Nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao và trong các nhóm

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 35)

dân tộc ít người

Như trên đã nói, nghèo đói mang tính chất vùng rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Năm 2002, có tới 43,9% số người nghèo tập trung ở các vùng miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên là 51,8%, duyên hải miền Trung là 25,2% (bảng 2.1). Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên.

Đặc biệt hơn nữa, nghèo đói chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm dân tộc thiểu số. Đây là nhóm người sống trong những vùng có điều kiện sống khó khăn, không có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục. Mặc dù dân số dân tộc thiểu số chỉ chiếm có 14 % tổng số dân cư song lại chiếm khoảng 30% trong tổng số người nghèo năm 2002. Mặc dù trong thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực nhưng cuộc sống của cộng đồng dân tộc thiểu số vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Tỷ lệ nghèo ở các dân tộc thiểu số cũng không giống nhau. Nghèo về lương thực ở người BaNa cao nhất chiếm tới 86%. Tỷ lệ nghèo trong các dân tộc thiểu số sẽ cao hơn nếu tính đến những chỉ tiêu phúc lợi khác, ngoài mức chi tiêu đầu người. Dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp hơn dân tộc Kinh và Hoa. Tỷ lệ đi học tiểu học của dân tộc thiểu số ổn định ở mức 80% kém hơn 12% so với các dân tộc chính. Các chỉ tiêu liên quan đến sức khoẻ cũng kém hơn nhiều. Điều tra y tế quốc gia của Việt Nam năm 2002 cho thấy sự chênh lệch đáng kể về tình trạng suy dinh dưỡng giữa dân tộc Kinh và Hoa với các dân tộc thiểu số ở miền núi. Khoảng 23% trẻ em dân tộc thiểu số ở Việt Nam bị thiếu cân so với tuổi. Tỷ lệ này ở các dân tộc thiểu số phía Bắc còn cao hơn (34%) và ở duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (45%). Phần lớn dân tộc thiểu số của Việt Nam là nông dân, do đó cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số

gặp rất nhiều khó khăn do thiếu kiến thức về trồng trọt chăn nuôi. Chính vì vậy, tỷ lệ tái nghèo đói thường cao trong nhóm dân tộc thiểu số.

Bảng 2.5: Các chỉ tiêu xã hội ở vùng dân tộc thiểu số

Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị nhẹ cân năm 2002

Dân tộc Trai Gái Thành thị Nông thôn Tổng cộng 1998 Mọi nhóm 25,1 26,3 14,8 28,4 25,7 35,6 Người Kinh và Hoa 22,5 23,9 13,9 25,9 23,2 Dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc 33,6 35,0 19,0 34,9 34,3 Dân tộc thiểu số ở duyên hải miền Trung và Tây Nguyên

45,5 45,1 33,8 46,7 45,3

Nguồn: [10,28]

2.2 Tình hình xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)