1.7.2.1. Các khu dân cư
Đến năm 2020 thành phố sẽ chia thành các khu dân cư sau:
Khu dân cƣ phía Bắc thành phố bao gồm ba khu ở:
Khu số 1: (thuộc phường Tân Long, Quán Triều, Quang Vinh, khu đô thị mới thuộc phường Thịnh Đán và các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn thuộc huyện Đồng Hỷ) với diện tích khoảng 900 ha, dân số 11,9 vạn người.
Khu số 2: (Phường Túc Duyên, Trưng Vương, Hoàng Văn Thụ, Đồng Quang, Quang Trung, Phan Đình Phùng và Gia Sàng) với diện tích khoảng 610 ha, dân số 9,1 vạn người.
Khu số 3: (Tân Lập, Tân Thịnh và Thịnh Đán) với diện tích 600 ha dân
Khu dân cƣ phía Nam thành phố bao gồm hai khu ở:
Khu số 4 (thuộc phường Phú Xá, Trung Thành, Tân Thành) được hình thành trên cơ sở quy hoạch cải tạo các khu dân cư cũ và xây dựng các khu dân cư mới với diện tích khoảng 650 ha, dân số 7,8 vạn người
Khu số 5 (Cam Giá và Hương Sơn) được hình thành trên cơ sở cải tạo
các khu cũ với diện tích 600 ha, dân số 7,3 vạn người.
1.7.2.2. Các cụm công nghiệp
Tổng diện tích các khu cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố đến năm 2020 khoảng 700 ha với 2 khu công nghiệp và 5 cụm chính như sau:
- Khu công nghiệp Nam thành phố (200 ha) với địa giới hành chính: phía Bắc giáp Gò Khảo, phía Nam giáp quốc lộ 3, phía Đông giáp Tân Lập, Phú xá, Phía Tây giáp khu tập thể 19-5.
- Khu công nghiệp phía Tây thành phố (200 ha) nằm trên trục đường Quang Trung nối dài, đường nối chính của thành phố với đường cao tốc Thái Nguyên. Ngoài ra còn có 5 cụm công nghiệp nằm rải rác trong thành phố với diện tích vào khoảng 300 ha.
1.7.2.3. Các khu thương mại, dịch vụ công cộng
Tổng diện tích các khu thương mại, dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố đến năm 2020 vào khoảng 225 ha, tập trung chủ yếu theo hai trục đường sau: Trục dịch vụ thương mại phía Bắc là trung tâm dịch vụ cấp thành phố và cấp vùng, từ bảo tàng kéo dài theo đường Hoàng Văn Thụ, đường Quang Trung đi Hồ Núi cốc.
- Trục dịch vụ thương mại phía Nam là trung tâm thành phố kéo dài theo các tuyến đường Cách Mạng tháng 8- Vó Ngựa - Lưu Nhân Chú.
1.7.2.4. Các công trình giáo dục- y tế và du lịch
Tổng diện tích dành cho các trường đại học, chuyên nghiệp và giáo dục và y tế đến năm 2020 khoảng 360 ha.
Đại học Thái Nguyên có diện tích 314,5 ha. Các trường chuyên nghiệp khác không thuộc Đại học Thái Nguyên gồm 13 trường, diện tích 106,6 ha, giữ nguyên vị trí hiện tại. Các bệnh viện giữ nguyên vị trí với số giường bệnh khoảng 700 giường.
1.7.2.5. Đất cho các khu công trình công cộng khác
- Khu trung tâm cây xanh, thể thao cấp vùng diện tích 100 ha sẽ được bố trí tại phường Thịnh Đán và phường Tân Thịnh, phía Nam đi Hồ Núi Cố- Trung tâm cây xanh, thể dục thể thao cấp thành phố (216 ha) bao gồm khu trung tâm thành phố và khu phía Nam theo đường Lưu Nhân Chú. Diện tích một số phân khu chức năng của thành phố được trình bày qua đồ thị hình 1.
Hình 1.1: Diện tích quy hoạch một số phân khu chức năng của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020
Đồ thị hình 1 cho thấy từ năm 2011-2020 quỹ đất dành cho phát triển các khu dân cư rất lớn, lên đến 2400 ha chiếm tới 64,25% tổng diện tích các phân khu chức năng của thành phố. Tuy nhiên để phương án quy hoạch được thực hiện cần có một lộ trình thực hiện hết sức cụ thể kết hợp với sự tham gia của nhiều ban ngành cùng với sự ủng hộ nhất trí của nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.
