Hoạt động Marketing của các phòng giao dịch

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch thuộc chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hà Nội (Trang 69 - 72)

5. Kết cấu luận văn

3.2.7.Hoạt động Marketing của các phòng giao dịch

Đối với sản phẩm: Với định hƣớng đa dạng hóa, khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tính đến cuối năm 2008, Ngân hàng đã phát triển đƣợc 12 sản phẩm, trong đó: 02 sản phẩm huy động (tiền gửi hoạt kỳ và tiết kiệm tích lũy giá trị); 07 sản phẩm cho vay; 04 sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại (Mobilebanking; Internetbanking; Vntopup và Ví điện tử Payoo). Bên cạnh mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh và khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng tài chính Việt Nam với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, Navibank đã tập trung nâng cao dịch vụ, tạo sự khác biệt dịch vụ sản phẩm với các ngân hàng khác và phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng. Năm 2009, Navibank đã phát triển thêm 19 sản phẩm trong đó 03 sản phẩm huy động, 08 sản phẩm cho vay và 08 sản phẩm dịch vụ.

Ý thức rất rõ sự cần thiết của đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, trong những năm vừa qua với sự hỗ trợ của hệ thống Core Banking, Navibank đã tập trung nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm theo hƣớng mở để có thể linh hoạt điều chỉnh nhằm tối đa hóa lợi ích cho khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo tính an toàn, chính xác và hiệu quả. Các sản phẩm dịch vụ nổi bật đã triển khai trong năm 2010 nhƣ sản phẩm tiền gửi kỳ hạn linh hoạt, sản phẩm thấu chi tiền gửi có kỳ hạn, chuyển tiền trực tuyến thông qua ATM và dịch vụ Internet banking... Nhìn chung, công tác phát triển sản phẩm trong năm qua bƣớc đầu đem lại hiệu quả tuy nhiên còn nhiều hạn chế trong hoạt động định hƣớng theo nhu cầu của khách hàng, hoạt động phát triển sản phẩm vẫn chủ yếu là sản phẩm dịch vụ truyền thống. Nguyên nhân là do quy mô của bộ phận phát triển sản phẩm còn quá nhỏ, chƣa chủ động nghiên cứu thị trƣờng để đề xuất ý tƣởng sản phẩm cho phù hợp và hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu của thị trƣờng.

Với mong muốn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, Navibank đã tập trung nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ cao cấp hiện đại nhằm cạnh tranh với các ngân hàng thƣơng mại khác trên thị trƣờng nhƣ: Sản phẩm tiết kiệm điện tử - sản phẩm cho phép khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND mọi lúc mọi nơi bằng dịch vụ Internet Banking; triển khai tính năng cho phép khách hàng nhận tiền bằng chứng minh thƣ nhân dân thông qua hình thức chuyển tiền trên Internet Banking; triển khai tính năng cho phép khách hàng đăng ký tài khoản nhận trên Internet Banking...Có thể thấy yếu tố công nghệ và công nghệ thông tin đã đƣợc áp dụng triệt để trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thông qua công nghệ thông tin giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và độ chính xác cao hơn. Đây chính là thành quả của cán bộ nhân viên Navibank nói chung và Navibank Hà Nội nói

riêng trong việc tìm hiểu nhu cầu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm mục tiêu thỏa mãn hơn nữa mức độ hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ của Navibank.

Chính sách về giá: Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm thị trƣờng tài chính trong nƣớc có nhiều diễn biến phức tạp đƣợc biểu hiện qua những biến động về lãi suất cơ bản. Những biến động này xuất phát từ những thay đổi trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm mục đích khôi phục nền kinh tế thông qua các công cụ trần lãi suất, tín phiếu bắt buộc... Đứng trƣớc tình hình đó, với chính sách giá linh hoạt, Navibank đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm theo sát chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nƣớc, phản ứng nhanh và chính xác đối với các điều chỉnh lãi suất của NHTM nhằm đƣa ra mức giá cạnh tranh nhƣng đồng thời cũng tuân thủ quy định hiện hành. Theo báo cáo của Navibank cho thấy, năm 2008 ngân hàng đã có trên 30 lần điều chỉnh lãi suất huy động, 20 lần điều chỉnh lãi suất cho vay cùng nhiều chính sách giá áp dụng cho khách hàng trong từng thời kỳ.

Năm 2009, Ngân hàng Nhà nƣớc tiếp tục điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng VND, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và các chính sách khác của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn chặn tái lạm phát xuất hiện. Navibank phản ứng nhanh với những thay đổi lãi suất trên thị trƣờng và của các NHTM nhằm đƣa ra mức giá cạnh tranh đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng gửi và vay. Năm 2009, ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất 30 lần, 06 lần điều chỉnh lãi suất cho vay và các biện pháp về giá áp dụng cho từng thời kỳ.

Năm 2010 - 2011, thị trƣờng tài chính Việt Nam phải đối mặt với những diễn biến mới và phức tạp của thị trƣờng vàng, giá USD, lãi suất VND và các yếu tố khác của thị trƣờng. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo sự ổn định trong hoạt động, ngân hàng tiếp tục theo đổi chính sách giá linh hoạt để một mặt đảm bảo sự tuân

thủ đối với các quy định của Nhà nƣớc, một mặt thích ứng với môi trƣờng vĩ mô, mặt khác đảm bảo tính cạnh tranh đối với từng phân khúc khách hàng. Nhìn chung, chính sách về giá trong thời gian qua cơ bản đáp ứng nhu cầu thị trƣờng nhƣng còn nhiều điểm yếu trong chính sách giá nhƣ chƣa có sự tính toán và dự báo hợp lý những rủi ro xảy ra nên việc ban hành quá nhiều chính sách trong thời gian ngắn đã làm hạn chế việc kiểm soát lợi nhuận đồng thời gây ra ảnh hƣởng không tốt đến tâm lý khách hàng [3], [4].

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch thuộc chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hà Nội (Trang 69 - 72)