Giai đoạn từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 50)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm

Trƣớc năm 1945, nƣớc ta là nƣớc phong kiến và thực dân nửa phong kiến nên không có Hiến pháp. Nhƣng các triều đại phong kiến Việt Nam cũng đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của pháp luật trong việc trị dân và cai quản đất nƣớc nên rất nhiều luật, hƣơng ƣớc… đã đƣợc ban hành. Theo lịch sử nhà nƣớc và pháp luật Việt Nam, Hình thƣ là đạo luật thành văn đầu tiên, đƣợc chính thức đƣợc ban hành (năm Nhâm Ngọ 1042) dƣới triều vua Lý Thái Tổ. Theo thống kê tƣ̀ sách Đại việt sử ký toàn thƣ cho thấy, trong 32 năm đầu của nhà Lý (1010 - 1042), không kể các văn bản pháp luâ ̣t liên quan đến viê ̣c củng cố quân đô ̣i và các cuô ̣c chinh pha ̣t , hai ông vua đầu tiên của vƣơng triều này đã ban hành 23 chiếu, 2 lê ̣nh và 3 "đi ̣nh lê ̣nh" về các mă ̣t : hành chính, văn hóa, hình luâ ̣t (xét kiện), cƣ́u tế xã hô ̣i. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, chính trị và trình độ quản lý lúc đó nên hoạt động giải thích pháp luật chƣa đƣợc đặt ra nên các

quan lại trông coi pháp luật hoàn toàn có quyền giải thích pháp luật theo nhận thức chủ quan để có lợi cho mình , làm cho "việc kiê ̣n tụng trong nước phiền nhiễu"; quan la ̣i trông coi pháp luâ ̣t "câu nệ luật văn”[30].

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã xóa bỏ hệ thống chính quyền thực dân phong kiến cùng các công cụ thống trị của nó, giành chính quyền về tay nhân dân xác lập nên nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhận thức đƣợc vị trí, vai trò của Hiến pháp và pháp luật, chỉ một năm sau khi giành chính quyền, ngày 20/9/1945, Chính phủ lâm thời đã ra Sắc lệnh số 4 thành lập Ủy ban dự thảo hiến pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Trƣởng ban. Đến ngày 9/11/1946, Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 2 đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nƣớc ta - Hiến pháp năm 1946. Nhƣng trong giai đoạn này, với nhiệm vụ là bảo toàn lãnh thổ, giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trên nền tảng dân chủ[1] nên giải thích pháp luật, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chƣa đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 1946. Mặc dù vậy, hoạt động giải thích pháp luật cũng đã đƣợc nhận thức và thể hiện trong nhiều văn bản quy phạm. Dƣới đây là một số nội dung trong các văn bản đó, cụ thể là:

* Một số Sắc lệnh

Sắc lệnh số 47 ngày 7/4/1946 của Chủ tịch Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, về việc tổ chức Bộ Ngoại giao, đã quy định nhiệm vụ của Phòng Luật pháp là: “Giải thích các luật lệ quốc tế và các điều ước”(phần Lời nói đầu). Sắc lệnh số 191 ngày 1/10/1946 của Chủ tịch Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, về việc thiết lập ở Bộ nội vụ một Nha thanh tra hành chính và Chính trị quy định các viên Thanh tra có nhiệm vụ: “Chỉ dẫn, giải thích và giải quyết giúp các trường hợp khó khăn có thể sảy ra trong khi thi hành các luật lệ không ở trong phạm vi chuyên môn” (khoản d, Điều 7). Sắc lệnh số 226 ngày 28/11/1946 của Chủ tịch Chính Phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, về việc tổ chức Bộ lao động quy định: “Giải thích những luật lệ lao động khi có sự khó khăn về việc thi hành” (Điều 3). Sắc lệnh số 149 ngày 12/4/1953 của Chủ tịch nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà quy định: “Một nghị định của Thủ tướng Chính phủ sẽ giải thích và ấn định chi tiết thi hành sắc lệnh này.” (Điều 37);

