Giai đoạn từ 1992 đến nay

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 59)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

2.1.4.Giai đoạn từ 1992 đến nay

2.1.4.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh Với đƣờng lối đổi mới toàn diện đất nƣớc xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tại kỳ họp thứ 11, ngày 15/4/1992 Quốc hội khóa VIII đã nhất trí thông qua bản Hiến pháp trong thời kỳ đổi mới đất nƣớc. Sau

đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Trên cơ sở tiếp tục kế thừa các quy định về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của các văn bản quy phạm pháp luật trƣớc đó, khoản 3 Điều 91 Hiến pháp 1992 đã một lần nữa ghi nhận hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Cụ thể hoá quy định này, Quốc hội, UBTVQH đã ban hành nhiều văn bản khác nhau nhƣ: Luật tổ chức Quốc hội năm 1992, 2001; Luật tổ chức Chính Phủ năm 1992, 2001; Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 1993, 1995), 2002; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, 2002; Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002); Quy chế hoạt động của UBTVQH đƣợc Quốc hội ban hành năm 1993; Nghị quyết của Quốc hội ban hành hành Quy chế hoạt động của UBTVQH/2004; Nghị quyết số 02 của UBTVQH về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội năm 1992; Nghị quyết số 369 của UBTVQH về việc thành lập Ban công tác lập pháp năm 2003; ...và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Trên cơ sở tìm hiểu nội dung của các văn bản trên, có thể thấy sự phát triển của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc thể hiện dƣới một số nội dung sau:

- Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, về bản chất không có sự thay đổi so với các giai đoạn trƣớc, vẫn đƣợc tiến hành bởi cơ quan thƣờng trực của Quốc hội. Nhƣng theo Hiến pháp 1992, cơ quan thƣờng trực của Quốc hội là UBTVQH (Điều 90), chứ không phải Hội đồng Nhà nƣớc nên không còn là “chủ tịch tập thể của nƣớc”. Nhƣng nội dung đáng lƣu ý về chủ thể giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn này đó là lần đầu tiên một hệ thống cơ quan giúp việc cho chủ thể có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã đƣợc thiết lập.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Văn phòng Quốc hội, Ban công tác lập pháp, Vụ Công tác lập pháp là các cơ quan có nhiệm vụ giúp UBTVQH trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội đƣợc ghi nhận trong Nghị quyết số 02 NQ/UBTVQH9 của UBTVQH ban hành ngày 17/10/1992 quy định về tổ chức, nhiệm vụ của Văn phòng Quốc hội. Khoản 1 Điều 2 của Nghị quyết quy định Văn phòng Quốc hội có nhiệm

vụ “Phục vụ Quốc hội và UBTVQH trong công tác xây dựng pháp luật; giải

thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh”. Nhiệm vụ của Ban công tác lập pháp đƣợc

xác lập theo Nghị quyết số 369/2003/NQ-UBTVQH11 của UBTVQH , ban hành ngày 17/3/2003 về việc thành lập Ban công tác lập pháp. Khoản 7 Điều 2 của Nghị quyết có quy định Ban công tác lập pháp có những nhiệm vụ và quyền hạn “Phục vụ UBTVQH trong công tác giải thích Hiến pháp, luật, pháp

lệnh, nghị quyết;”. Vụ công tác lập pháp là cơ quan giúp việc và thuộc Ban

công tác lập pháp. Với việc thiết lập nên hệ thống các cơ quan giúp việc trên, UBTVQH sẽ thực hiện giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh một cách chuyên môn hoá, mang lại tính hiệu lực và hiệu quả hơn.

- Thứ hai, về hình thức thể hiện và giá trị pháp lý của văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã lần đầu tiên đƣợc xác định cụ thể dƣới hình thức Nghị quyết của UBTVQH, qua đó, giá trị pháp lý của văn bản giải thích cũng đã đƣợc xác định là giá trị của nghị quyết của UBTVQH. Quy chế hoạt động của UBTVQH, đƣợc Quốc hội Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 7/7/1993 là văn bản đầu tiên ghi nhận về hình thức thể hiện của văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, với quy định: “UBTVQH thảo luận và thông qua nghị quyết về giải thích Hiến pháp, Luật,

Pháp lệnh. Nghị quyết về việc giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng” (khoản 4 Điều 17). Tiếp đó,

Khoản 2 Điều 21 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Khoản 3 Điều 15 Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 quy định Quy chế hoạt động của UBTVQH cũng đã quy định nội dung này;

- Thứ ba, lần đầu tiên chủ thể có quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc đề cập một cách độc lập so với thẩm quyền trình dự án luật, pháp lệnh, mặc dù phạm vi chủ thể này là không thay đổi. Trong đó, UBTVQH cũng là một trong các chủ thể này. Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004 về Quy chế hoạt động của UBTVQH thay thế cho Quy chế hoạt động của UBTVQH năm 1993, tại khoản 1 Điều 15 đã quy định: “UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ,

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ

chức thành viên của Mặt trận và của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế đã được Quốc hội phê chuẩn, điều ước quốc tế có điều khoản trái hoặc chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, UBTVQH”.

