- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần
2.1.3. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm
2.1.3.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh Sau thắng lợi vĩ đại của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, đất nƣớc ta đã hoàn toàn giải phóng, cả nƣớc bắt tay vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội[3, Lời nói đầu]. Trong hoàn cảnh đó, Hiến pháp 1980 đã ra đời và đƣợc Quốc hội khoá VI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/12/1980. So với các bản hiến pháp trƣớc đó, Hiến pháp 1980 đã có những sự thay đổi đáng kể để đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ trong hoàn cảnh mới. Hoạt động giải thích pháp luật là một trong những sự thay đổi đó. Kế thừa quy định về thẩm quyền giải thích pháp luật của cơ quan thƣờng trực của Quốc hội trong bản Hiến pháp 1959 (Điều 51, 53), Hiến pháp 1980 cũng đã giao thẩm quyền này cho cơ quan hoạt động thƣờng xuyên của Quốc hội (Điều 98). Phát triển lên một bƣớc nữa so với Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 đã xác định cụ thể hơn về đối tƣợng của hoạt động giải thích pháp luật chỉ là Hiến pháp, luật, pháp lệnh – ba văn bản pháp luật chiếm vị trí và vai trò quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia, làm xuất hiện và hình thành thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1980 về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và quán triệt chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc là "không thể để một ngày trong một nƣớc không có luật"[56], Quốc hội cũng đã ban
hành một loạt các đạo luật quan trọng nhằm cụ thể hoá về hoạt động này. Các văn bản đó bao gồm: Luật tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nƣớc nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1981; Luật tổ chức Toà án nhân dân 1981, sửa đổi, bổ sung năm 1988; Luật tổ chức Hội đồng bộ trƣởng 1981; Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1981, sửa đổi, bổ sung năm1988. Tìm hiểu nội dung của các văn bản trong giai đoạn này quy định về hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh , có thể thấy một số đặc điểm nhƣ sau:
- Về chủ thể thực hiện việc giải thích, Hội đồng nhà nƣớc đƣợc quy định là chủ thể duy nhất có thẩm quyền thực hiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thay thế cho UBTVQH theo Hiến pháp 1959. Cần lƣu ý rằng, Hội đồng nhà nƣớc vừa là chủ thể thực hiện chức năng của UBTVQH vừa thực hiện chức năng của Chủ tịch nƣớc;
- Về phạm vi của đối tƣợng trong hoạt động giải thích đã đƣợc thu hẹp lại. Trong giai đoạn từ 1950 đến 1979, đối tƣợng của hoạt động giải thích là toàn bộ các quy định của pháp luật, nhƣng đến giai đoạn này, phạm vi của đối tƣợng giải thích đã đƣợc thu hẹp lại nhờ việc xác định cụ thể UBTVQH chỉ thực hiện giải thích đối với các quy định của Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Sự thay đổi này đƣợc bắt nguồn từ thực trạng và để hoạt động này đƣợc khả thi hơn. Thực trạng cho thấy, UBTVQH đã không sử dụng một lần thẩm quyền giải thích pháp luật, trong khi đó, các Bộ của Chính Phủ đã giải thích rất nhiều. Hơn nữa, nếu Hội đồng nhà nƣớc tiếp tục giải thích tất cả các quy định của pháp luật nhƣ UBTVQH theo Hiến pháp 1959 thì khối lƣợng của công việc là vô cùng lớn; tính chất các quy định lại thƣờng rất cụ thể, chi tiết, tỉ mỉ, liên quan đến nhiều lĩnh vực và hoạt động mang tính chuyên ngành đặc thù, đòi hỏi ngƣời thực hiện phải có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm thực tiễn. Các thành viên của UBTVQH khó có thể đáp ứng yêu cầu này.
- Về hình thức thể hiện, giá trị pháp lý của văn bản giải thích và quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Cũng giống nhƣ giai đoạn trƣớc đó, hình thức thể hiện, giá trị pháp lý của văn bản giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chƣa đƣợc quy định cụ thể là dƣới hình thức nghị quyết hay pháp lệnh của UBTVQH. Quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng chƣa đƣợc quy định cụ thể. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, Hội đồng nhà nƣớc đã ban hành Quy chế xây dựng luật và pháp
pháp của Quốc hội nƣớc ta, quy trình, thủ tục trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, UBTVQH đƣợc quy định một cách tƣơng đối cụ thể và chi tiết[38]. Các nội dung của Quy chế này sẽ là cơ sở để các chủ thể khi tiến hành hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh tuân theo.
- Về chủ thể có thẩm quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, chƣa đƣợc quy định mà đƣợc ngầm hiểu là chủ thể có quyền trình dự án pháp lệnh, bao gồm: Hội đồng Nhà nƣớc, Hội đồng bộ trƣởng, Chủ tịch Quốc hội, Hội đồng quốc phòng, Hội đồng dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội, Các đại biểu Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện trƣởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các chính đảng, Tổng công đoàn Việt Nam, tổ chức Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Nhìn chung, về phạm vi chủ thể, giai đoạn này các chủ thể có quyền đề nghị giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã đƣợc mở rộng hơn so với giai đoạn trƣớc đó.
2.1.3.2. Tình hình triển khai thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh của Hội đồng Nhà nƣớc
Mặc dù đã có những bƣớc phát triển đáng kể trong sự ghi nhận của pháp luật về các nội dung hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nhƣng qua nghiên cứu tình hình thực tiễn cho thấy, Hội đồng nhà nƣớc cũng đã chƣa một lần sử dụng thẩm quyền này.
Tóm lại, giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991 là giai đoạn đánh dấu một bƣớc phát triển của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nƣớc ta. Khái niệm giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh đã lần đầu tiên đƣợc ghi nhận một cách chính thức trong hệ thống các thuật ngữ pháp lý Việt Nam. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn ghi nhận sự phát triển một bƣớc về quy trình, thủ tục trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh, tạo cơ sở nền tảng cho việc xây dựng quy trình, thủ tục riên cho hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh ở giai đoạn sau.