Cải cách DNNN Nhằm củng cố khu vực DNNN: * Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp * Giảm sự thất bại và ảnh hưởng liên quan đến ngân sách.
* Tạo môi trường hợp tác bình đẳng, tự chủ kinh doanh Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế:
* Nâng cao hiệu quả sản xuất * Nâng cao năng suất lao động * Giảm chi phí Phát triển nguồn nhân lực Nhầm nâng cao chất lượng lao động: * Nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật * Nâng cao sức khoẻ Cải cách ngân hàng Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển một thị trường vốn hiệu quả ở Việt Nam: * Là trung gian hiệu quả giữa người tiết kiệm và người vay. * Phân phối tín dụng một cách công bằng và trên cơ sở thương mại hơn
* Khuyến khích tiết kiệm hộ gia đình Phát triển khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh (HTX, DN tư nhân, trang trại...) Nhằm khuyến khích hoạt động của khu vực kinh tế ngoài
Quản lý chi tiêu công Nhằm tăng cường hiệu quả sự minh bạch và ảnh hưởng đối với nghèo đói của việc chi tiêu:
Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Việt Nam
Nguồn: [4,70]
Như phần trên đã nói, xoá đói giảm nghèo luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhanh và bền vững là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo. Đây là điểm mấu chốt giúp cho Việt Nam có được thành tích giảm nghèo trong thập kỷ vừa qua. Vì vậy, để giữ cho tăng trưởng nhanh và ổn định như thời gian qua, tạo môi trường thuận lợi cho xoá đói giảm nghèo, chúng ta phải thực hiện một số giải pháp sau
3.3.1.1 Môi trƣờng pháp lý
Để tạo môi trường pháp lý kinh doanh bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp, trước hết chúng ta phải có hệ thống luật pháp đồng bộ, bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho mỗi cá nhân, tổ chức. Trên cơ sở đó huy động được tối đa các nguồn lực trong xã hội. Đó chính là điều kiện cơ bản để tăng trưởng kinh tế nhanh và tăng thu nhập cho mọi tầng lớp dân cư. Hơn nữa, cần phải có hệ thống luật pháp nhằm bảo đảm sự bình đẳng cho tất
Cải cách hành chính Để người dân tiếp cận dễ dàng hơn các dịch vụ công: * Đảm bảo bình đẳng xã hội, thực hiện một cách đầy đủ Nghị định về Quy chế dân chủ ở cơ sở. * Đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ công có chất lượng. * Bảo đảm sự công bằng của mỗi công dân trước pháp luật, thực hiện cơ chế trợ giúp pháp lý của nhà nước
Môi trường xã hội để tăng trưởng và XĐGN * Phát triển và bảo dưỡng thường xuyên cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, xã nghèo * Tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản
* Bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống lành mạnh
* Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc ít người Xây dựng mạng lưới an sinh xã hội * Chính sách trợ cấp đối với người nghèo, người dễ bị tổn thương * Tạo điều kiện cho người nghèo tham gia thị trường sản phẩm, thị trường lao động * Bảo vệ trẻ em và vị thành niên * Giải pháp cứu trợ đột xuất.
Hội nhập kinh tế quốc tế
Nhằm tăng cường mở cửa nền kinh tế Việt Nam để:
* Sản xuất, tiêu dùng, và đầu tư sẽ được định hướng theo giá cả thế giới
* Mở rộng thị trường XK và cho phép các nhà sản xuất VN cung cấp với giá thấp nhất
* Khuyến khích sản xuất trong nước đạt hiệu quả bằng tăng sự cạnh tranh từ phía các nhà cung cấp nước ngoài * Tạo cơ hội và thu hút các nguồn đầu tư. Tăng trưởng
bền vững và giảm nghèo
cả các loại hình doanh nghiệp được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng, đất đai, công nghệ thông tin, và các chế độ ưu đãi của nhà nước.
Trong thời gian tới, chính phủ cũng cần phải tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, trang trại và các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò quan trọng trong tạo việc làm cho người lao động, thực hiện chiến lược xoá đói giảm nghèo. Vì vậy, nhà nước cần phải thiết lập môi trường để khuyến khích và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận với các chính sách khuyến khích và các chương trình hỗ trợ của nhà nước về đầu tư và tín dụng, về mặt bằng sản xuất, về thông tin thị trường, về tư vấn kỹ thuật và đào tạo phát triển nguồn nhân lực cũng như tiếp cận với các dịch vụ phát triển kinh doanh. Đồng thời, bảo đảm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay vốn ngân hàng để phát triển sản xuất, đặc biệt ưu tiên cho các doanh nghiệp thu nhận lao động nghèo, nhất là lao động nữ. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã ở vùng nông thôn, miền núi, ở các vùng nghèo, xã nghèo, nhà nước cần phải có các chính sách hỗ trợ về tín dụng, ưu đãi về thuế... để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển kinh doanh và thu hút lao động tại địa phương.
