2.2.1.1 Đầu tư cho xoá đói giảm nghèo
* Đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc
Trong những năm qua, nhà nước ta rất chú trọng đầu tư nguồn lực cho xoá đói giảm nghèo. Vốn ngân sách nhà nước được ưu tiên hỗ trợ cho các tỉnh có
tỷ lệ hộ nghèo cao như các tỉnh ở miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… Hơn thế nữa, nhà nước còn tăng nguồn vốn cho vay đối với các đối tượng chính sách, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Từ khi có chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo đến nay, nhà nước đã đầu tư thông qua các chương trình có liên quan đến mục tiêu xoá đói giảm nghèo khoảng 25.000 tỷ đồng. Riêng trong 2 năm 1999 và 2000, nhà nước đầu tư gần 9.600 tỷ đồng, trong đó đầu tư trực tiếp cho các chương trình xoá đói giảm nghèo 3.000 tỷ đồng, lồng ghép các chương trình, dự án khác trên 800 tỷ đồng, huy động từ cộng đồng trên 300 tỷ đồng, nguồn vốn tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo trên 5.500 tỷ đồng. Nhà nước còn hỗ trợ đáng kể cho đời sống đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn với số tiền trên 70 tỷ đồng và cho gần 90.000 hộ vay vốn sản xuất không phải trả lãi. Để phục vụ cho công tác định canh định cư, di dân kinh tế mới, trong các năm gần đây ngân sách Trung ương đã trích trên 500 tỷ đồng để sắp xếp ổn định cuộc sống cho các gia đình định canh, định cư, di dân xây dựng vùng kinh tế mới.
Ngoài ra, vốn đầu tư nhà nước còn được phân bổ vào các ngành tạo cơ sở phục vụ cho xoá đói giảm nghèo như khoa học và công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế và cứu trợ xã hội…
Bảng 2.6: Chi tiêu công cho các lĩnh vực xã hội
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Chi cho Chi cho lĩnh vực xã hội 32,0 33,0 32,3 33,4 33,3 30,2 29,8 31,3 29,7 Giáo dục 7,8 8,6 8,7 10,1 10,2 9,4 9,6 10,1 10,4
Y tế 4,4 4,4 4,3 4,1 3,7 3,4 2,9 3,0 Lương và trợ cấp xã hội 13,3 13,5 13,0 13,0 11,7 10,6 10,4 11,2 9,3 Các khoản khác 5,8 6,9 6,1 6,1 6,7 6,4 6,4 7,1 7,0
Ghi chú: Số liệu đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm trong tổng chi tiêu của Chính phủ. Nguồn: [10,61]
Bên cạnh đó, vốn đầu tư của Ngân sách nhà nước còn được kết hợp với các nguồn tài trợ từ bên ngoài và đóng góp của nhân dân để thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, xoá đói giảm nghèo, trong đó đặc biệt chú trọng đối với vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng dân tộc ít người và các vùng khó khăn khác
* Đầu tƣ từ nguồn vốn nƣớc ngoài
WB, IMF, ngân hàng phát triển châu á ADB trong vòng 10 năm qua đã hỗ trợ 7,7 tỷ USD cho trong khoảng 80 dự án và viện trợ gần 300 triệu USD cho Việt Nam để xoá đói giảm nghèo. Dự kiến trong 3 năm tới, WB sẽ cho Việt Nam vay khoảng 300 đến 800 triệu USD/năm để hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, trong khi đó ADB cũng sẽ cho Việt Nam vay 975 triệu USD.
Vốn ODA trong thời gian qua được sử dụng vào các dự án hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chú trọng đặc biệt vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra nguồn vốn này còn được sử dụng để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội như giao thông, vận tải, năng lượng điện, thuỷ lợi, một số dự án thông tin liên lạc, phát triển giáo dục và đào tạo, y tế, thực hiện các chương trình xã hội nhằm xoá đói giảm nghèo như nước sạch nông thôn, dân số…
* Đầu tƣ từ các tổ chức đoàn thể
Ở nước ta trong nhiều năm qua, hoạt động tạo vốn hỗ trợ cho người nghèo của các tổ chức đoàn thể phát triển khá sôi nổi. Điển hình là hội phụ nữ với phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” đã tạo dựng được nguồn vốn lớn cho nhiều phụ nữ nghèo vay. Bên cạnh đó, Đoàn thanh niên với phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “ tiết kiệm tích luỹ” huy động được vốn cho thanh niên nghèo vay để sản xuất kinh doanh. Hội cựu chiến binh cũng đã khai thác được nhiều nguồn quỹ cho các hội viên nghèo vay để phát triển kinh tế. Hội nông dân với tinh thần “tình làng nghĩa xóm” đã vận động quyên góp giúp đỡ nông dân nghèo hoặc cho vay không tính lãi. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiều phong trào quyên góp ủng hộ người nghèo ở khắp mọi nơi trên Tổ quốc. Trong tháng vì người nghèo, với sự phát động phong trào ủng hộ người nghèo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiều cá nhân và các doanh nghiệp đã ủng hộ số lượng lớn tiền mặt, giúp đỡ cho các gia đình nghèo trên khắp cả nước có chỗ ở ổn định, trẻ em nghèo có điều kiện học hành
2.2.1.2 Chính sách thuế và tín dụng
Trong những năm qua, nhà nước đã thực hiện nhiều hình thức ưu đãi về thuế cho các dự án thu hút nhiều lao động góp phần giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. Năm 1995, Ngân hàng phục vụ người nghèo được thành lập và đi vào hoạt động nhằm thực hiện các chính sách hỗ trợ về tín dụng cho người nghèo. Ngoài ra, nhà nước còn có nhiều chính sách ưu đãi cho vay vốn ngân hàng đối với các hộ gia đình ở nông thôn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống để phát triển sản xuất, trong đó ưu tiên đặc biệt các đối tượng nghèo và đối tượng chính sách khác. Ví dụ, hộ nghèo có phương án sản xuất có sức lao động được vay từ 3 – 5 triệu đồng, với mức lãi suất 0,7%/ tháng thấp hơn 0,5% so với lãi xuất thương mại. Chính sách này thể hiện sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước đối với các hộ nghèo nhằm giải
quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, đặcbiệt là ở những vùng nông thôn là nơi tập trung rất đông người nghèo.
