Kiến nghị chính quyền tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Kiến nghị chính quyền tỉnh Phú Thọ

Chính quyền địa phương là cơ quan QLNN trên lãnh thổ, vai trò của chính quyền địa phương được nhìn nhận như vai trò của một chính phủ thu nhỏ tại địa phương, nhưng có các quyền hạn hạn chế. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương không có gì khác hơn là tuân thủ pháp luật và các chính sách của Chính phủ, vận dụng sáng tạo vào các hình thức thực tế ở địa phương nhưng trong khuôn khổ Pháp luật nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội tại địa phương. Chính vì thế vai trò của chính quyền địa phương các cấp là rất quan trọng. Các qui định của Pháp luật và các chính sách nhà nước sẽ không có hiệu lực thi hành khi mà nó không được các cấp chính quyền tuân thủ nghiêm túc. Từ các đòi hỏi trên để thực hiện việc quản lý thu thuế đối với các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, chúng tôi kiến nghị:

- Các cấp chính quyền cần phải coi lãnh đạo và chỉ đạo công tác quản lý và thu thuế trên địa bàn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi vì quyền lực của nhà nước không có gì khác hơn là quyền lực công cộng và quyền thu thuế

cho nên nhiệm vụ của chính quyền các cấp là phải nắm lấy công cụ thuế mà cụ thể là: nắm chắc chính sách thuế và các cơ chế quản lý thu thuế trong đó có bộ máy thuế các cấp để thực hiện mục tiêu thu ngân sách và các mục tiêu kinh tế - xã hội khác. Trong điều hành nền kinh tế thị trường thì bàn tay của chính quyền tác động và quản lý nền kinh tế không có gì sắc bén hơn là dùng công cụ thuế. Chính vì thế, chính quyền các cấp từ Tỉnh xuống xã phải đặc biệt quan tâm đến công tác thuế và phải có trách nhiệm lãnh đạo các cấp, ngành phối hợp với cơ quan thuế thực hiện mục tiêu này.

- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành của các sở, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố để có sự kiểm tra, giám sát hoạt động của Doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh thuộc phạm vi địa phương quản lý.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho Hiệp hội Doanh nghiệp phát triển; triển khai có hiệu quả đề án hỗ trợ, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ quản lý Doanh nghiệp của tỉnh; tổ chức hướng dẫn Doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên các lĩnh vực.

- Tăng cường củng cố và phát triển các tổ chức đảng, đoàn thể trong Doanh nghiệp. Hàng năm, UBND tỉnh cần có hình thức khen thưởng để kịp thời để động viên, tôn vinh các doanh nhân, Doanh nghiệp SXKD giỏi và có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; kịp thời nhân rộng các điển hình tiên tiến, tích cực.

- Phải tạo môi trường pháp lý thông thoáng thuận lợi để thu hút đầu tư, ban hành qui chế phối hợp công tác giữa các ngành trên địa bản tỉnh để thực hiện quản lý thu thuế đối với Doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

- Thực hiện cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ, các bộ, ngành thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp không mất thời gian làm thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế.

- Công khai minh bạch thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội phát triển nhanh, bền vững, tạo môi trường thông thoán thông thoáng, thu hút các Doanh nghiệp đầu tư hoạt động SXKD trong tỉnh.

- Phát triển cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp hoạt động được tốt hơn.

- Tháo gỡ khó khăn cho Doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, thức đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển, đáp ứng nhu cầu hàng hóa trên thị trường và xuất khẩu.

KẾT LUẬN

Chính sách thuế GTGT là một trong những chính sách thuế quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nước ta. Ngoài chức năng tạo nguồn thu cho NSNN, thuế GTGT còn có vai trò và vị trí hàng đầu trong việc góp phần thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; tăng thu NSNN, tác động tích cực đến phân bổ nguồn lực phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số lĩnh vực mũi nhọn đặc biệt quan trọng, đồng thời đảm bảo chính sách đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau:

Một là, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thuế, thuế

GTGT, quản lý thuế GTGT và hiệu quả quản lý thuế GTGT.

