Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 77)

- Định tội đúng có ý nghĩa quyết định trong vụ án hình sự, bởi vì nó là cơ sở cần

3.1.1.Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

HIẾN PHÁP, LUẬT, PHÁP LỆNH TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƢỚC TA HIỆN

NAY

3.1. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP, LUẬT, PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP, LUẬT, PHÁP LỆNH

3.1.1. Tính tất yếu khách quan của việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh

3.1.1.1. Hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo yêu cầu của xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nƣớc pháp quyền là một khái niệm pháp lý ra đời từ rất sớm, bắt nguồn từ những luật sƣ Hiến pháp và những nhà pháp luật ngƣời Đức và ngƣời Áo vào thế kỷ XIX. Nhƣng cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chƣa đạt đến đƣợc sự thống nhất chung về bản chất cũng nhƣ các tiêu chí của một nhà nƣớc pháp quyền. Tuy nhiên, những ý tƣởng về nhà nƣớc pháp quyền đã nhanh chóng lan toả đến nhiều quốc gia , có tầm ảnh hƣởng phổ biến trên khắp các châu lục và nhà nƣớc pháp quyền đã trở thành mô ̣t giá tri ̣ văn minh của nhân loại, mà mọi nhà nƣớc muốn trở thành dân chủ , muốn trở thành văn minh đều phải hƣớng tới không phân biệt chế độ chính trị[44].

Hiểu một cách chung nhất, nhà nƣớc pháp quyền là một nhà nƣớc áp dụng chế độ pháp quyền đối với công dân theo đó công quyền đặt dƣới quyền lực của pháp luật[29, tr.19]. Trong nhà nƣớc đó , pháp luật là thƣớc đo , là chuẩn mƣ̣c và là cơ sở mang tính pháp lý chung cho mọi hoạt động của nhà nƣớc cũng nhƣ của công dân, nhằm hƣớng tới mục tiêu bảo đảm quyền tự do, quyền làm chủ của nhân dân. Nghiên cứu lý thuyết về nhà nƣớc pháp quyền cũng cho thấy, nhà nƣớc pháp quyền không phải là một kiểu nhà nƣớc hay một hình thái kinh tế xã hội mới, mà đó chỉ là hình thức nhà nƣớc - một cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nƣớc mà thôi. Không có bất cứ một chuẩn mực mang tính khuôn thƣớc nào cho một quốc gia khi xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, mà nó

phải đƣợc xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội của từng quốc gia, trong từng giai đoạn nhất định.

Ở Việt Nam, ngay từ buổi đầu đƣợc thành lập và trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Nhà nƣớc ta đã mang những yếu tố của một nhà nƣớc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc[74]. Tƣ tƣởng này càng thể hiện rõ nét hơn kể tƣ khi Nhà nƣớc ta thực hiện chủ trƣơng đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI nhấn mạnh: “quản lý đất nƣớc bằng pháp luật, chứ không bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hoá đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng...Quản lý bằng pháp luật đòi hỏi phải quan tâm xây dựng pháp luật...để đảm bảo cho bộ máy nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo pháp luật”[12, tr.120,121]. Trên cơ sở kế thừa các nội dung, tƣ tƣởng đã có và thể chế hoá các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về nhà nƣớc pháp quyền qua các kỳ đại hội Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Ðại hội Ðảng lần thứ IX, Hiến pháp năm 1992, trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã lần đầu tiên ghi nhận “Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” (Điều 2).

Có thể nói, sau hơn hai mƣơi năm thực hiện nhiệm vụ "xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dƣới sự lãnh đạo của Ðảng" đã cho thấy, đây là một chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, thể hiện xu thế khách quan, mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng, trên cơ sở tổng kết hơn hai mƣơi năm đổi mới và xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, “nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” đã đƣợc khái quát hết sức cô đọng, nhƣng hết sức đầy đủ về nội hàm của nó với một số đặc trƣng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực Nhà nƣớc thuộc về nhân dân;

Thứ hai, Quyền lực nhà nƣớc là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan Nhà nƣớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tƣ pháp;

Thứ ba, Đảng ta khẳng định rõ vai trò của pháp luật trong quản lý Nhà nƣớc, quản lý xã hội, vị trí tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó khẳng định vai trò của đạo đức và các quy tắc xã hội khác;

Thứ tƣ, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân, khẳng định và thực hiện nguyên tắc trách nhiệm qua lại giữa Nhà nƣớc và công dân, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiếp tục thể chế hóa chủ trƣơng dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội;

Thứ năm, xác định trách nhiệm đầy đủ của Nhà nƣớc trong việc thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế theo tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển;

Thứ sáu, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nƣớc trong quá trình xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân[32].

