Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch thuộc chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hà Nội (Trang 72 - 75)

5. Kết cấu luận văn

3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh của NHTM phản ánh sự nỗ lực của ngân hàng dƣới tác động của nhiều yếu tố. NHTM thƣờng xuyên theo dõi và phân tích các chỉ tiêu kết quả đáng chú ý, nhằm đánh giá các hoạt động ngân hàng, xây dựng các mục tiêu và tìm biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động.

Biểu đồ 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2011 của các phòng giao dịch

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 3.1 cho thấy, về doanh thu năm 2008 (đạt 578.357,13 triệu đồng) là mức cao nhất, thấp nhất là năm 2010 (đạt 313.324,77 triệu đồng).

Về lợi nhuận, năm 2009, lợi nhuận trƣớc thuế của Navibank Hà Nội đạt 42.708,83 triệu đồng, cao nhất so với các năm còn lại. Năm 2008, lợi nhuận trƣớc thuế thấp nhất so với các năm còn lại, đạt 33.258,77 triệu đồng. Mức độ tăng giảm lợi nhuận trƣớc thuế của Navibank không có biến động nhiều giữa các năm. Hiện tại ngân hàng sử dụng phần tiền gửi ngắn hạn đề cho vay trung và dài hạn nên chi phí liên quan đến trả lãi cũng nhƣ các chi phí khác cao nên làm giảm chất lƣợng của lợi nhuận. Để nâng cao đƣợc lợi nhuận, Navibank Hà Nội cần phải có sự điều chỉnh hợp lý về cơ cấu tín dụng và nguồn vốn huy động, tập trung vào hoạt động tiết kiệm trung và dài hạn, hoạt động huy động vốn trung và dài hạn, đẩy mạnh hoạt động tín dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, cần có chiến lƣợc và biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn.

Kết quả phân tích qua các năm từ 2008 đến 2011 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.9. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011

Tỷ lệ lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh

thu % 5,75 12,09 11,02 11,83

Tỉ lệ cho vay so với huy động vốn % 88,70 87,21 64,40 69,59 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) % 0,68 1,06 1,28 0,99 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình

quân (ROE) % 7,40 19,88 18,78 7,76

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu % 14,00 8,87 19,47 17,18

Khả năng chi trả (lần) Lần 5,33 4,15 3,62 3,79

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã sử dụng

để cho vay trung hạn và dài hạn % 13,00 20,00 13,67 21,58

Tỉ lệ lợi nhuận trƣớc thuế trên doanh thu có xu hƣớng tăng qua các năm, năm 2008 tỉ lệ này thấp nhất đạt 5,75%, năm 2009 cao nhất đạt 12,09%.

Tỉ lệ cho vay so với huy động vốn cho biết khả năng hoạt động tín dụng so với mức huy động vốn của ngân hàng. Tỉ lệ này cho biết mức độ đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Năm 2008 – 2009, tỉ lệ ch ovay so với vốn huy động đạt 88,70% và 87,21% đây là tỉ lệ hợp lý giữa hoạt động cho vay và vốn huy động. Tuy nhiên năm 2010, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành thông tƣ số 13 liên quan đến quy định tỉ lệ cho vay so với vốn huy động không vƣợt quá 80%, đây là nguyên nhân chính làm cho tỉ lệ cho vay so với huy động vốn sụt giảm. Năm 2010, tỉ lệ cho vay so với huy động vốn chỉ đạt 64,4% và năm 2011 đạt 69,59%. Tác động trong ngắn hạn của quy định này sẽ làm giảm đà tăng của tín dụng và lãi suất trong ngắn hạn.

Tỉ lệ lợi nhuận trên tài sản chỉ ra hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng hay là thƣớc đo hiệu quả của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tƣ. Tỉ lệ thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tƣ hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức. Tỉ lệ này phản ánh kết quả hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên mức sinh lợi quá lớn đƣa đến những rủi ro lớn do thực hiện hoạt động đầu tƣ quá mạo hiểm hoặc giảm dự trữ xuống quá mức cần thiết. Kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ lợi nhuận trên tài sản của Navibank Hà Nội đạt ở mức độ trung bình khá, hiệu quả đầu tƣ đạt ở mức 0,68% đến 1,28%.

Tỉ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đo lƣờng hiệu quả của 1 đồng vốn. Kết quả tính toán cho thấy, tỉ lệ lợi nhuận trên vốn tự có của Navibank Hà Nội có sự biến động khá cao. Năm 2008 và 2011 tỉ lệ này khoảng hơn 7%, nhƣng trong hai năm 2009 – 2010, tỉ lệ này đạt khoảng 19%. Đây là kết quả

của các hoạt động điều chỉnh của Nhà nƣớc trong hoạt động tín dụng cũng nhƣ các điều chỉnh về lãi suất đối với các ngân hàng thƣơng mại.

Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu là thƣớc đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thƣờng đƣợc dùng để bảo vệ những ngƣời gửi tiền trƣớc rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng nhƣ hiệu quả của hệ thống tài chính. Bằng tỉ lệ này ngƣời ta có thể xác định đƣợc khả năng thanh khoản của ngân hàng đối với thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Khi ngân hàng đảm bảo đƣợc tỉ lệ này tức là đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những ngƣời gửi tiền. Có thể thấy, mức độ an toàn vốn tối tiểu của Navibank Hà Nội khá tốt. Năm 2009, tỉ lệ này đạt thấp nhất 8,87% nhƣng đảm bảo yêu cầu tối thiểu theo quy định là 8% trở lên. Các năm còn lại, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn đạt trên 12%.

Khả năng chi trả đây là yêu cầu đối với ngân hàng trong hoạt động thanh toán tại mọi thời điểm. Có thể thấy, khả năng thanh toán của Navibank Hà Nội là khá cao đạt từ 3,62 lần đến 5,33 lần.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đã sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn của Navibank Hà Nội nằm trong ngƣỡng cho phép (dƣới 30% theo quy định của Nhà nƣớc), đây là tỉ lệ chấp nhận đƣợc đối với ngân hàng. Nếu tỉ lệ này tăng cao (vƣợt quá 30%) dẫn đến tình trạng mất an toàn thanh khoản, rủi ro tín dụng sẽ tăng cao làm ảnh hƣởng đến tính ổn định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đổi mới quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng giao dịch thuộc chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Hà Nội (Trang 72 - 75)