2.2.2.1 Kết quả xoá đói giảm nghèo
2.2.2.1.1 Giảm tỷ lệ nghèo đói
Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam vào tháng 12/2003 đã khẳng định rằng, những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo là một trong những câu chuyện thành công nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Năm 1993 vẫn còn 58% dân số sống trong nghèo đói thì đến 2002 số dân nghèo đói đã giảm xuống còn 29%. Điều này dẫn đến giảm một nửa tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo trong vòng chưa đầy một thập kỷ. Hay nói một cách khác, hầu như 1/3 tổng dân số đã thoát khỏi nghèo đói chưa đầy 10 năm qua. Theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 1143/2000/QĐ - LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến cuối năm 2003 số hộ nghèo ở nước ta đã giảm đáng kể, ước tính còn khoảng 1.867 triệu hộ. Mức độ giảm nghèo giữa các vùng tuy khác nhau nhưng tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm đều giảm. Theo bảng 2.1, vùng đồng bằng sông Hồng từ 24,2% năm 1993 giảm xuống còn 5,3% vào năm 2002. Vùng Bắc Trung Bộ từ 35,5% năm 1993 giảm xuống còn 17,5%; vùng Duyên hải miền Trung từ 22,8% giảm xuống 9,0%; Tây Nguyên từ 32% xuống 29,5%; Đông Nam Bộ từ 11,7% xuống 3% và vùng đồng bằng sông Cửu Long giảm từ 17,7% xuống còn 6,5%. Trong 5 năm từ 1993 – 1998, tỷ lệ nghèo giảm được 19,6%, bình quân 2,8%/năm; trong 4 năm 1999 – 2002, giảm được 8,5%, trung bình 2,1%/ năm [18,19]. Chính vì tốc độ giảm nghèo cao và duy trì dài hạn nên Việt Nam được thế giới đánh giá rất cao về lĩnh vực xoá đói giảm nghèo.
2.2.2.1.2 Phát triển cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo
được thể hiện ở sự đầu tư cho các cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng nông thôn. Trong những năm qua, chính phủ ưu tiên đầu tư cho các dịch vụ cơ bản như xây dựng các trung tâm y tế, hỗ trợ cung cấp nước sạch, và kéo điện tới các vùng sâu, vùng xa nhằm hỗ trợ cải thiện đời sống của người nghèo. Ngoài ra, chính phủ còn tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng ở nông thôn như đường giao thông và các công trình thuỷ lợi nhằm tạo cơ hội cho người nghèo tự thoát khỏi nghèo đói. Số những xã nghèo nhất chưa có đường đã giảm từ 518 năm 2000 xuống còn 269 vào năm 2003. Đầu tư cho các dự án thuỷ lợi có tác dụng giảm nghèo nhanh chóng do đại đa số người nghèo sống bằng nghề nông. Hiện tại, đầu tư vào tưới tiêu lên tới 250 triệu đôla mỗi năm, chiếm khoảng một nửa trong tổng chi của nhà nước cho ngành nông nghiệp và 3/4 từ chi đầu tư trong ngành. Tỷ lệ dân cư nông thôn được tiếp cận với nước sạch và dùng điện lưới là nguồn thắp sáng chính đã tăng mạnh. Hiện nay, về cơ bản mỗi xã đã có trung tâm y tế riêng, đồng thời hơn 97% các xã đã có đường ôtô đến trung tâm xã.
Nhìn vào bảng 2.7 dưới đây, chúng ta thấy rằng đầu tư vào đường sá ở vùng nông thôn có tác dụng giảm nghèo lớn nhất, cứ chi 1 tỷ đồng cho đường nông thôn thì sẽ có 270 người thoát nghèo. Trong khi đó đầu tư vào thuỷ lợi có tác dụng giảm nghèo ít nhất trong số các chỉ tiêu trên.