0 500 1000 1500 2000 2500
Khu dân cƣ Cụm công
nghiệp Thƣơng mại Giáo dục, y tê 2400
700
225
* Tóm lại
Hiện nay công tác GPMB của tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt với một số dự án lớn, dự án trọng điểm của tỉnh như dự án Nhà ca múa nhạc Việt Bắc, dự án nâng cấp đoạn QL3 Hà Nội - Thái Nguyên và một số dự án khác. Công tác GPMB cũng đã gặt hái được nhiều kết quả, xây dựng được quỹ đất „sạch‟ cho tỉnh phục vụ cho các dự án, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng cho tỉnh. Tuy nhiên tồn tại vẫn còn rất nhiều làm tốc độ GPMB chậm đặc biệt trong thành phố Thái Nguyên. Nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên không chỉ do đơn vị thực hiện GPMB mà còn xuất phát từ công tác tổ chức, chỉ đạo, giám sát, công khai trong quần chúng nhân dân còn chưa phổ biến sâu rộng. Công tác tổ chức các khu tái định cư còn chậm, giá đền bù còn chênh lệch với giá thị trường chưa thuyết phục được người dân. Ngoài ra việc tổ chức hỗ trợ việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp còn chưa hiệu quả...
Trong tương lai để đảm bảo quỹ đất cho các hạng mục phát triển của Thành phố thì sẽ có nhiều dự án phải tiến hành, sẽ có nhiều hộ dân phải thay đổi chỗ ở cũng như nghề nghiệp. Do vậy việc phải chú trọng tới công tác đền bù không chỉ để giải quyết những vấn đề trước mắt mà còn phải đảm bảo sự ổn định lâu dài trong tương lai cho các hộ gia đình bị thu hồi đất. Việc thay đổi chỗ ở, cũng như nghề nghiệp của một bộ phận nhân dân không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng tới an ninh trật tự của xã hội. Trong công cuộc hiện đại hoá - công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế chúng ta ngày càng đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Hình thành các trung tâm kinh tế, khu sản xuất, khu công nghiệp... Để đáp ứng được nhu cầu về đất để xây dựng các công trình chính cũng như công trình phụ trợ thì yêu cầu đối với công tác GPMB ngày càng cao và khó khăn hơn. Do vậy đề tài: “Đánh giá kết quả công tác bồi thường GPMB dự án khu đô thị Hồ Xương Rồng, phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên đợt 1” là hết sức cần thiết.
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: phường Phan Đình Phùng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chủ yếu tập trung vào kết quả thực hiện công tác GPMB, các chính sách bồi thường hỗ trợ tái định cư sau GPMB tại dự án: Khu đô thị Hồ Xương Rồng, phường Phan Đình Phùng - thành phố Thái Nguyên đợt 1 (Giai đoạn 2010 - 2011).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu, phường Phan Đình Phùng - thành phố Thái Nguyên cứu, phường Phan Đình Phùng - thành phố Thái Nguyên
2.2.2. Đánh giá công tác BTGPMB dự án Khu đô thị Hồ Xƣơng Rồng, phƣờng Phan Đình Phùng - thành phố Thái Nguyên đợt 1 (Giai đoạn 2010 - 2011)
- Tổng quan chung về dự án khu đô thị Hồ Xương Rồng - Kết quả bồi thường GPMB
2.2.3. Ảnh hƣởng của công tác BTGPMB đến đời sống ngƣời dân khu vực GPMB
2.2.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong công tác GPMB và đề xuất phương án giải quyết xuất phương án giải quyết
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Điều tra các số liệu thứ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ làm việc tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung nghiên cứu, bao gồm:
Các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh Thái Nguyên: Ban quản các lý dự án giao thông tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Xây dựng tỉnh, Sở Tài chính tỉnh Thái Nguyên.
Các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Thái Nguyên: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Quản lý đô thị thành phố, Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Thái Nguyên, Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố, Giám đốc trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố, Giám đốc công ty cổ phần Sông Đà 2, UBND phường Phan Đình Phùng - thành phố Thái Nguyên.
- Lập phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
- Phương pháp thống kê tuân thủ theo phương pháp thống kê chuyên ngành và sử dụng phần mềm Excel.
- Xử lý số liệu trên cơ sở phân tích tương quan giữa các yếu tố liên quan. - Phân tích tổng hợp kết hợp định tính định lượng để đánh giá các vấn đề có liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Phương pháp kế thừa. - Số phiếu điều tra:
+ Điều tra công việc của người lao động sau giải phóng mặt bằng là 104 phiếu (lựa chọn người lao động ở khu vực mất hoàn toàn đất sản xuất nông nghiệp).
+ Điều tra cán bộ tham gia công tác giải phóng mặt bằng 30 phiếu + Điều tra hộ gia đình 120 phiếu
2.3.2. Điều tra các số liệu sơ cấp
- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và Tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Thu thập tài liệu từ cơ sở, các phòng ban có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Các Nghị định, Quyết định, Công văn và Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu (phƣờng Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên) [Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội phường Phan Đình Phùng năm 2010].
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phan Đình Phùng là phường trung tâm và cách trung tâm hành chính cách thành phố khoảng 0,5 km về phía Đông. Phường có tổng diện tích tự nhiên 270,20 ha với 15.376 người và được chia thành 40 tổ dân phố. Vị trí địa lý của phường như sau:
+ Phía Bắc giáp với phường Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương. + Phía Nam giáp phường Gia Sàng.
