Hoàn thiện phải trên cơ sở các nguyên tắc chung của quá trình đổi mớ

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 85)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

3.2.1.Hoàn thiện phải trên cơ sở các nguyên tắc chung của quá trình đổi mớ

đổi mới

Hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chính là hoàn thiện các nội dung liên quan đến hoạt động nhƣ về chủ thể, hình thức, giá trị pháp lý của văn bản giải thích, quy trình, thủ tục trong hoạt động. Xét cho cùng, để thay đổi các nội dung này thì phải thay đổi các quy định của pháp luật. Do đó, khi tiến hành hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, chúng ta chắc chẵn sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc chung trong việc đổi mới hệ thống pháp luật. Cụ thể là các nguyên tắc sau đây:

Một là, việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải quán triệt và phù hợp với những đặc điểm của Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong đó, đặc điểm quan trọng nhất là: tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc phải theo nguyên tắc quyền lực nhà nƣớc thống nhất, có sự phân công rành mạch và sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp; Nhà nƣớc tôn trọng và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, đề cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nƣớc và công dân; thực hành dân chủ đồng thời với tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội bằng pháp luật; bảo đảm tính tối thƣợng của Hiến pháp; tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội ; bảo đảm sự giám sát của nhân dân và sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

Hai là, kịp thời thể chế hoá đƣờng lối, chính sách của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật; trong đó, đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ Hiến pháp và yêu cầu về tính minh bạch, cụ thể, dễ hiểu của các văn bản pháp luật. Ở nƣớc ta, Hiến pháp, luật, pháp lệnh chính là các phƣơng tiện thể chế hoá đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Vì vậy, làm rõ nội dung, tƣ tƣởng của Hiến pháp, luật, pháp lệnh chỉnh là bảo vệ đƣờng lối của Đảng, góp phần bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội. Nói cách khác, việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chính là góp phần làm rõ hơn, có nhận thức chính xác và thống nhất hơn về tƣ tƣởng cũng nhƣ đƣờng lối, phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc và xã hội;

Ba là, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải đƣợc hoàn thiện một cách đồng bộ trên tất cả các nội dung. Trƣớc hết, phải nhanh chóng hoàn thiện một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động giải thích Hiến pháp, luật ,pháp lệnh. Bởi chỉ có trên cơ sở pháp luật các nội dung của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mới đƣợc thay đổi về thẩm quyền của các chủ thể, hình thức, giá trị pháp lý cũng nhƣ quy trình, thủ tục của hoạt động. Bên cạnh đó, bản thân các chủ thể trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng cần phải hoàn thiện toàn diện để nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn hƣớng đến tính chuyên nghiệp của hoạt động và phải coi trọng công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao;

Bốn là, việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải dựa trên cơ sở kế thừa, phát huy những ƣu điểm của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh hiện hành, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm nƣớc ngoài để tìm ra cách thức, biện pháp hoàn thiện phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội của nƣớc ta. Việc tìm hiểu pháp luật các nƣớc quy định về giải thích pháp luật nói chung và giải thích Hiến pháp nói riêng, cho thấy, Việt Nam cần phải giải quyết hai vấn đề cơ bản là: i) phải cụ thể và tuân thủ quy định “Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nƣớc, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp” (Điều 146 Hiến pháp 1992) theo hƣớng phân biệt giải thích Hiến pháp với giải thích các văn bản pháp luật khác. ii) phải đảm bảo tính kịp thời của hoạt động giải thích theo hƣớng cần nghiên cứu để rút ngắn quy trình, thủ tục hoặc bên cạnh việc giải thích mang tính quy phạm cần phải tính đến việc giải thích trong những vụ việc cụ thể.

