Giai đoạn từ 1959 đến

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 53)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

2.1.2.Giai đoạn từ 1959 đến

2.1.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh Trong bối cảnh chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, miền Bắc đƣợc giải phóng và bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hiến pháp năm 1946 đã hoàn thành xứ mạng. Đất nƣớc ta bƣớc sang một trang sử mới với yêu cầu và nhiệm vụ mới, do đó, cần thiết phải có một bản Hiến pháp mới.

Hiến pháp năm 1959 đƣợc Quốc hội khoá I, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 31/12/1959. Theo quy định của bản Hiến pháp này, UBTVQH đƣợc thành lập

trên cơ sở của Ban Thƣờng trực Quốc hội trƣớc đó. Một trong các thẩm quyền của UBTVQH đƣợc Hiến pháp quy định là thẩm quyền giải thích pháp luật (khoản 3 Điều 53, Hiến pháp). Sau đó, thẩm quyền này lại đƣợc tiếp tục đƣợc thể hiện lại trong các văn bản nhƣ: Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng Chính Phủ, Luật tổ chức Toà án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà nhân dân địa phƣơng; Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Theo quy định của Hiến pháp và các luật trên, có thể thấy hoạt động giải thích pháp luật có những đặc điểm sau: Thứ nhất, các quy định mới chỉ dừng

lại ở nguyên tắc, chƣa thể hiện đƣợc khái niệm giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; Thứ hai, chủ thể thực hiện giải thích pháp luật là UBTVQH, nhƣng hình thức của văn bản giải thích chƣa đƣợc xác định cụ thể là pháp luật [2, Điều 53], nghị quyết[2, Điều 54] hay pháp lệnh[2, Điều 73,74] của UBTVQH; Thứ ba,

chủ thể đề nghị giải thích pháp luật lần đầu tiên đƣợc quy định. Cụ thể: Trong Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của các Toà nhân dân địa phƣơng, ban hành ngày 23/3/1961, tại điểm đ Điều 2 có quy định: “Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao có nhiệm vụ: thảo luận những vấn đề pháp luật cần đề nghị UBTVQH giải thích; trong Pháp lệnh

quy định cụ thể về tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đƣợc UBTVQH ban hành ngày 16/4/1962, tại điểm b Điều 2 đã quy định Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn “Trình UBTVQH những

đề nghị giải thích pháp luật”.

Nhƣ vậy, cơ sở pháp lý của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở giai đoạn này cũng nhƣ giai đoạn trƣớc, khái niệm giải thích Hiến pháp,

luật, pháp lệnh chưa được xây dựng là một thẩm quyền của UBTVQH. Nhƣng

nếu tiếp cận hoạt động này dƣới góc độ là một bộ phận của giải thích pháp luật thì với việc ban hành Hiến pháp 1959 - cơ sở pháp lý nền tảng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hoạt động giải thích pháp luật, giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nƣớc ta đã bắt đầu một giai đoạn mới. Nó lần đầu tiên, chính thức đƣợc ghi nhận trong một văn bản quan trọng.

2.1.2.2. Tình hình triển khai thẩm quyền giải thích pháp luật của UBTVQH

Tra khảo hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kỳ này cho thấy, kể từ khi đƣợc ghi nhận lần đầu trong Hiến pháp 1959 cho đến hết năm 1979, UBTVQH chƣa một lần sử dụng thẩm quyền này. Dù vậy, tác giả nhận thấy, một lần nữa, hoạt động giải thích pháp luật nói chung và giải thích luật, giải thích pháp lệnh nói riêng vẫn đƣợc tiến hành trên thực tế , với đầy đủ các nội dung của nó. Tức là, đối tƣợng của hoạt động giải thích pháp luật là các quy định nằm trong Sắc lệnh của Chủ tịch nƣớc, Pháp lệnh của UBTVQH; giá trị pháp lý của các văn bản đó vẫn mang tính bắt buộc. Tuy nhiên, do chủ thể giải thích trong giai đoạn này lại không phải là UBTVQH nhƣ Hiến pháp quy định mà chủ yếu là các Bộ, nên hình thức văn bản giải thích không phải là Nghị quyết hay Pháp lệnh của UBTVQH mà chủ yếu đƣợc thể hiện dƣới dạng các thông tƣ và kèm theo hoạt động giải thích pháp luật là việc hƣớng dẫn thi hành. Có thể kể đến một số hoạt động giải thích luật, pháp lệnh nhƣ sau:

* Thông tƣ số 292 của Bộ trƣởng Bộ Công an, do Bộ trƣởng Lê Quốc Thân ký ban hành ngày 25/4/1960 để giải thích và hƣớng dẫn chi tiết về việc khen thƣởng tổng kết cho bốn lực lƣợng vũ trang của ngành công an đƣợc thực hiện theo quy định của Điều 5, 6 và 7 của Sắc lệnh số 054/SL ngày 2/2/1958 của Chủ tịch nƣớc;