Nhƣ vậy, cũng nhƣ các nhà nƣớc pháp quyền khác, một trong các điều kiện tiên quyết, không thể thiếu để xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam đó là Nhà nƣớc phải đƣợc tổ chức và vận hành bằng pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật; nhà nƣớc quản lý xã hội bằng một hệ thống pháp luật vì con ngƣời. Nói cách khác, trong nhà nƣớc pháp quyền phải thấy đƣợc sự ngự trị của pháp luật trong các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội, tính tối cao của pháp luật trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nƣớc và trong điều chỉnh các quan hệ xã hội[74]. Không thể có nhà nƣớc pháp quyền nếu không có một nền pháp luật đủ mạnh. Vì vậy, muốn xây dựng thành công nhà nƣớc pháp quyền hay còn gọi là “Quốc gia thƣợng pháp” điều trƣớc tiên phải làm là hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau đây:

Một là, kiện toàn tổ chức, đổi mới phƣơng thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cƣờng công tác lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hƣớng dẫn thi hành[18, tr.204,205] để nâng cao chất lƣợng các dự án luật, pháp lệnh, đủ về số lƣợng, cao về chất lƣợng phát huy mạnh mẽ vai trò là phƣơng tiện đầy hiệu lực và hiệu quả trong quản lý nhà nƣớc, quản lý xã hội;

Hai là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, bao quát mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp phải có giá trị pháp lý tối cao, “luật giữ vị trí chủ đạo trong việc điều chỉnh các quan hệ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [63, tr.96]. Do đó, trong thời gian tới cần hạn chế dần việc UBTVQH ra pháp lệnh; đồng thời, “nghiên cứu xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp nhằm bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp” [65].

Ba là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính thống nhất nội tại, rõ ràng về thứ bậc, chính xác, minh bạch và dễ hiểu, dễ thực hiện, có tính khả thi cao. “Ban hành các văn bản luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện. Giảm dần các luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung, muốn thực hiện đƣợc phải có nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành” [15, tr.130,131]; thực hiện nguyên tắc chỉ điều luật nào quy định rõ cần phải có hƣớng dẫn chi tiết thì mới phải chờ cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản về vấn đề đó, khắc phục cơ bản và tiến tới chấm dứt tình trạng luật, pháp lệnh nào cũng phải chờ văn bản hƣớng dẫn;

Bốn là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm phát huy dân chủ, huy động rộng rãi trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý, những ngƣời thuộc đối tƣợng phải thi hành các quy định của luật và huy động sự tham gia của nhân dân vào quá trình chuẩn bị dự án luật; cải cách quy trình xem xét, thông qua luật. Ngôn ngữ pháp lý phải thống nhất, dễ hiểu, dễ thực hiện[73];

Năm là, tăng cƣờng hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật; thƣờng xuyên rà soát, hệ thống hóa, pháp điển hóa. Xây dựng quy trình kiểm tra trƣớc và sau khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo tính thống nhất nội tại và tính hiệu quả của cả hệ thống pháp luật. Nghị quyết Đại hội lần thứ V của Đảng chỉ rõ: "Các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nƣớc và các đoàn thể phải thƣờng xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đƣa việc giáo dục về pháp luật vào các trƣờng học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật".

Rõ ràng là, trong nhà nƣớc pháp quyền, yêu cầu về tính rõ ràng, chính xác, hệ thống, thống nhất, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện của hệ thống pháp

luật luôn đƣợc đề cao. Để thoả mãn yêu cầu này, ngoài việc chú trọng nâng cao năng lực lập pháp, tăng cƣờng công tác phổ biến và giáo dục giúp nâng cao nhận thức pháp luật của ngƣời dân thì việc nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả hoạt động giải thích pháp luật nói chung và hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh nói riêng là một việc làm cần thiết và cấp thiết. Bởi nhƣ đã phân tích, mục đích và ý nghĩa của hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh chính là việc làm cho các quy định của pháp luật đƣợc “minh thị”, đƣợc sáng tỏ về nội dung, tƣ tƣởng; qua đó, mang lại cách hiểu đúng đắn và có sự thống nhất trong nhận thức của các chủ thể, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa và bảo vệ trật tự pháp luật. Vậy, trong nhà nƣớc pháp quyền, hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cũng phải đƣợc hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đó.

3.1.1.2. Hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu đòi hỏi từ thực tiễn

Việc hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh không chỉ đặt ra để đáp ứng các yêu cầu về pháp luật trong nhà nƣớc pháp quyền mà nó còn xuất phát từ chính yêu cầu của thực tế. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng hệ thống pháp luật của Việt Nam trong những năm qua và thực tế triển khai hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cho thấy cần phải giải quyết hai vấn đề cơ bản là:

Thứ nhất, cần phải đổi mới hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh để đáp ứng nhu cầu giải quyết các đề nghị giải thích phát sinh trên thực tế.

