3.3.2.1 Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có phần đông dân số sống ở nông thôn và cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tỷ lệ người nghèo cũng tập trung rất lớn ở nông thôn. Do đó, phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là một trong những biện pháp nhằm xoá đói giảm nghèo trên diện rộng ở Việt Nam. Để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhà nước ta cần phải có những biện pháp cụ thể sau
Thứ nhất, phải đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành nghề nông thôn. Đây là hình thức mang lại thu nhập rất hiệu quả cho người nông dân. Bên cạnh những cây trồng, vật nuôi truyền thống, nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích người nông dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển thêm một số cây hoa màu, cây trồng ngắn ngày và vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, phát triển các ngành nghề truyền thống ở nông thôn là biện pháp rất cần thiết, một mặt bảo tồn được những ngành nghề đã có từ lâu đời ở các địa phương, mặt khác cũng tạo thêm được nhiều công việc cho người lao động. Trong lĩnh vực này, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 132/2000/QĐ - TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 nhằm tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập bằng công nghiệp nông thôn, phát triển các dịch vụ và các ngành nghề phi nông nghiệp. Để khuyến khích nông dân đầu tư phát triển sản xuất, nhà nước cần phải có các chính sách khuyến khích đầu tư như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế, tự do kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Và để duy trì phát triển các làng nghề truyền thống, nhà nước cũng cần phải có sự hỗ trợ đào tạo và dạy nghề cho người lao động , chuyển giao kỹ thuật, cung cấp thông tin cho các địa phương. Đối với các vùng sản xuất khó khăn và có nhiều hộ nghèo, nhà nước cần phải
có chế độ hỗ trợ đặc biệt để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng cần thiết như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc để các địa phương này có điều kiện phát triển và mở rộng sản xuất. Cùng với việc đa dạng hoá phát triển sản xuất và ngành nghề truyền thống, phát triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn như chế biến, bảo quản nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng mây tre đan, gốm sứ, dệt may, mỹ nghệ,... cũng được nhà nước khuyến khích phát triển. Đây là những ngành nghề mang lại thu nhập cho người nông dân, nhiều người nghèo do được hỗ trợ sản xuất những mặt hàng này mà đã xoá được đói, giảm được nghèo. Chính vì vậy, nhà nước cần tạo cơ hội cho các địa phương và bản thân hộ nghèo có điều kiện phát triển các ngành phi nông nghiệp như vậy, cải thiện thêm thu nhập, nâng cao mức sống của người dân địa phương.
Thứ hai, phát triển mạnh lâm nghiệp là một trong những biện pháp rất hiệu quả giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là nông dân miền núi. Để thực hiện được điều này, nhà nước ta cần phải thực hiện việc giao đất, giao rừng, tạo cơ hội cho người nông dân có thể sống và làm giàu được từ rừng. Giao đất, khoán rừng cho người nông dân cũng là nhằm để cho họ tự chủ trong việc quản lý, bảo vệ rừng, gắn bó quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ với rừng. Chính vì vậy, nhà nước ta phải thực hiện việc cho nông dân vay vốn không tính lãi hoặc lãi suất thấp để trồng rừng, khuyến khích người nông dân kết hợp trồng rừng và khai thác hiệu quả nguồn gỗ để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu từ rừng.
Thứ ba, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác hải sản xa bờ là lĩnh vực đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Nhà nước ta cần có chính sách khuyến khích đầu tư thâm canh nuôi trồng thuỷ sản, coi việc nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản là một ngành sản xuất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo. Để thực hiện được điều đó, nhà nước cần thực hiện đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá, đường điện, đường giao thông...đối
với các vùng đất đưa vào nuôi trồng thủy sản hoặc chuyển đổi diện tích từ sản xuất lúa, muối sang nuôi tôm, cá. Bên cạnh đó, cũng cần phải đa dạng hoá đối tượng và hình thức nuôi trồng thủy sản, có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, trợ giá con giống để các hộ nghèo phát triển thuỷ sản.
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là giải pháp quan trọng để xoá đói giảm nghèo trên diện rộng đối với tình hình của Việt Nam hiện nay. Đầu tư cho lĩnh vực này không chỉ có ý nghĩa nhằm xoá đói giảm nghèo trong ngắn hạn mà còn có tác dụng trong dài hạn. Theo ước tính của các Bộ, ngành liên quan và của một số chuyên gia quốc tế, hàng năm vốn đầu tư cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở Việt Nam khoảng từ 4.500 tỷ đến 5.000 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào hạ tầng cơ sở, các dịch vụ nghiên cứu, cung cấp giống mới, thực hiện khuyến nông dành cho người nghèo, cải tạo và nâng cấp các công trình thuỷ lợi nhỏ tại các vùng sâu, vùng xa. Nguồn vốn này chủ yếu được phân bổ từ ngân sách nhà nước và một phần do nhân dân đóng góp.