* Thông tƣ số 141 của Bộ Trƣởng Bộ Công an, do Bộ trƣởng Trần Quốc Hoàn ký ban hành ngày 22/07/1963 để giải thích việc sử dụng quyền hạn nói ở điểm 4 và 5 trong Pháp lệnh của UBTVQH thông qua ngày 16/7/1962. Để giải thích quy định của Pháp lệnh: “Trong khi thi hành nhiệm vụ khẩn cấp, ngăn

chặn hành động phá hoại; đuổi bắt kẻ phạm tội; cấp cứu người bị nạn, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân được quyền mượn các loại phương tiện giao thông vận tải và phương tiện thông tin liên lạc ...”, Thông tƣ đã giải thích nhƣ sau:

“Nhiệm vụ khẩn cấp đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân cần phải mượn

phương tiện giao thông vận tải và thông tin liên lạc, nhưng chỉ hạn trong ba trường hợp:

a- Ngăn chặn hành động phá hoại: Nghĩa là ngăn chặn hành vi dùng chất cháy, chất nổ, chất độc, vũ khí hoặc bằng bất cứ phương pháp nào khác có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước...

b- Đuổi bắt kẻ phạm tội: Nghĩa là đuổi bắt những kẻ phạm pháp quả tang, quy định trong Sắc luật số 002/SL.T ngày 18/6/1957 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa...

c- Cấp cứu người bị nạn: Nghĩa là gặp người bị tai nạn bất ngờ, nếu không đưa đi bệnh viện cấp cứu ngay thì nguy hiểm đến tính mạng người đó, ví dụ bị cảm ngã giữa đường bất tỉnh, động kinh ngất, phụ nữ có mang sắp đẻ, hoặc đang đẻ rơi, người bị tai nạn xe cộ, bị đánh thành thương, .v.v...”.

Ngoài ra, thực tế giai đoạn này cũng tồn tại nhiều văn bản giải thích Nghị định nhƣ: Điều 7 của Thông tƣ số 01 của Bộ Nội vụ, do Bộ trƣởng Ung Văn Khiêm ký ban hành ngày 06/01/1964 để giải thích và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 01, ban hành ngày 29/07/1964 của Chính Phủ về việc thống nhất quản lý nhà, đất ở các thành phố, thị xã. Thông tƣ số 12 của Bộ Nội vụ, do Bộ trƣởng Nguyễn Văn Ngọc ký ban hành ngày 22/04/1964 để giải thích một số chính sách cụ thể về quản lý nhà cửa. Đề giải thích quy định “tất cả nhà vắng chủ, không kể của người Việt Nam hay của ngoại kiều, đều do cơ quan quản lý nhà, đất trực tiếp quản lý: cho thuê, thu tiền thuê, đóng thuế và sửa chữa...”, của Nghị định trên, Thông tƣ đã giải thích nhƣ sau: “...Nhà vắng chủ nếu là nhà tranh, tre, nứa lá sơ sài (không kể nhà gỗ kiên cố) thì cơ quan quản lý nhà, đất giao cho người đang ở tự sử dụng, không thu tiền thuê... Đối với nhà vắng chủ phải hạn chế việc phá dỡ, ...”. Thông tƣ số 07 của Bộ Nội vụ, do Bộ trƣởng Ung Văn Khiêm ký ban hành ngày 08/04/1967 để giải thích và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 25, ban hành ngày 07/03/1967 của Chính Phủ về chế độ sử dụng nhà trong tình trạng sơ tán, phòng không. Thông tƣ số 07 của Bộ trƣởng Bộ Lao động, ngày 01/03/1975 giải thích và hƣớng dẫn việc sắp xếp và sử dụng hợp lý lực lƣợng cán bộ công nhân, viên chức qua chấn chỉnh tổ chức sản xuất và thực hiện tinh giảm bộ máy quản lý trong khu vực nhà nƣớc; Thông tƣ số 201 của Bộ Xây dựng, ngày 23/06/1978 hƣớng dẫn việc quản lý nhà, đất vắng chủ ở các tỉnh phía nam.

Tóm lại, có thể khẳng định rằng, giai đoạn từ năm 19159 đến năm1979 là giai đoạn mang tính bƣớc ngoặt, bản lề của hoạt động giải thích pháp luật. Đây là giai đoạn đầu tiên hoạt động này đƣợc ghi nhận chính thức trong các văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao. Mặc dù, sự ghi nhận đó cũng chỉ mang nguyên tắc, chƣa đầy đủ (mới quy định về hoạt động giải thích pháp luật mà chƣa quy định về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh) và thực trạng của hoạt động giải thích pháp luật cũng chƣa đƣợc thực hiện một cách quy củ, hợp pháp. Tuy nhiên, với sự ghi nhận và thực trạng đó, đã thiết lập nên một cơ sở pháp lý nền tảng và phản ánh trung thực những bất cập còn tồn tại trong việc thực thi hoạt động giải thích pháp luật. Đây chính là cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn cho sự phát triển của hoạt động giải thích pháp luật cũng nhƣ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 53)