2.2.1.3 Chính sách xã hội
Chính sách xã hội cho xoá đói giảm nghèo là những chính sách rất quan trọng được nhà nước ta đặc biệt quan tâm, bao gồm chính sách hỗ trợ người yếu thế, chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế…
Trong những năm qua, nhà nước đã có nhiều hình thức khuyến khích đa dạng hoá các hình thức khám chữa bệnh cho người nghèo. Các địa phương trong cả nước có nhiều cơ sở y tế cấp phiếu khám chữa bệnh miễn phí cho những đối tượng nghèo, đối tượng chính sách, tổ chức đội khám chữa bệnh di động phục vụ người nghèo. Hơn thế nữa, người nghèo còn được hưởng các chương trình khác như chương trình phòng chống bệnh bướu cổ, thanh toán bệnh lao, chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Hàng năm có hàng triệu người nghèo được khám chữa bệnh theo các hình thức và các chương trình này. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tiến độ cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo còn chậm do nhiều tỉnh chưa cân đối được kinh phí để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, tổ chức bình xét đối tượng nghèo chậm, thực hiện bình xét không đúng đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch số 05/1999. Có địa phương chỉ lựa chọn người ốm, người già trong hộ nghèo để đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Chính sách giáo dục thể hiện các nội dung hỗ trợ con, em hộ nghèo đến trường thông qua các hình thức hỗ trợ học phí, vở viết, sách giáo khoa, học bổng… Những năm qua, mảng chính sách này cũng đã và đang được nghiên cứu ban hành và thực hiện trên toàn quốc. Đã có hàng trăm ngàn học sinh con hộ nghèo được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, miễn giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường lớp. Bên cạnh đó, học sinh con em hộ nghèo và người nghèo còn được hưởng các chính sách hỗ trợ từ các chương
năm đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên con hộ đói nghèo học giỏi được hưởng học bổng khuyến khích và trợ cấp xã hội theo quy định chung của nhà nước.
Chính sách cứu trợ xã hội là chính sách nhằm thực hiện chủ trương “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”. Chính sách này bao gồm hai mảng chính đó là cứu trợ đột xuất do thiên tai bão lụt, thiếu đói và cứu trợ thường xuyên cho người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật nặng, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người lang thang ăn xin. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác cứu trợ đột xuất, cụ thể là việc ban hành hệ thống văn bản như: Pháp lệnh phòng chống lụt bão, Nghị định 07/2000/NĐ - CP của Chính phủ về một số chế độ chính sách cứu trợ xã hội…Những hộ đói do gặp thiên tai hay giáp hạt mất mùa từ 1 đến 3 tháng được hỗ trợ 8kg gạo/ người/ tháng, tối đa không quá 3 tháng. Những hộ quá nghèo bị mất nhà ở, tài sản, phương tiện sản xuất chính được hỗ trợ từ 500.000 – 1.000.000đ/ hộ… Nguồn ngân sách cứu trợ đột xuất hiện nay chủ yếu được trích từ ngân sách Nhà nước lấy từ nguồn “đảm bảo xã hội” và nguồn “dự phòng” được bố trí trong kế hoạch ngân sách hàng năm. Nguồn dự phòng ngân sách Nhà nước bằng 3% đến 5% tổng chi ngân sách Trung Ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra, nhà nước ta còn có các chính sách trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên do xã, phường quản lý. Theo quy định của Nghị định 07/2000/NĐ - CP và Nghị định 55/1999/NĐ -CP của Chính phủ cho người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật nặng không nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên với mức tối thiểu 45.000 đ/ người / tháng.
Nhờ có những chính sách xã hội như vậy nên trong những năm qua, những người nghèo khổ, người thuộc diện chính sách ở nước ta đã phần nào giảm bớt được những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày và nỗ lực vươn
lên thoát khỏi đói nghèo.