3.2.2. Hoàn thiện phải gắn liền với tính chất, yêu cầu, mục đích của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung, cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được thực hiện trên cơ sở pháp lý. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mang lại là làm rõ nội dung, tƣ tƣởng các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo thống nhất trong thực hiện pháp luật; vì vậy, hoạt động giải

thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng phải đƣợc thực hiện trên cơ sở là các quy định của pháp luật. Để đáp ứng đƣợc yêu cầu này đòi hỏi chúng ta phải bằng pháp luật để quy định thật đầy đủ, cụ thể và chi tiết các nội dung có liên quan đến hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Điều này lại càng quan trọng hơn trong nhà nƣớc pháp quyền;

Thứ hai, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải đáp ứng kịp thời các yêu cầu giải thích phát sinh trên thực tế; trở thành phƣơng tiện, cách thức kết nối, chuyển tiếp giữa nhà nƣớc và các chủ thể pháp luật trong việc hiểu các nội dung đã đƣợc Hiến pháp, luật, pháp lệnh ghi nhận. Yêu cầu này rất quan trọng trong nhà nƣớc ta hiện nay, là mục đích cuối cùng của việc hoàn thiện. Việc giải thích nếu đƣợc tiến hành kịp thời, đáp ứng đƣợc về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng các yêu cầu giải thích sẽ giúp cho Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc hiểu chính xác, thống nhất; qua đó, nhanh chóng đi vào cuộc sống, hạn chế đƣợc những sai phạm và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Thứ ba, phải bảo đảm có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của người dân trong quá trình thực hiện giải thích. Trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, thì tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với đặc tính là sự sáng tạo, kết quả của hoạt động ảnh hƣởng không chỉ những chủ thể là đối tƣợng điều chỉnh trực tiếp của quy định đƣợc giải thích mà còn ảnh hƣởng tới các chủ thể khác do tính bắt buộc chung của nó. Vì vậy, không có lẽ gì những đối tƣợng chịu sự điều chỉnh trực tiếp của quy định pháp luật đó cũng nhƣ mọi ngƣời dân không đƣợc tham gia đóng góp ý kiến vào trong quá trình giải thích. Tất nhiên, khi tham gia vào hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh các chủ thể đó phải tuân theo những quy định của pháp luật tƣơng ứng.

Thứ tư, hoạt động giải thích phải được thực hiện trên cơ sở đầy đủ các căn cứ, khoa học và hợp pháp. Việc giải thích chính là việc giảng giải, làm rõ hơn về nội dung và phạm vi của các quy định cần giải thích. Do vậy, để hoạt động này đạt đƣợc hiệu quả thì trong quá trình chuẩn bị ban hành văn bản giải thích cuối cùng, chủ thể có thẩm quyền giải thích cần phải tiến hành các hoạt động cần thiết nhƣ thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh, thẩm vấn…, qua đó tìm ra đƣợc bản chất, nguồn gốc, điều kiện, thời điểm, mục đích, ý nghĩa cũng

nhƣ mối liên hệ của quy định cần giải thích với các quy định khác của pháp luật trong một chỉnh thể thống nhất của hệ thống pháp luật. Có nhƣ vậy, nội dung giải thích mới có thể bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, thể hiện hết nội hàm sâu xa của quy định pháp luật cần giải thích đúng nhƣ thời điểm chúng đƣợc dự thảo và ban hành;

Thứ năm, các văn bản giải thích phải bảo đảm tính chính xác, đầy đủ, độc lập, khách quan, trung thực. Chính xác và đầy đủ là điều kiện quyết định của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, làm cho giải thích đúng và giải thích trúng. Bởi lẽ, chính vì có cách hiểu không chính xác và không đầy đủ làm phát sinh hoạt động giải thích nên không thể chấp nhận đƣợc việc sau khi đã giải thích mà các quy định pháp luật đƣợc giải thích lại không đảm bảo tính chính xác, đầy đủ. Để hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh bảo đảm tính chính xác, đầy đủ thì tính độc lập, khách quan và trung thực trong quá trình giải thích là điều kiện cần thiết. Tính độc lập, khách quan và trung thực ở đây đƣợc thể hiện thông qua địa vị pháp lý của chủ thể tiến hành việc giải thích cũng nhƣ cách thức tổ chức và hoạt động của chủ thể đó;

Thứ sáu, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng như việc thi hành văn bản giải thích phải có cơ chế kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Các hoạt động này sẽ làm cho hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đƣợc tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật; giúp các văn bản giải thích đƣợc thực hiện trên thực tế một cách nghiêm minh. Đồng thời, cũng là cơ chế hậu kiểm, nhằm phát hiện những sai phạm để giải quyết và xử lý kịp thời, nghiêm minh, bảo đảm pháp chế và trật tự pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 85)