3.3.2.2 Phát triển công nghiệp nhằm tạo việc làm, nâng cao đời sống cho ngƣời nghèo
Phát triển mạnh công nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người nghèo ở thành thị và nông thôn. Vì vậy, trong thời gian tới, nhà nước cần phải có các chính sách để đầu tư phát triển công nghiệp theo chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động. Bên cạnh đó, cũng cần phát triển mạnh các ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn như hoá chất, phân bón, bao bì..., trong đó phát triển công nghiệp vi sinh
nhằm hỗ trọ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất sạch, bảo đảm không ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cho người tiêu dùng cần phải được phát triển mạnh hơn nữa. Có như vậy mới tạo được độ tin cậy của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp.
3.3.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng cho các xã nghèo, vùng nghèo
Những xã nghèo, vùng nghèo là những nơi cơ sở hạ tầng rất yếu kém, người nghèo hầu như không được tiếp cận với các dịch vụ như điện, nước sạch, đường giao thông, văn hoá, giáo dục. Chính vì vậy, xoá đói giảm nghèo cho người dân trước hết phải nâng cao kết cấu hạ tầng, tạo điều điện cho họ có khả năng tiếp cận các dịch vụ công.
Thứ nhất, phát triển hệ thống điện cho các xã nghèo. Nhà nước phải hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các đường dây tải điện để nối điện về các vùng khó khăn, đồng thời phải tổ chức chặt chẽ việc quản lý phân phối và bán điện tới từng hộ. Đối với các xã không có khả năng nối lưới điện (khoảng 200 xã trong tổng số xã nghèo hiện nay), nhà nước có thể hỗ trợ vốn hoặc cho vay tín dụng ưu đãi để người dân tự làm các công trình cấp điện tại chỗ như thuỷ điện nhỏ, máy phát điện gia đình, năng lượng mặt trời...Riêng đối với những hộ đặc biệt khó khăn, nhà nước nên lắp đặt miễn phí đường điện để những hộ này có thể có điều kiện sử dụng điện để nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống hàng ngày. Theo ước tính của các chuyên gia và các Bộ, ngành trong vài năm tới phải đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng/ năm để kết nối điện tại các xã vùng sâu, vùng xa vào mạng lưới điện quốc gia.
Thứ hai, phát triển đường giao thông đến các xã nghèo. Một trong những nguyên nhân hạn chế trình độ nhận thức của người nghèo là do họ bị biệt lập với những vùng phát triển khác vì không có đường giao thông thuận tiện. Vì vậy, xây dựng đường giao thông tại các xã nghèo, vùng nghèo là mục tiêu cơ bản để xoá đói giảm nghèo cho người dân. Đầu tư vào giao thông
mức sống giữa các vùng, giúp những vùng sâu, vùng xa được tham gia cải thiện mức sống, trong đó chú trọng hơn nữa vào xây dựng đường đến các trung tâm xã mà hiện còn chưa có đường ô tô đến. Những xã này chủ yếu nằm ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, miền núi và ở Đồng Bằng sông Cửu Long, nơi chủ yếu mọi việc đi lại là dùng đường thuỷ. Số những xã nghèo nhất chưa có đường đã giảm từ 518 năm 2000 xuống còn 269 vào năm 2003. Mặc dù có những nỗ lực này song nhiều tỉnh hiện nay vẫn chưa có đường giao thông đi lại thuận tiện. Do đó, việc đầu tư xây dựng mới và nâng cấp mạng đường bộ cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa. Trong vài năm tới, chi đầu tư cho lĩnh vực này sẽ vào khoảng3.000 tỷ đồng/ năm, trong đó chi thường xuyên khoảng 1.000 tỷ và chi đầu tư hàng năm khoảng 2.000 tỷ.
Thứ ba, phát triển thuỷ lợi cho các xã nghèo. Do đại đa số người nghèo sống bằng nghề nông nên tác dụng giảm nghèo của thuỷ lợi là rất đáng kể. Trong thời gian tới, đối với các xã nghèo thuộc chương trình 135 chưa có công trình thuỷ lợi hoặc công trình thuỷ lợi đã bị xuống cấp, nhà nước có thể dùng vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp. Đối với các địa bàn vùng cao đặc biệt khó khăn không có ruộng nước, nhà nước cần hỗ trợ kinh phí để làm ruộng bậc thang, nhằm giúp người nghèo có điều kiện sản xuất lương thực tại chỗ hoặc trồng rừng. Đối với những xã nghèo nằm gần các công trình thuỷ lợi lớn, nhà nước có thể đầu tưu xây dựng hệ thống kênh dẫn từ công trình lớn, hỗ trợ vật tư để người dân xây dựng hệ thống kênh nội đồng. Để có thêm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng công trình thuỷ lợi ở nông thôn, bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, cần huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân. Thực tế những năm qua cho thấy. vốn xây dựng mới các công trình thuỷ lợi ở các xã nghèo vừa qua có tới 20 – 40% vốn đầu tư là do nhân dân đóng góp, còn trong tổng chi phí duy tu bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi thì vốn của nhân dân chiếm từ 20 – 30%. Trong giai đoạn tới, cũng cần phát huy hình thức huy động vốn trong dân, có như vậy mới ràng
buộc đươc trách nhiệm của nhân dân vào việc bảo vệ các công trình thuỷ lợi ở các địa phương.