Bảng 2.7: Chi tiêu công ở nông thôn và giảm nghèo
Số người thoát nghèo trên mỗi tỷ đồng đầu tư Tưới tiêu Đường sá Giáo dục
Vùng núi phía Bắc 11,8 311,6 54,6 Đồng bằng sông Hồng 7,0 278,8 34,8 Bắc Trung Bộ 13,4 686,7 69,5 Duyên hải miền Trung 11,7 302,2 54,4 Tây Nguyên 17,7 362,1 66,3
Đông Nam Bộ 8,5 73,1 16,5
Số người thoát nghèo trên mỗi tỷ đồng đầu tư Tưới tiêu Đường sá Giáo dục
Cả nước 10,6 270,6 46,8
Nguồn: [10,82]
Bảng 2.8: Tiếp cận các dịch vụ cơ bản ở nông thôn
Chỉ tiêu 1993 1998 2002
Tỷ lệ dân cư nông thôn có trung tâm y tế xã 93 97
Tỷ lệ dân cư nông thôn được tiếp cận với nguồn nước sạch 17 29 39,6 Tỷ lệ dân cư thành thị được tiếp cận với nguồn nước sạch 60 75 76,3 Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng điện là nguồn thắp sáng
chính
48 77
Tỷ lệ xã có đường ô tô đến xã 97,2 Tỷ lệ hộ gia đình xem được Truyền hình Việt Nam 84,7 Tỷ lệ gia đình nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam 92,8
Nguồn: [18,30]
2.2.2.1.3 Giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo
Trong nhiều năm qua, nhờ có các nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, các điạ phương đã tìm được nhiều giải pháp tạo thêm việc làm mới, giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Các địa phương cũng tổ chức được nhiều chương trình khuyến nông, cho vay vốn, tư vấn và đào tạo nghề, huy động tất cả các thành phần kinh tế tham gia tạo việc làm. Đặc biệt, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với tạo việc làm tăng rõ rệt. Theo ước tính, khu vực tư nhân
cần 70 – 100 triệu đồng để ra một việc làm, so với 180 – 200 triệu đồng của doanh nghiệp nhà nước và khoảng 500 triệu đồng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong vòng 2 năm 2002 – 2003, khu vực kinh tế tư nhân đã thu hút được thêm 40 vạn lao động. Khu vực nông nghiệp và nông thôn vẫn là nơi thu hút nhiều lao động nhất. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 – 1,3 triệu lao động, trong đó khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã thu hút khoảng 90%. Số lao động mới được giải quyết việc làm trong thời gian gần đây tập trung chủ yếu trong các hoạt động phát triển trang trại và kinh tế vườn, phát triển làng nghề và sản xuất hàng xuất khẩu.
Trong 2 năm 2002 – 2003, nhiều trung tâm môi giới việc làm, trung tâm dạy nghề kết hợp với tạo việc làm đã được xây dựng, tạo cơ hội cho người có nhu cầu việc làm được tiếp xúc, liên hệ trực tiếp với người có nhu cầu sử dụng lao động. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2003, đã tổ chức được hội chợ việc làm tại 12 địa phương, mỗi hội chợ thu hút bình quân 72 đơn vị tham gia với trên 38 nghìn lượt người đến dự, 15 nghìn lượt người đăng ký tìm việc làm, gần 3 nghìn người đăng ký học nghề và khoảng 2 nghìn lao động được tuyển dụng.
Nhờ giải quyết thêm được nhiều việc làm mới, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị đã giảm từ 6,3% năm 2001 xuống 6% năm 2002 và 5,8% năm 2003, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn đã tăng từ 74,3% năm 2001 lên 75,4% năm 2002 và 76,8% năm 2003. [18,22]
2.2.2.1.4 Giáo dục
Trong những năm qua, nước ta đã đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc mở rộng phạm vi giáo dục, kể cả cho người nghèo.
Bảng 2.9: Tỷ lệ đi học đúng tuổi
Theo phần trăm
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
Theo phần trăm
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông
1993 1998 2002 1993 1998 2002 1993 1998 2002 Cả nước 86,7 91,0 90,1 30,1 61,7 72,1 7,2 28,6 41,8 Cả nước 86,7 91,0 90,1 30,1 61,7 72,1 7,2 28,6 41,8 Nhóm nghèo nhất 72,0 81,9 84,5 12,1 33,6 53,8 1,1 4,5 17,1 Nhóm gần nghèo nhất 87,0 93,2 90,3 16,6 53,0 71,3 1,6 13,3 34,1 Nhóm trung bình 90,8 94,6 91,9 28,8 65,6 77,6 2,6 20,7 42,6 Nhóm gần giàu nhất 93,5 96,0 93,7 38,4 71,8 78,8 7,7 36,4 53,0 Nhóm giàu nhất 95,9 96,4 95,3 55,0 91,0 85,8 20,9 64,3 67,2 Người Kinh và Hoa 90,6 93,3 92,1 33,6 66,2 75,9 7,9 31,9 45,2 Các dân tộc thiểu số 63,8 82,2 80,0 6,6 36,5 48,0 2,1 8,1 19,3 Thành thị 96,6 95,5 94,1 48,5 80,3 80,8 17,3 54,5 59,2 Nông thôn 84,8 90,6 89,2 26,3 57,9 69,9 4,7 22,6 37,7 Nguồn: [10,62]