- Thứ tƣ, ý tƣởng phân biệt giữa hoạt động giải thích Hiến pháp và hoạt động giải thích luật, pháp lệnh đã đƣợc đặt ra. Cụ thể, ý tƣởng này đã đƣợc thể hiện trong Điều 13 và Mục 10 - giải thích luật, pháp lệnh của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996. Khoản 1 Điều 13 quy định “Việc

soạn thảo, thông qua, công bố Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp và thủ tục, trình tự giải thích Hiến pháp do Quốc hội quy định”. Mục 10, với hai Điều 52 và

Điều 53, chỉ quy định về giải thích luật, pháp lệnh mà không đề cập đến giải thích Hiến pháp.

- Thứ năm, về quy trình, tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Trong giai đoạn này, với sự ra đời của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996 và Quy chế hoạt động của UBTVQH năm 1993 và nămn 2004 thì quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, đã có sự phát triển và hoàn thiện vƣợt bậc. Theo đó, các giai đoạn cũng nhƣ các công việc, thủ tục cần phải tiến hành khi thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã đƣợc làm rõ. Tuy nhiên, với tính chất, nội dung và phạm vi nghị quyết của UBTVQH nên quy trình, thủ tục cũng đƣợc đơn giản hoá hơn. Cụ thể, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết số 26/2004/QH11 của Quốc hội ngày 15/6/2004, quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh gồm các bƣớc nhƣ sau:

* Đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Khi thấy có nhu cầu cần giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, UBTVQH tự mình quyết định việc giải thích hoặc Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận và của đại biểu Quốc hội đề nghị lên UBTVQH thực hiện việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh (Điều 15 Quy chế 2004). Trong văn bản đề nghị phải thể hiện đƣợc các nội dung cơ bản nhƣ sự cần thiết, nội dung quy định cần giải thích, các cách hiểu khác nhau về quy định...

Trong thời hạn ba mƣơi ngày, kể từ ngày nhận đƣợc đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ƣớc quốc tế, UBTVQH có trách nhiệm xem xét và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị biết ý kiến của UBTVQH về vấn đề này;

* Soạn thảo dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Sau khi, UBTVQH chấp nhận đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, căn cứ vào tính chất và nội dung của việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà UBTVQH giao cho: Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội để soạn thảo dự thảo nghị quyết. (Điều 53 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996). Thông thƣờng, nếu chủ thể đề nghị giải thích là cơ quan, tổ chức thì cơ quan, tổ chức đó thành lập Ban soạn thảo; nếu do UBTVQH trình thì UBTVQH thành lập Ban soạn thảo; nếu dự thảo có nội dung liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, thì UBTVQH thành lập Ban soạn thảo gồm đại diện có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức hữu quan; nếu dự thảo do Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trình, thì UBTVQH thành lập Ban soạn thảo theo đề nghị của cơ quan, đại biểu Quốc hội trình dự án

Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh sau khi đã đƣợc soạn thảo sẽ đƣợc trình UBTVQH để tiến hành thẩm tra. Thời hạn gửi dự thảo nghị quyết để thẩm tra chậm nhất là hai mƣơi ngày trƣớc ngày bắt đầu phiên họp UBTVQH (Điều 33 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật)

* Thẩm tra dự thảo nghị quyết giải thích.

Trên cơ sở dự thảo nghị quyết đã đƣợc cơ quan soạn thảo chuẩn bị, UBTVQH căn cứ vào nội dung và tính chất của nội dung cần giải thích, giao cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra.

Nhƣ vậy, chủ thể thực hiện việc thẩm tra là Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội. Ngoài ra. về lý thuyết, trong trƣờng hợp cần thiết, UBTVQH tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội trình Quốc hội quyết định thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội để thẩm tra dự nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh (Điều 26 Quy chế 2004).

