Nghèo đói trong khu vực nông thôn

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 31)

Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 2002, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 1,9%, trong khi đó ở nông thôn là 13,6%. Trên 80% số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng chuyển đối việc làm sang các ngành phi nông nghiệp.

Do sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp nên thu nhập của người nghèo thường rất thấp và bấp bênh. Nhiều hộ gia đình tuy thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vấn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói. Do vậy, khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Hơn thế nữa, tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp và những biến động về điều kiện tự nhiên cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo.

nông nghiệp là nông dân sản xuất nhỏ. Họ có năng suất thấp và chi phí sản xuất vừa đủ đáp ứng nhu cầu tồn tại của mình, hiếm khi mới có sản phẩm dư thừa đem bán. Việc tập trung quá nặng nề các hoạt động kinh tế của mình vào việc sản xuất các hàng hoá thiết yếu đã hạn chế những nỗ lực của họ để tăng thu nhập từ nghề nông, vì khi thu nhập quốc dân tăng lên thì nhu cầu về hàng hoá thiết yếu chỉ tăng lên rất chậm. Vì thế, nhìn chung giá cả của những hàng hoá này sẽ giảm tương đối so với các hàng hoá và dịch vụ khác. Kết quả là nếu các hộ gia đình muốn tăng thu nhập của họ thì họ phải tăng năng suất của mình đủ nhanh để bù lại sự giảm sút của giá tương đối, hoặc phải chuyển một phần năng lực sản xuất sang các nông sản khác có triển vọng hơn, hoặc phải kiếm thêm thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp, hoặc kết hợp cả ba. Để làm được điều đó, người nông dân phải tiếp cận được với các thị trường đầu vào và đầu ra liên quan, và phải được hỗ trợ để học hỏi những công nghệ mới cần thiết. Song như trên đã nói, sự tiếp cận này là rất khó khăn đối với những người nông dân nghèo.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói ở vùng nông thôn là do tình trạng thiếu đất sản xuất. Bảng số liệu sau đây sẽ phản ánh vấn đề đó.

Bảng 2.3: Tình trạng không có đất ở nông thôn

Theo phần trăm Cả nước Miền núi phía Bắc Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Năm 1993 8 2 3,2 4 11 4 21 17

1998 9 1 3 8 2 3 24 21 2002 19 5 14 12 20 4 43 29 2002 19 5 14 12 20 4 43 29 Nghèo nhất 11 1 7 8 9 3 31 39 Gần nghèo nhất 14 2 5 8 18 3 31 39 Trung bình 17 6 11 13 15 5 35 26 Gần giàu nhất 23 12 15 22 27 7 41 25 Giàu nhất 38 25 43 25 45 11 59 28 Nguồn: [10,38]

Trong những năm gần đây, mặc dù mức độ nghèo đói có cải thiện ở khu vực nông thôn song vẫn chậm hơn so với các khu vực thành thị. Sự bất bình đẳng đang ngày càng gia tăng giữa những nhóm người giàu nhất (tập trung chủ yếu ở thành thị) và nghèo nhất (tập trung ở vùng nông thôn).

Bảng 2.4: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo theo chuẩn quốc tế

Tính theo phần trăm 1993 1998 2002

Tỷ lệ nghèo 58,1 37,4 28,9 Thành thị 25,1 9,2 6,6 Nông thôn 66,4 45,5 35,6 Người Kinh và người Hoa 53,9 31,1 23,1 Dân tộc thiểu số 86,4 75,2 69,3

Tính theo phần trăm 1993 1998 2002

Nghèo lương thực 24,9 15,0 10,9 Thành thị 7,9 2,5 1,9 Nông thôn 29,1 18,6 13,6 Người Kinh và người Hoa 20,8 10,6 6,5

Dân tộc thiểu số 52,0 41,8 41,5

Khoảng cách nghèo 18,5 9,5 6,9 Thành thị 6,4 1,7 1,3 Nông thôn 21,5 11,8 8,7 Người Kinh và người Hoa 16,0 7,1 4,7 Dân tộc thiểu số 34,7 24,2 22,1

Ghi chú: Tỷ lệ nghèo đƣợc tính bằng tỷ lệ phần trăm dân số. Khoảng cách nghèo đo mức chênh lệch trung bình giữa chi tiêu của ngƣời nghèo với ngƣỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngƣỡng nghèo.

Nguồn: [10,9]

Nhìn vào bảng 2.4, ta thấy, tỷ lệ nghèo ở khu vực nông thôn đã giảm từ 66,4% năm 1993 xuống còn 45,5% năm 1998 và đến năm 2002 còn 35,6%, trong đó nghèo về lương thực cũng giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 31)