Chiến lược quốc gia về giáo dục cho tất cả mọi người mới được thông qua gần đây đã nhấn mạnh việc cung cấp giáo dục có chất lượng cho mọi bộ phận dân cư trong xã hội. Bảng 2.9 cho thấy tỷ lệ đi học tiểu học đã vượt quá 90% trong các nhóm dân cư chính, trừ nhóm dân tộc thiểu số và nhóm dân cư nghèo nhất trong dân số. Ở miền núi nơi giáo dục được tiến hành bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ, và nơi đường đi học xa và khó khăn, trẻ em thường chỉ học vài năm rồi bỏ học. Đối với giáo dục trung học cơ sở, tỷ lệ
học sinh đến trường đã tăng đáng kể, số hoc sinh trong nhóm nghèo nhất hoc trung học cơ sở tăng từ 12,1% vào năm 1993 lên 53,8% vào năm 2002. Song thực tế cho thấy, tỷ lệ học trung học phổ thông giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất là 4/1. Một trong những lý do của sự khác biệt này là chi phí cơ hội của việc đưa trẻ đến trường. Đối với rất nhiều hộ nghèo, sức lao động của trẻ có giá trị hơn nhiều so với việc để chúng tới trường. Lợi ích dài hạn của giáo dục không thể bù đắp được những tổn thất về thu nhập trong ngắn hạn. Chi phí trực tiếp cho giáo dục cũng là một trở ngại lớn đối với việc đi học bao gồm các chi phí chính thức do cơ quan chức năng định ra và các chi phí không chính thức ( ví dụ như học thêm). Theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, chi phí cho một học sinh tiểu học của hộ gia đình trong nhóm nghèo nhất khoảng 130 nghìn đồng/ năm chiếm 1,9% trong tổng chi tiêu của hộ, còn chi cho một học sinh học trung học cơ sở của hộ gia đình trong nhóm nghèo nhất vào khoảng 225 nghìn đồng/ năm chiếm tới 2,9% tổng chi tiêu. Đối với các gia đình nghèo, đây là con số không nhỏ. Chính vì vậy, nguyên nhân học sinh bỏ học trong các gia đình nghèo thường là do khả năng tài chính hạn hẹp.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, trong những năm qua giáo dục của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể. Chương trình phổ cập giáo dục và xoá mù chữ đã đem lại hiệu quả cao, làm tăng tỷ lệ người biết đọc, biết viết trong độ tuổi từ 15 – 24 từ 93,8% năm 1998 lên 95,4% năm 2002. Nguồn vốn ngân sách dành đầu tư cho giáo dục đào tạo được tăng lên hàng năm, chiếm từ 15 – 16% tổng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nhờ vậy, nhiều địa phương đã xây dựng được trường học mới cho trẻ em, cấp phát sách vở cho con em các gia đình nghèo để khuyến khích trẻ em đến trường.
2.2.2.1.5 Y tế
Cũng giống như giáo dục, thành tựu về y tế của Việt Nam được đánh giá là cao hơn của các nước có cùng trình độ phát triển. Tỷ lệ tử vong trẻ em
và bà mẹ đã giảm xuống bằng với mức phổ biến ở những nước có thu nhập đầu người cao gấp 2 – 3 lần Việt Nam. Theo điều tra biến động dân số 2002, tỷ suất chết sơ sinh chỉ còn 26%o, giảm mạnh só với mức 36,7%o vào năm 1999 và 31,2%o năm 2000
Bảng 2.10: Tỷ suất chết sơ sinh (%o)
1999 2000 2002
Cả nước 36,7 31,2 26
Thành thị 18,3 20,1 17
Nông thôn 41,0 34,6 28,8
Nguồn: [18,25]
Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi được triển khai ở tất cả các địa phương, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Tuy nhiên tỷ lệ suy sinh dưỡng của trẻ em ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn tương đối cao, trong đó Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ cao nhất (40,2%), Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (36%).
Bảng 2.11 dưới đây cho thấy sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong nhóm nghèo nhất và giàu nhất. Một trong những yếu tố gây nên sự chênh lệch về tình trạng sức khoẻ này là do người nghèo có mức sống thấp hơn người giàu rất nhiều nên dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ rất thiếu thốn, gây nên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.