Cải cách hành chính, tư pháp, thực hiện quản lý tốt kinh tế xã hội là biện pháp để đảm bảo lợi ích cho người nghèo. Để làm được điều đó, chính phủ cần phải thực hiện cải cách hành chính công ở các Bộ có liên quan trực tiếp với người nghèo như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội...nhằm đảm bảo cho người nghèo tiếp cận được các dịch vụ y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, nước, điện... ở các địa phương. Hơn nữa, để đảm bảo tính dân chủ cho người nghèo có quyền tham gia vào các công việc của nhà nước, trong việc xây
dựng pháp luật và chính sách, cần phải có sự tham gia của người nghèo và đặc biệt là phụ nữ nghèo.
3.3.1.2 Môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Trước hết, cần phải hoàn thiện chính sách tài chính. Chính sách tài chính phải được thực hiện công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch các nguồn thu chi ngân sách của chính quyền các cấp, các khoản đóng góp của người dân và phải gắn việc đổi mới chính sách chi tiêu công với việc thực hiện mạnh mẽ chủ trương xã hội hoá đối với vùng có điều kiện để tập trung ngân sách cho vùng khó khăn. Hơn thế nữa, nhà nước cần phải động viên tối đa các nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu xoá đói giảm nghèo.
Cải cách hệ thống thuế theo hướng có lợi cho người nghèo như áp dụng các ưu đãi về thuế đối với các lĩnh vực kinh doanh, phát triển các ngành nghề thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. Đề đảm bảo về công bằng trong phân phối thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, nhà nước cũng cần sớm hoàn thiện Luật thuế thu nhập cá nhân để đánh thuế đối với người có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội. Đồng thời, cần phải mở rộng các hình thức phân phối lại thông qua hệ thống phúc lợi công cộng, bảo hiểm, an sinh xã hội, các chế độ ưu đãi về tài chính, các hình thức trợ cấp xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo nhằm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Đổi mới ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên nguồn vốn đầu tư tử ngân sách nhà nước cho phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng tỷ trọng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, giáo dục - đào tạo, văn hoá, y tế. Kết hợp vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước với các nguồn tài trợ bên ngoài và sự đóng góp của nhân dân để thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, giải quyết việc làm, trong đó đặc
biệt chú trọng đến các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng dân tộc ít người và các vùng khó khăn khác.
Chính sách tiền tệ phải ưu tiên hỗ trợ cho người nghèo. Đối với những vùng khó khăn và các đối tượng chính sách, các lĩnh vực sản xuất thu hút nhiều lao động, nhà nước phải có chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay để người nghèo, hộ nghèo có khả năng vay vốn kinh doanh, phát triển sản xuất để tự xoá đói giảm nghèo cho bản thân mình và cho toàn xã hội.
3.3.1.3 Môi trƣờng xã hội
Trước hết, phải tạo điều kiện để mọi người tham gia đẩy đủ vào quá trình phát triển, có cơ hội bình đẳng cho mọi người dân. Nâng cao khả năng và sự tham gia của người nghèo vào quá trình phát triển và tạo cơ hội cho người nghèo tự thoát nghèo. Hơn nữa, phải tạo điều kiện để các vùng có thể phát triển một cách đồng đều về kinh tế, văn hoá, xã hội. Đặc biệt đối với nhóm người dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm chặt chẽ hơn, đảm bảo cho họ được hưởng lợi từ quá trình tăng trưởng kinh tế. Trong lĩnh vực giáo dục và y tế, cần phải thực hiện sự công bằng để tất cả mọi người đều được tham gia nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ.
Tăng cường dân chủ ở cơ sở là biện pháp để đảm bảo công bằng xã hội cho mọi người dân. Thể hiện ở sự tham gia của người dân, trong đó có người nghèo vào việc hoạch định và thực hiện chính sách của nhà nước. Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước phải chịu sự giám sát của dân và người dân có quyền đóng góp ý kiến cho các chương trình, các dự án có liên quan đến quyền lợi của họ.
Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, tăng cường trợ giúp pháp lý và khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo. Mở rộng mạng lưới trợ giúp pháp luật để người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp luật. Đồng thời, khuyến khích các tổ chức xã hội tham
gia hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo và người có hoàn cảnh đặc biệt