Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Nghèo đói đang là một trong những vấn đề bức xúc ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Sau nhiều năm đổi mới kinh tế theo hướng xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, Việt Nam đã và đang thu được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng cao, bộ mặt nông thôn thay đổi lớn. Một bộ phận lớn hộ gia đình nghèo đói không biết cách làm ăn,

thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất đã biết vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo đói. Phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục… từng bước được cải thiện và phát triển đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của xã hội, đặc biệt là nhóm người nghèo. Theo chuẩn đói nghèo quốc tế, năm 1993 Việt Nam vẫn còn 58% dân số sống trong nghèo đói thì đến năm 1998 số nghèo đói còn 37% và đến năm 2002 còn 29%, trong đó tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm giảm từ 15% năm 1998 xuống 10,9% năm 2002. Như vậy, trong vòng chưa đầy 10 năm, Việt Nam đã giảm được một nửa tỷ lệ dân số sống dưới ngưỡng nghèo đói. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư ngày càng có xu hướng gia tăng.

Sự nghèo đói có đặc thù rõ nét theo vùng địa lý ở Việt Nam. Trong đó, Tây Nguyên là vùng nghèo nhất trong cả nước, tiếp sau là miền núi phía Bắc và vùng ven biển miền Trung. Tỷ lệ nghèo ở hai vùng châu thổ đều cao và cả ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, nhưng chỉ bằng một nửa so với những vùng nghèo nhất.

Bảng 2.1 : Tỷ lệ nghèo theo vùng theo chuẩn quốc tế

Tính theo phần trăm 1993 1998 2002

Tỷ lệ nghèo 58,1 37,4 28,9

Miền núi phía Bắc 81,5 64,2 43,9

Đông Bắc 86,1 62,0 38,4

Tây Bắc 81,0 73,4 68,0

Đồng bằng Sông Hồng 62,7 29,3 22,4

Bắc Trung Bộ 74,5 48,1 43,9

Duyên hải miền Trung 47,2 34,5 25,2

Tây Nguyên 70,0 52,4 51,8

Đông Nam Bộ 37,0 12,2 10,6

Đồng bằng Sông Cửu Long 47,1 36,9 23,4

Nghèo lương thực 24,9 15,0 10,9

Tính theo phần trăm 1993 1998 2002

Đông Bắc 29,6 17,6 15,4

Tây Bắc 26,2 22,1 46,1

Đồng bằng Sông Hồng 24,2 8,5 5,3

Bắc Trung Bộ 35,5 19,0 17,5

Duyên hải miền Trung 22,8 15,9 9,0

Tây Nguyên 32,0 31,5 29,5

Đông Nam Bộ 11,7 5,0 3,0

Đồng bằng Sông Cửu Long 17,7 11,3 6,5

Khoảng cách nghèo 18,5 9,5 6,9

Miền núi phía Bắc 29,0 18,5 12,3

Đông Bắc 29,6 17,6 9,6

Tây Bắc 26,2 22,1 24,1

Đồng bằng Sông Hồng 18,3 6,2 4,3

Bắc Trung Bộ 24,7 11,8 10,6

Duyên hải miền Trung 17,2 10,2 6,0

Tây Nguyên 26,3 19,1 16,7

Đông Nam Bộ 10,1 3,0 2,2

Đồng bằng Sông Cửu Long 13,8 8,1 4,7

Ghi chú; Tỷ lệ nghèo đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm trong dân số. Khoảng cách nghèo đói đo mức chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của ngƣời nghèo với chuẩn nghèo, tính bằng phần trăm trong chuẩn nghèo

Nguồn: [10,10]

Bảng 2.2 : Tỷ lệ nghèo theo vùng theo chuẩn quốc gia

Đơn vị tính: %

Tính theo phần trăm Tỷ lệ nghèo Cơ cấu

nghèo cuối năm 2003 Đầu năm 2001 Cuối năm 2003

Cả nước 17,2 11,0 100,0 Miền núi phía Đông Bắc 22,3 13,8 12,8

Miền núi phía Tây Bắc 33,9 18,7 4,5 Đồng bằng Sông Hồng 9,,7 8,1 19,4

Tính theo phần trăm Tỷ lệ nghèo Cơ cấu nghèo cuối

năm 2003 Đầu năm 2001 Cuối năm 2003

Duyên hải miền Trung 22,3 12,2 10,3 Tây Nguyên 24,9 17,4 8,2 Đông Nam Bộ 8,9 6,3 8,0 Đồng bằng Sông Cửu Long 14,2 9,3 17,7

Nguồn: [18,18]

Để đánh giá mức độ nghèo đói ở Việt Nam, có thể phân chia theo các khu vực sau

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)