Nghèo đói và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Xoá đói giảm nghèo là tiền đề để tăng trưởng kinh tế, mặt khác tăng trưởng kinh tế là nhân tố thúc đẩy xoá đói giảm nghèo
Trước hết, chúng ta thấy rằng xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Nghèo đói thường đi liền với lạc hậu, chậm phát triển. Tình trạng này không chỉ là một thực tế diễn ra ở nước ta mà còn là một tồn tại phổ biến ở hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngay cả những nước giàu có trình độ phát triển cao vẫn tồn tại
một bộ phận dân cư sống ở mức nghèo khổ. Nghèo đói thể hiện qua sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu của kỹ thuật, trình độ thấp kém của phân công lao động xã hội. Nó dẫn tới năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế luôn ở mức thấp. Vì vậy, xoá đói giảm nghèo là điều kiện để tăng trưởng nhanh và bền vững, là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển.
Mặt khác, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để xoá đói giảm nghèo trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, tạo ra những cơ hội thuận lợi để người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng trưởng kinh tế là để giảm nhanh mức nghèo đói. Thực tiễn ở nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, nhờ kinh tế tăng trưởng cao mà chính phủ các nước có thể mở rộng các chương trình hỗ trợ về vật chất, tài chính để phát triển cơ sở hạ tầng cho các vùng khó khăn. Người nghèo nhờ đó mà có cơ hội vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Không có tăng trưởng kinh tế mà chỉ thực hiện các chương trình tái phân phối hoặc các biện pháp giảm nghèo truyền thống thì tác dụng sẽ không lớn. Do đó, tăng trưởng kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao và bền vững, trước hết phải tập trung vào chuyển dịch cơ cấu và đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp góp phần tăng thu nhập cho người nghèo. Xoá đói giảm nghèo bằng cách khuyến khích người dân làm giàu là một trong những biện pháp rất hiệu quả, giảm nhanh tỷ lệ nghèo đói.
Hiện nay ở nước ta, xoá đói giảm nghèo được đặt thành một bộ phận của chiến lược 10 năm, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt động xoá đói giảm nghèo quốc gia. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội…
64 để giúp đỡ, bảo vệ người nghèo.