Tuy nhiên, từ khi thiết lập quy định này chƣa có lần nào Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra về dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Ngay cả việc thành lập Uỷ ban lâm thời để thẩm tra dự án luật cũng chỉ một hai lần đƣợc thực hiện,

Về phạm vi thẩm tra, theo quy định của Điều 34 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan thẩm tra phải tiến hành thẩm tra về tất cả các mặt của dự thảo nghị quyết, nhƣng tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây :

- Sự cần thiết ban hành nghị quyết; đối tƣợng, phạm vi điều chỉnh; - Sự phù hợp của nội dung dự thảo với đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng; tính hợp hiến, hợp pháp của dự thảo và tính thống nhất của văn bản với hệ thống pháp luật; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo; - Tính khả thi của dự thảo.

Việc thẩm tra dự thảo nghị quyết có thể đƣợc thẩm tra một lần hoặc nhiều lần. Đối với dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc UBTVQH xem xét thông qua trong hai phiên họp thì dự thảo nghị quyết phải đƣợc cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra sơ bộ lần đầu. Đối với dự thảo nghị quyết trình UBTVQH xem xét, quyết định thông qua tại phiên họp thứ hai hoặc trong trƣờng hợp dự thảo đƣợc UBTVQH quyết định xem xét thông qua tại một phiên họp thì phải đƣợc cơ quan thẩm tra tiến hành thẩm tra chính thức. Điều 35 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Khi thẩm tra chính thức, cơ quan thẩm tra phải tiến hành phiên họp

toàn thể. Trong trường hợp dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết được giao cho nhiều cơ quan phối hợp thẩm tra, thì cơ quan được giao chủ trì thẩm tra có trách nhiệm tổ chức phiên họp liên tịch để tiến hành thẩm tra.Báo cáo thẩm tra phải phản ánh đầy đủ ý kiến của thành viên cơ quan thẩm tra”

* Thảo luận tại phiên họp và xem xét thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Thông thƣờng, UBTVQH quyết định xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết tại hai phiên họp. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất và nội dung của dự

thảo nghị quyết, UBTVQH có thể xem xét thông qua tại một phiên họp. Về cơ bản, trình tự, thủ tục thông qua tại một phiên họp và hai phiên họp là tƣơng tự nhau. Tại phiên họp thứ nhất, dự thảo nghị quyết sẽ đƣợc biểu quyết thông qua các nội dung cơ bản nhƣ phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng và những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Sau đó, trên cơ sở các ý kiến đóng góp, trong thời gian giữa hai phiên họp, UBTVQH chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tiến hành nghiên cứu tiếp thu và chỉnh lý dự thảo nghị quyết để trình UBTVQH thông qua tại kỳ họp thứ hai. Tại phiên họp thứ hai, sau khi, tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo nghị quyết đƣợc đọc trƣớc toàn thể phiên họp UBTVQH. Các thành viên UBTVQH tiến hành biểu quyết thông qua một số nội dung còn ý kiến khác nhau và biểu quyết toàn văn dự thảo nghị quyết. Nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc thông qua khi có quá nửa thành viên UBTVQH biểu quyết tán thành.

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành lại chƣa có sự thống nhất về trình tự thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

- Theo quy định của Điều 53 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996, dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh đƣợc thông qua theo trình tự sau:

+ Đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan, đại biểu Quốc hội đã có đề nghị giải thích được mời tham dự phiên họp trình bày ý kiến ;

+ Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết giải thích thuyết trình và đọc toàn văn dự thảo;

+ Đại diện cơ quan thẩm tra trình báo cáo thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích với tinh thần và nội dung của văn bản được giải thích;

+ Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;

+ Các thành viên của UBTVQH thảo luận; + Chủ tọa phiên họp kết luận;

+ UBTVQH biểu quyết;

+ Chủ tịch Quốc hội ký nghị quyết giải thích luật, pháp lệnh.

- Nhƣng theo quy định của Điều 46 Quy chế hoạt động của UBTVQH/2004, quy trình xem xét, thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ƣớc quốc tế theo trình tự sau đây:

+ Đại diện cơ quan được phân công chuẩn bị dự thảo nghị quyết trình bày dự thảo nghị quyết;

+ Đại diện Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội trình bày báo cáo thẩm tra;

+ Đại diện cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội có đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế, đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp UBTVQH và trình bày ý kiến;

+ UBTVQH thảo luận. Chủ tọa phiên họp kết luận và UBTVQH biểu quyết thông qua dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, điều ước quốc tế.

Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc thông qua khi quá nửa tổng số thành viên của UBTVQH biểu quyết tán thành (khoản 2 Điều 48 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật).

Tuy nhiên, trừ trƣờng hợp Chủ tịch nƣớc đề nghị xem xét lại đƣợc quy

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 59)