Quản lý rủi ro trong hoạt động của PGD

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch thuộc chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hà Nội (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu luận văn

4.3.3. Quản lý rủi ro trong hoạt động của PGD

Tổ chức hệ thống phân tích, đánh giá các chỉ tiêu và các chỉ tiêu khác về vốn, trị giá lãi thực, vốn dự trữ, tiền vay và các tài sản khác để điều chỉnh kịp thời các hoạt động quản lý giám sát. Mặt khác cần nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm toán nội bộ từ quy trình kiểm toán đến tính chính xác thực và độ tin cậy của các thông tin, các chỉ tiêu tài chính cũng nhƣ đề xuất và cải tiến công tác quản lý tài chính, đào tạo cán bộ kiểm tra, kiểm toán theo chuẩn quốc tế. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính, thống kê và các báo cáo khác theo quy định, hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả việc xử lý thông tin.

Quản lý rủi ro tín dụng: Tổ chức mô hình quản lý tín dụng theo khách hàng, có phân loại có chính sách cụ thể và đƣợc phân cấp quản lý chi tiết đến từng cán bộ tín dụng; Hiện đại hóa quy trình thẩm định, ứng dụng phần mềm phục vụ công tác thẩm định, phân tích tài chính, truy cập thông tin, chi sẻ thông tin đến cấp quản lý tín dụng cần thiết; Đào tạo và đào tạo lại cán bộ tín dụng đặc biệt là các kỹ thuật phân tích tài chính, mô hình tín dụng, tiếp thị

nghiên cứu thị trƣờng và một số kỹ năng đối với khách hàng có tiềm năng; Phân loại các khoản vay và phƣơng pháp lập dự phòng cho phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, tổ chức đánh giá thƣờng xuyên chất lƣợng tín dụng để đƣa ra biện pháp kịp thời điều chỉnh hạn mức tín dụng cho khách hàng. Mỗi cán bộ Tín dụng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, sẽ phải chịu trách nhiệm tới cùng về khách hàng của mình đã cho vay, gắn việc thực hiện chỉ tiêu kế hoạch của từng cán bộ đối với những khách hàng của mình đƣợc giao theo dõi và báo cáo kịp thời những vấn đề liên quan có thể xảy ra không tốt đối với khách hàng mình đƣợc giao và theo dõi…

Quản lý rủi ro thanh khoản: Xây dựng quy trình phân tích mức độ thanh khoản của các phòng giao dịch, chi nhánh, đồng thời phải thay đổi hệ thống tính toán thanh khoản theo hạn mức cố định hiện nay bằng việc tính thanh khoản theo luồng chu chuyển trong hoạt động tín dụng; Đa dạng hóa các đối tƣợng khách hàng tiền gửi để ổn định thanh khoản. Đối với khách hàng lớn có ảnh hƣởng trực tiếp đến thanh khoản cần có cam kết chặt chẽ về tiến độ thực hiện nghiệp vụ tránh biến động lớn đến quản lý thanh khoản. Có kế hoạch dự phòng thanh khoản hợp lý.

Quản lý rủi ro lãi suất: Thống nhất các mẫu biểu báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất và quy trình phân tích lãi suất theo hƣớng định lƣợng hóa đƣợc mức độ rủi ro, trên cơ sở đó có giải pháp tăng hoặc giảm lãi suất khi thấy cần thiết; Có quy chế cụ thể để đánh giá rủi ro lãi suất đối với một sản phẩm tín dụng hoặc dịch vụ trƣớc khi đƣa ra thị trƣờng. Xây dựng quy trình dự báo biến động lãi suất trong nƣớc và quốc tế, trên cơ sở đó áp dụng công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

Quản lý rủi ro hối đoái: Thiết lập hệ thống các hạn mức về hoạt động kinh doanh hối đoái của phòng nguồn vốn và cho các phòng giao dich cụt hể cũng nhƣ cơ cấu trạng thái ngoại tệ trên bảng cân đối kế toán. Thiết lập hạn

mức về khoảng chênh lệch cho phép giữa tài sản và công nợ bằng ngoại tệ cho từng bộ phận kinh doanh. Thiết lập hạn mức mà các bộ phận kinh doanh có thể mua bán. Thiết lập hạn mức về hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nội bộ bao gồm hạn mức qua ngày, qua đêm và có kỳ hạn, hạn mức cho từng đối tác kinh doanh.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch thuộc chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hà Nội (Trang 95 - 97)