* Một số Thông tƣ

Thông tƣ số 1086 của Thủ tƣớng Chính Phủ Phan Kế Toại đã ký ban hành ngày 18/10/1956, về biện pháp pháp lý áp dụng trong việc trả lại tự do cho những ngƣời bị oan về tội phản động và phá hoại trong giảm to, cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức đã quy định “Thông tư này giải thích nội dung nghị quyết Hội đồng Chính phủ ”. Thông tƣ số 2098 của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp Vũ Đình Hoè đã ký ban hành ngày 31/05/1957, để giải đáp một số thắc mắc của một số Toà án khi áp dụng Thông tƣ 301/VHH-HS (ban hành ngày 14/01/1957 để áp dụng Sắc lệnh 168-SL về việc trừng trị tội đánh bạc) trong khoảng thời gian chờ có Sắc lệnh giải thích chính thức của Chính Phủ, có quy định: “Trong khi chờ đợi, .. thì Bộ thấy có thể giải thích theo tinh thần (chứ không theo sát lời văn) của Sắc lệnh 168 để áp dụng luật lệ được sát với hoàn cảnh thực tế hiện nay hơn”.

Đặc biệt, Thông tƣ số 17 của Bộ Lao động do Bộ trƣởng Nguyễn Văn Tạo đã ký ban hành ngày 12/9/1957 để giải thích việc thi hành bản điều lệ tạm thời về huy động và sử dụng dân công trong thời hoà bình kiến thiết. Theo quy định của Thông tƣ này, “Bộ Lao động giải thích những điều đã quy định trong bản điều lệ đó, để việc thi hành được thống nhất” và Thông tƣ cũng đã giải thích rất nhiều nội dung cụ thể. Ví dụ:

Điều 1 của Điều lệ quy định "Tất cả công dân Việt Nam, đàn ông từ 18 đến 50 tuổi, đàn bà từ 18 đến 45 tuổi đều có nghĩa vụ đi dân công", Thông tư đã giải thích rõ hơn cụm từ “công dân Việt Nam” với hai nội dung cần chú ý là: thứ nhất, người ngoại kiều, và những người chưa định rõ quốc tịch thì không có nghĩa vụ đi dân công. Nhưng nếu có người tự nguyện tham gia đi dân công thì cũng được hưởng những quyền lợi quy định trong điều lệ dân công; thứ hai, những người bị tước quyền công dân vẫn phải đi dân công; số ngày làm việc, tiền thù lao cũng được hưởng theo thể lệ chung, nhưng không được ghi công nghĩa vụ”;

* Chỉ thị số 4549 của Thủ tƣớng Chính Phủ, do Thủ tƣớng Chính Phủ Lê

Thanh Nghị ký ban hành ngày 01/07/1957 về giải thích quyền tự tuyển dụng công nhân, nhân viên của xí nghiệp quốc doanh trong quyết định số 130/TTg.

Cụ thể nhƣ sau: “Điều 3 nhỏ trong mục II có đoạn nói: các xí nghiệp có

quyền tự quyết định việc chi tiêu về sản xuất và tuyển mộ công nhân, nhân viên theo như quy định trong kế hoạch, với điều kiện là chấp hành các kế hoạch đã được Nhà nước duyệt y.

Như thế nghĩa là: các xí nghiệp quốc doanh thi hành chế độ hạch toán kinh tế có quyền tự tuyển mộ nhân công theo yêu cầu tiêu chuẩn (sức khoẻ, kỹ thuật chuyên môn) của xí nghiệp mình với điều kiện là chấp hành kế hoạch nhân công đã được Nhà nước duyệt y, theo hướng phân phối giới thiệu của cơ quan Lao động. Trong khi tuyển mộ phải chấp hành những nguyên tắc, thủ tục do Bộ Lao động quy định, không được tuyển mộ ngang tắt, mà phải qua cơ quan Lao động phân phối.

Trường hợp cơ quan Lao động không phân phối và giới thiệu được người đủ tiêu chuẩn thì xí nghiệp có quyền không nhận, hoặc thuê mướn người khác để bảo đảm kế hoạch sản xuất.”;

Tóm lại, trong giai đoạn trƣớc năm1959, hoạt động giải thích pháp luật, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chưa được Hiến pháp và các đạo luật khác ghi nhận một cách chính thức với tư cách là một thẩm quyền của một cơ quan nhà nước. Nhƣng không vì thế mà hoạt động giải thích pháp luật không

diễn ra. Thực tế đã cho thấy, do hệ thống pháp luật còn ít, với nhiều điểm hạn chế nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nƣớc đã thực hiện các hoạt động giải thích pháp luật (trong đó chủ yếu là giải thích Sắc lệnh của các Bộ). Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc mang nha của ý tƣởng cần quy định về hoạt động giải thích pháp luật và tính tất yếu khách quan của hoạt động giải thích pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)