Mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 59)

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Trong giai đoạn tới, mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam là giảm tỷ lệ hộ nghèo, không để tái đói nghèo, tạo ra nhiều việc làm cho các tầng lớp dân cư, nhất là dân sống ở vùng nông thôn, vùng khó khăn về kinh tế. Đại bộ phận người nghèo phải được tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nước sạch và vệ sinh. Trợ giúp xã đặc biệt khó khăn, mở rộng cơ hội cho người nghèo thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội cũng là một trong các mục tiêu lớn của Việt Nam.

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể

* Giảm tỷ lệ hộ nghèo

Mục tiêu đến 2010 giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm theo tiêu chuẩn nghèo quốc tế và giảm 3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm.

* Tạo việc làm cho người nghèo

Nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 40% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 30% vào năm 2005 và 40% vào năm 2010. Nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010, trong đó tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nữ là 75% vào năm 2005 và 80% vào năm 2010.

Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống khoảng 5,4 % trong tổng số lao động trong độ tuổi vào năm 2005 và xuống dưới 5% vào năm 2010

* Giảm tỷ lệ sinh, tử vong và suy dinh dưỡng của trẻ em

Giảm tỷ lệ sinh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa

Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi xuống 30%o vào năm 2005 và xuống dưới 25%ovào năm 2010

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 25% năm 2005 và dưới 20% năm 2010.

* Hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản

Về giáo dục:

Trong thời gian tới, nước ta phấn đấu đạt được muc tiêu trẻ em đến tuổi đi học đều được đến trường, hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trong cả nước. Ở những vùng sâu, vùng xa, phải phổ cập giáo dục tiểu học và xoá nạn mù chữ, đặc biệt là cho người nghèo.

Các dich vụ văn hoá:

Đến năm 2005 phấn đấu 50% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hoá; 50% làng xóm khu phố đạt chuẩn văn hoá quốc gia; 78% xã phường có nhà văn hoá và bình quân mỗi người dân có 4 bản sách/năm

đến 2005 đạt 95% số hộ gia đình nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam và trên 90% các hộ gia đình xem đượcc Đài truyền hình Việt Nam và phấn đấu đến 2010 phổ cập các phương tiện phát thanh truyền hình đến mỗi gia đình.

Các dich vụ y tế

Đảm bảo 100% người nghèo được chăm sóc sức khỏe và tiếp cận đến các dịch vụ y tế

* Nâng cao đời sống dân trí và bảo tồn văn hóa đồng bào dân tộc ít người

Mục tiêu này được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Giữ gìn và phát triển khả năng biết đọc, biết viết tiếng dân tộc ở những vùng có tỷ lệ dân tộc ít người cao. Hoàn thành chương trình tiểu học một phần bằng tiếng Việt và một phần bằng tiếng dân tộc ít người vào năm 2010.

Tăng tỷ lệ người dân tộc được đào tạo tham gia vào làm việc tại các cơ quan nhà nước.

Mở rộng các hoạt động y tế, văn hoá, thông tin về cơ sở phục vụ đồng bào dân tộc

* Đảm bảo sự bền vững của môi trường

Giải quyết tình trạng suy thoái môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đến 2010 phấn đấu không còn nhà ổ chuột ở đô thị và nhà tạm ở nông thôn, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu đến năm 2010, 100% các khu công nghiệp, các đô thị và làng nghề ở nông thôn phải được xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn, có kế hoạch cải tạo khắc phục sự cố môi trường trên các dòng sông, hồ, ao, kênh, mương.

Trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 38% vào năm 2005 và 43% vào năm 2010

Đảm bảo mọi điều kiện để phụ nữ tham gia bình đẳng vào các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Trong khoảng 10 năm tới, tăng thêm tỷ lệ phụ nữ làm việc trong các cơ quan ở tất cả các cấp, các ngành từ 3% đến 5%

Tạo điều kiện thực hiện các chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)