Bảng 2.11: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng năm 2002
Phần trăm
Dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi (%) Thiếu cân so với
tuổi
Lùn so với tuổi Thiếu cân so với chiều cao
Nghèo nhất 34,2 34,4 8,6 Gần nghèo nhất 29,1 24,5 7,6 Trung bình 23,8 18,4 6,0
Gần giàu nhất 21,0 15,4 5,8
Giàu nhất 12,7 9,0 5,6
Cả nước 25,7 22,5 7,0
Nguồn: [10,66]
Cũng do thu nhập thấp nên chi tiêu cá nhân cho y tế của nhóm người nghèo nhất cũng rất hạn chế, cộng thêm với tình trạng dinh dưỡng không đầy đủ nên sức khoẻ của người nghèo không được bảo đảm. Nhìn vào bảng 2.12 dưới đây, chúng ta có thể thấy, mặc dù nhóm nghèo nhất chi tiêu cá nhân cho y tế vào mức thấp nhất song cũng chiếm tới 4,31% trong tổng chi tiêu của hộ gia đình, mà thu nhập của các hộ nghèo rất thấp, cho nên họ lại càng hạn chế việc chi tiêu để chăm sóc sức khoẻ. Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao tình trạng sức khoẻ của người nghèo luôn luôn kém.
Chính vì vậy, năm 2002, chính phủ đã ra quyết định 139 về quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo. Quyết định này đã tạo Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo để chi trả những chi phí cá nhân của những người thuộc diện hưởng lợi mà sử dụng dịch vụ y tế của nhà nước. Quyết định 139 đã tạo điều kiện cho người nghèo sử dụng các dịch vụ y tế và thực sự đã làm giảm mức độ nghèo về “thu nhập”. Thực hiện quyết định này, việc cấp bảo hiểm y tế cho người nghèo được triển khai rộng rãi trên các tỉnh thành. Theo điều tra mức sống 2002, hiện nay có khoảng 23,2% số người nghèo đã được cấp số bảo hiểm y tế.
Bảng 2.12: Chi tiêu cá nhân cho y tế năm 2002
% đi khám chữa theo chuyên khoa Nghìn đồng/năm Tỷ lệ % trong chi tiêu của hộ Điều trị Thuốc Dụng cụ y tế Đóng góp Bảo hiểm y tế Tổng cộng
% đi khám chữa theo chuyên khoa Nghìn đồng/năm Tỷ lệ % trong chi tiêu của hộ Điều trị Thuốc Dụng cụ y tế Đóng góp Bảo hiểm y tế Tổng cộng Nghèo nhất 46,3 151,6 137,1 3,3 2,4 4,5 298,8 4,31 Gần nghèo nhất 48,4 254,4 187,1 5,5 2,3 7,4 456,7 5,02 Trung bình 48,8 365,9 213,0 6,2 2,0 10,9 598,1 5,28 Giàu nhất 56,3 1110,4 449,8 21,4 1,4 31,1 1614, 1 5,77 Cả nước 50,6 520,6 260,6 9,6 2,0 15,1 807,9 5,29 Nguồn: [10,67] 2.2.2.1.6 Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng
Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong phát triển cơ sở hạ tầng nước sạch và vệ sinh môi trường. Hiện nay, gần một nửa dân số được dùng nước sạch, tỷ lệ này gấp đôi so với năm 1993. Tuy nhiên, tỷ lệ được dùng nước sạch phân bố không đồng đều trong dân cư. Tỷ lệ được dùng nước sạch ở nông thôn chỉ bằng một nửa so với thành thị và lại càng thấp hơn đối với dân tộc thiểu số. Từ năm 1993 đến 2002, chỉ có thêm 7,5% số người dân tộc thiểu số được dùng nước sạch, trong khi tỷ lệ tương ứng của người Kinh và người Hoa là 23,6%. Về mặt địa lý, tỷ lệ được dùng nước sạch lên tới mức 71,1% ở Đồng bằng Sông Hồng, nhưng chỉ có 4,3% ở Tây Nguyên.
Các điều kiện vệ sinh đúng quy cách là điều quan trọng để phòng bệnh, ngừa các bệnh đường ruột và suy dinh dưỡng. Tỷ lệ người được dùng nhà vệ sinh sạch ở Việt Nam hiện nay cao gấp 2,5 lần so với năm 1993.
Phần
trăm Tỷ lệ được dùng nước sạch Tỷ lệ có nhà vệ sinh sạch
1993 1998 2002 1993 1998 2002 Cả nước 26,2 40,6 48,5 10,4 17,0 25,3 Thành thị 58,5 76,8 76,3 44,9 60,1 68,3 Nông thôn 18,1 29,1 39,6 1,8 3,4 11,5 Người Kinh và người Hoa 29,0 44,9 52,6 11,6 19,3 27,7