Hai là, luận văn đã lý giải sự cần thiết và những nhân tố ảnh hưởng đến

việc nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT ở tỉnh Phú Thọ.

Ba là, luận văn đã đề cập đến kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước

về quản lý thuế GTGT, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tỉnh Phú Thọ và việc kiến nghị để nâng cao hiệu quản quản lý thuế GTGT ở tỉnh Phú Thọ.

Bốn là, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản lý và

hiệu quả quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trên cơ sở đó rút ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân trong việc quản lý thuế và hiệu quản quản lý thuế GTGT trong thời gian từ năm 2008 - 2013.

Năm là, Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình quản

xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quản quản lý thuế GTGT phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Phú Thọ.

Những vấn đề được luận giải, kiến nghị sửa đổi, bổ sung về quản lý thuế GTGT mà tác giả đã nêu trong luận văn, mặc dù chưa bao quát hết được những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý thuế GTGT hiện hành nhưng là những vấn đề hết sức cơ bản đối với việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay tại Phú Thọ. Nâng cao hiệu quả quản lý thuế GTGT là góp phần hoàn thành mục tiêu của chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.

Do điều kiện về thời gian có hạn, hiểu biết của tác giả còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các thày cô, các nhà khoa học để luận văn có chất lượng cao hơn./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (1997), Hỏi đáp về thuế GTGT, Nxb Tài chính, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (1998), Những điều cần biết về thuế GTGT, Nxb Tài chính,

Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và

chính sách thuế mới.

4. Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính ban hành ngày 14 tháng 01 năm 2010, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai

đoạn 2011-2020.

6. Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

7. Phan Thị Cúc - Trần Phước - Nguyễn Thị Mỹ Linh (2007), Giáo trình

Thuế (Lý thuyết, bài tập và bài giải), Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.

8. Cục Thống kê Phú Thọ (2011), Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ 2010.

9. Cục Thống kê Phú Thọ (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ 2011. 10.Cục Thống kê Phú Thọ (2013), Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ 2012. 11.Cục Thống kê Phú Thọ (2014), Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ 2013. 12. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2009), Tổng kết công tác thuế năm 2008, Phú Thọ. 13. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2010), Tổng kết công tác thuế năm 2009, Phú Thọ. 14. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2011), Tổng kết công tác thuế năm 2010 và giai

đoạn 2006-2010, Phú Thọ.

15. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ (2012), Tổng kết công tác thuế năm 2011, Phú Thọ. 16. Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2013), Tổng kết công tác thuế năm 2012, Phú Thọ. 17.Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2014), Tổng kết công tác thuế năm 2013, Phú Thọ.

18. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ lần thứ XVIII, Phú Thọ.

19. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2013), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh

Phú Thọ lần thứ XIX, Phú Thọ.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội.

21. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008),

Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

22. Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ban hành ngày 29/11/2006.

23. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá X (2005), Luật

Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.

24. Thủ tướng (2008), Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg, Phê duyệt Quy hoạch

tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020, Thủ tướng

Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 7 năm 2008, Hà Nội.

25. Thủ tướng (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg, phê duyệt chiến lược cải

cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020,Thủ tướng Chính phủ ban hành

ngày 17 tháng 5 năm 2011, Hà Nội.

26. Tổng cục Thuế (1998), Quyết định số 1368/TCT/QĐ-TCCB, quy trình

quản lý thuế đối với Doanh nghiệp, Tổng cục Thuế ban hành ngày 16

tháng 12 năm 1998, Hà Nội.

27. Tổng Cục Thuế (2001), Thuế Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Tập II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Tổng cục Thuế (2004), Quyết định số 1209/TCT/QĐ/TCCB, quy trình

quản lý thuế đối với Doanh nghiệp, Tổng cục Thuế ban hành ngày 29

tháng 7 năm 2004.

29. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản Tài chính.

30. Tổng cục Thuế (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012. 31. Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 98 - 104)