+ Phía Tây giáp phường Đồng Quang. + Phía Đông giáp phường Túc Duyên.
Nằm trên địa bàn có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch chạy qua như đường Phan Đình Phùng, đường Cách Mạng Tháng 8, đường Hoàng Văn Thụ, đường Lương Ngọc Quyến… Đồng thời phường Phan Đình Phùng cũng là một trong những trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa lý như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, du lịch, văn hoá, thương mại… và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của thành phố nói riêng và toàn tỉnh nói chung phát triển hoà nhập với tiến trình phát triển chung của cả nước.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của phường Phan Đình Phùng mang tính chất, dáng dấp của vùng trung du, có nhiều đồi, gò thấp, độ dốc nhỏ hơn 80
do vậy rất thích hợp với cây lúa và cây trồng hàng năm.
3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Phường Phan Đình Phùng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là: 26,50 C. + Nhiệt độ trung bình thấp nhất là (tháng 1): 16,50
C. + Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là (tháng 6): 28,50
C. + Độ ẩm trung bình các tháng trong năm là: 82,3%.
+ Độ bốc hơi trung bình trong năm là: 6,9 mm. + Lượng mưa trung bình cả năm là: 253,3 mm.
+ Tháng có lượng mưa cao nhất (tháng 7): 369,0 mm. + Tổng số giờ nắng trong năm: 1.586h - 1.617h.
Với nhiệt độ và lượng mưa của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Về cơ bản điều kiện khí hậu phường có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ.
Ngoài những thuận lợi trên, với điều kiện khí hậu thời tiết của phường cũng có ảnh hưởng không tốt đến việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và một số ngành kinh tế khác.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Phường Phan Đình Phùng có diện tích đất thuỷ lợi chiếm 2,83 ha chủ yếu là đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và một số kênh mương, suối nhỏ. Điều đó đã đáp ứng được đầy đủ nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhờ chính sách của Đảng và nhà nước xây dựng chương trình kiên cố hoá kênh mương đã được triển khai và hoàn thành kế hoạch, đáp ứng được đầy đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
3.1.1.5. Thổ nhưỡng
Phường Phan Đình Phùng có tổng diện tích đất tự nhiên là 270,20 ha, chia làm hai loại đất chính là đất đồi và đất dốc tụ, trong đó:
- Đất dốc tụ: được hình thành từ sự rửa trôi lớp đất mặt của các đồi bãi, có lượng mùn và dinh dưỡng trung bình từ xa xưa để lại, diện tích này được phân bố đều trên địa bàn phường.
- Đất đồi: chủ yếu là loại đất feralit vàng và khả năng giữ nước kém, nghèo mùn, nghèo dinh dưỡng và hơi chua. Loại đất này được rải rác trong các khu dân cư và chủ yếu là đất vườn tạp do vậy hiệu quả kinh tế cây trồng không cao.
3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất:
Phan Đình Phùng có tổng diện tích là 270,20 ha, đây là một diện tích không lớn nhưng đất đai tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc ổn định dân cư đô thị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của phường.
- Tài nguyên nước:
Nguồn nước sản xuất và sinh hoạt phục vụ chủ yếu cho nhân dân trong phường là nguồn nước máy được lấy từ Sông Cầu, bên cạnh đó còn có một số nguồn khác là giếng khoan và giếng đào. Phường có một vài con suối nhỏ ở phía Đông phường góp phần đáng kể vào việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên rừng:
Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2007 thì diện tích đất rừng sản xuất là 1,7 ha, diện tích này được trồng chủ yếu là cây keo và bạch đàn trên các vùng đồi, gò cao. Tuy diện tích này không lớn nhưng nó lại có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường.
3.1.1.7. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
* Thuận lợi
- Phường Phan Đình Phùng có thể coi là một trong những phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên. Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá xã, xã hội.
- Phường là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng và đồng đều, có nền địa chất tương đối ổn định, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình lớn, khu dân cư...
- Ngoài ra phường có nguồn tài nguyên đất rất thích hợp cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại cây hàng năm và hoa màu. Tạo điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế, cung cấp một phần nhu cầu lương thực, thực phẩm cho thành địa phương và thành phố.
- Diện tích đất thuỷ lợi tuy không cao song đã đáp ứng được nhu cầu về nước cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra trữ lượng nước ngầm của phường còn chưa khai thác nhiều. Nguồn nước mặt và nước ngầm có thể xây dựng các hồ chứa lớn, tạo cảnh quan đô thị và phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
- Thời tiết ổn định nên ít chịu ảnh hưởng của thiên tai như bão, hạn hán...
* Khó khăn.
- Phường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, ngoài hai mùa chính còn những khoảng thời gian giao mùa, độ ẩm không khí cao...tạo điều