Thực tiễn hai mƣơi năm đổi mới đã khẳng định vị trí và vai trò to lớn của hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt đƣợc đó thì hệ thống pháp luật nƣớc ta không phải không tồn tại những bất cập, tồn tại đáng lo ngại và cần phải hoàn thiện trong thời gian tới. Trong các tồn tại đó, phải kể đến là tình trạng “làm luật khoán”. Tức là, trƣớc sức ép của xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế và cùng với sự thay đổi về cơ chế quản lý nhà nƣớc đã đặt ra một sức ép vô cùng lớn cho các nhà lập pháp. Xu hƣớng hội nhập đòi hỏi pháp luật chúng ta trƣớc hết phải đầy đủ, điều chỉnh bao quát mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, nhằm tạo ra một khung pháp lý chung, bình đẳng cho các chủ thể khi tham gia các quan hệ. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An

nói: “Theo tôi, về số lượng, ở Việt Nam phải phấn đấu đến con số 100 luật/năm, … Phải làm nhanh như vậy để cho kịp với cuộc sống, đáp ứng yêu cầu cuộc sống… làm việc tăng ít ra là ba lần nữa, 30 Luật mà gấp 3 lần nữa là 90 Luật”.

Bên cạnh đó, sự thay đổi cơ chế quản lý nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng, định hƣớng xã hội chủ nghĩa cũng đặt ra yêu cầu phải đổi mới toàn diện và cơ bản. Hầu hết các luật trƣớc đó đã không còn phù hợp, cần phải thay đổi và làm mới. Trƣớc các yêu cầu đó, trong những năm gần đây, Quốc hội đã nhanh chóng cho ra đời hành loạt các đạo luật ở hầu khắp các ngành, lĩnh vực của đời sống. Chỉ tính riêng Quốc hội khoá XI (đến t8/2005), đã có 47 luật, 26 pháp lệnh đã đƣợc Quốc hội, UBTVQH ban hành[28]. Nhƣng chính việc cho ra đời văn bản luật với số lƣợng lớn đã không thể tránh khỏi tình trạng chất lƣợng của các đạo luật bị ảnh hƣởng. Thực tế cho thấy, tình trạng “luật khung”, “luật ống” vẫn còn tồn tại với số lƣợng không ít làm cho các đạo luật chậm đi vào cuộc sống và phải chờ hƣớng dẫn, quy định chi tiết. Bên cạnh đó, vấn đề kỹ thuật lập pháp cũng chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức nên nội dung của các điều luật không phải lúc nào cũng minh bạch, rõ ràng dễ hiểu và đơn nghĩa.

Với thực trạng về số lƣợng và chất lƣợng của các đạo luật nhƣ thế, chắc chắn trong thời gian tới số lƣợng các nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh sẽ tăng cao. Minh chứng cho nhận định trên là việc hiện nay, Uỷ ban kinh tế, ngân sách, Ban công tác lập pháp cùng với Kiểm toán Nhà nƣớc đang phối hợp chuẩn bị soạn thảo và trình UBTVQH thông qua nghị quyết giải thích khoản 6 Điều 19 của Luật Kiểm toán Nhà nƣớc. Nội dung dự thảo nghị quyết giải thích là nhằm làm rõ thẩm quyền ban hành “quyết định, chỉ thị” của Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nƣớc phải đƣợc hiểu bao gồm cả văn bản cá biệt và văn bản mang tính quy phạm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, việc đổi mới xuất phát từ đòi hỏi cần phải khắc phục những điểm bất cập, tồn tại của thực tế hiện nay trong hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

Để có thể giải quyết tốt các yêu cầu giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của nhà nƣớc pháp quyền đòi hỏi, việc

hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh cần phải khắc phục đƣợc những điểm bất cập còn tồn tại trên thực tế của hoạt động này nhƣ đã trình bày ở nội dung của Chƣơng 2 luận văn. Chỉ có cách khắc phục đƣợc các nguyên nhân và tồn tại đó và cùng với việc tiến hành các giải pháp hoàn thiện đồng bộ thì hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh mới thật sự khả thi, đi vào cuộc sống, thể hiện vị trí, vai trò của mình.

3.1.2. Một số quan điểm hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp,

luật, pháp lệnh

Đứng trƣớc yêu cầu hoàn thiện hoạt động giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trong tình hình mới, một số nhà khoa học pháp lý đã đề cập, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp. Tuy nhiên, trong giới khoa học pháp lý hiện nay, khi đặt

Một phần của tài liệu Hoạt động giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay (Trang 77)