhƣ trên, việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trên thực tế, dù chỉ qua một lần duy nhất UBTVQH thực việc giải thích điểm c khoản 2 Luật thƣơng mại cũng đã xuất hiện một số tồn tại sau đây:

- Các chủ pháp luật nói chung và các chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh nói riêng chƣa hiểu đầy đủ và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.

- Hoạt động phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nƣớc chƣa đáp ứng yêu cầu của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

- Việc tuân thủ quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích luật còn hạn chế.

- Tình trạng quá tải trong công việc của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giải thích và trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ ở các cơ quan nhà nƣớc còn hạn chế.

Kết luận Chương 2

Lịch sử Quốc hội Việt Nam đã trải qua 60 năm (1945 - 2006). Tuy nhiên, không phải ngay từ đầu chúng ta đã ghi nhận hoạt động giải thích pháp luật nói chung và hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh nói riêng. Quá trình phát triển của Quốc hội trong 60 năm qua là quá trình thể hiện sự phát triển và hoàn thiện về tƣ duy cũng nhƣ nhận thức đối với hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Cho đến nay, về cơ sở pháp lý cũng nhƣ hoạt động thực tiễn đã cho thấy hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã có những bƣớc phát triển nhất định. Các nội dung của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã đƣợc pháp luật đề cập và quy định một cách bao quát. Việc tiến hành giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của UBTVQH chƣa nhiều nhƣng cũng đã đƣợc tiến hành.

Nội dung của Chƣơng đã thể hiện một cách có hệ thống theo quá trình lịch sử và bao quát hết các nội dung của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đã nêu ra đƣợc thực trạng của việc UBTVQH tiến hành giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Từ đó đƣa ra đƣợc các ƣu điểm, nhƣợc điểm của cả hai nội dung trên làm cơ sở cũng nhƣ căn cứ cho các đề xuất nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong thời gian tới - Nội dung sẽ đƣợc xây dựng ở Chƣơng 3 của Luận văn.

Chƣơng 3:

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 74)