Thứ tƣ, phát triển mạng lưới thông tin liên lạc ở nông thôn. Hạn chế lớn nhất của người nghèo là do không được tiếp cận hàng ngày với thông tin. Nhiều xã nghèo, vùng nghèo, xã miền núi là những nơi điều kiện đường sá đi lại khó khăn, hầu như không có điện nên việc tiếp xúc với các phương tiện thông tin là rất hạn chế. Cho nên để nâng cao trình độ nhận thức của người nghèo, phải phát triển mạng lưới thông tin liên lạc cho những vùng nghèo, xã nghèo, vùng miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Hiện nay, hình thức đầu tư nâng cao trình độ dân trí ở nông thôn phổ biến nhất là việc hình thành các điểm bưu điện văn hoá xã. Trong thời gian tới, cần phải phát huy mạnh hình thức này. Bên cạnh đó, cần phải có sự đầu tư phát triển hệ thống phát thanh truyền hình đến các vùng nghèo, xã nghèo để người nghèo có thể mở mang dân trí và nâng cao trình độ nhận thức.
3.3.2.4 Phát triển giáo dục cho ngƣời nghèo
Đầu tư phát triển con người có vai trò rất quan trọng đối với chiến lược giảm đói nghèo ở nước ta. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo là yếu tố quan trọng, giúp người nghèo có thể tự vươn lên thoát nghèo.
Thứ nhất, phải làm cho mọi người dân đều có thể tiếp cận đến dịch vụ giáo dục một cách công bằng. Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ học sinh đến trường khá cao và không có sự chênh lệch đáng kể giữa số học sinh nam và nữ nhưng còn rất nhiều vùng và nhiều nhóm người, nhất là người nghèo còn chịu thiệt thòi trong việc tiếp cận đến giáo dục cơ bản. Sự chênh lệch giữa nhóm giàu và nghèo tuy không lớn ở bậc tiểu học nhưng ngày càng chênh lệch ở các bậc học cao hơn. Như vậy, việc bảo đảm khả năng tiếp cận
một cách công bằng tới dịch vụ giáo dục cơ bản cho tất cả mọi người dân là nhân tố hết sức cần thiết để đảm bảo tính công bằng trong khả năng tiếp cận đến những cơ hội và những nguồn thu nhập mới trong tương lai.
Thứ hai, nâng cao chất lượng giáo dục cho người nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội là một trong những trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo. Trong giai đoạn tới, nhà nước ta cần phải đầu tư thích đáng cho hệ thống giáo dục của các xã nghèo, vùng nghèo, tăng cường cơ sở vật chất bao gồm xây mới và xây lại các phòng học ở các địa phương nghèo, mở rộng hệ thống trường nội trú cho vùng sâu, vùng xa để khuyến khích các hộ gia đình nghèo gửi con đi học. Ngoài ra, đối với những người làm công tác giáo dục ở các vùng khó khăn, nhà nước cần phải có chính sách đặc biệt như chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên, ưu tiên đào tạo và các chế độ đãi ngộ khác.
Thứ ba, giảm gánh nặng chi phí giáo dục cho người nghèo. Một trong những nguyên nhân làm cho người nghèo không thể cho con em mình đến trường là do họ không có đủ khả năng tài chính. Vì vậy, nhà nước cần phải khuyến khích trẻ em nghèo đến trường bằng cách xây dựng cơ chế miễn giảm hoặc hỗ trợ cho trẻ em các gia đình nghèo về tiền học phí, tiền sách giáo khoa, tiền xây dựng trường. Đồng thời, phải có những biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các gia đình có con em học tiểu học tại các vùng bị rủi ro (mất mùa, thiên tai...) để giảm bớt khó khăn cho các gia đình và hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học.
Để cải thiện chất lượng giáo dục tại các vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là đối với nhóm dân tộc ít người, nâng cáp cơ sở trường lớp để phổ cập giáo dục và miễn giảm các khoản thu về giáo dục đối với các hộ nghèo, theo tính toán của các Bộ, ngành hàng năm chi phí cho các hoạt động này khoảng 4.500 tỷ đồng trong đó cho thường xuyên khoảng 1,8 tỷ và chi cho đầu tư khoảng 2.500 tỷ.
3.3.2.5 Nâng cao chất lƣợng y tế cho ngƣời nghèo
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, nhà nước ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất, phải tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, trong đó quan trọng nhất là phải tăng cường cán bộ y tế cho các vùng nghèo, xã nghèo. Bảo đảm 100% số xã có trạm y tế và nhân viên y tế có trình độ. Trong thời gian tới, phải mở rộng các hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc ít người cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... Ngoài ra, phải xây dựng các chính sách đãi ngộ thích hợp để khuyến khích cán bộ y tế làm việc cho khu