Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp hơn và mức sống trung bình cao hơn so với mức chung của cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đồng đều. Đa số người nghèo ở đô thị làm việc ở khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh
dẫn đến sự dôi dư lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm cho điều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn, hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp.
Người nghèo ở thành thị phần lớn sống trong những khu vực có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường...)
Nghèo ở thành thị còn phản ánh tình trạng di cư nông thôn – thành thị chủ động. Lý do vì thành thị hứa hẹn nhiều cơ hội để cá nhân cải thiện an sinh cho bản thân. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thôn đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Những người này khó có thể tìm kiếm được việc làm, ít có cơ hội tiếp cận được với các dịch vụ xã hội và việc chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân có hộ khẩu.
Đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong nhóm những người không nghề nghiệp, người lang thang, người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội.
Theo số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, chỉ trong vòng chưa đầy 10 năm, tỷ lệ nghèo ở thành thị đã giảm xuống đáng kể, từ 25,1% năm 1993 xuống còn 6,6% năm 2002; trong đó nghèo về lương thực thực phẩm cũng giảm từ 7,9% năm 1993 xuống 1,9% năm 2002. Như vậy, ở thành thị, số lượng người không có đủ ăn chỉ còn rất ít.
Theo điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị đạt 626 nghìn đồng/ tháng giai đoạn 2001 – 2002. Con số này phản ánh mức sống của người dân thành thị đã có sự chuyển biến rõ rệt.