Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 92 - 93)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.7. Tăng cường thanh tra, kiểm tra về thuế

Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin cơ bản về NNT, bộ tiêu chí đánh giá rủi ro và chỉ tiêu kế hoạch thanh tra, kiểm tra Tổng cục Thuế giao, đồng thời tổ chức thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã xây dựng. Chú trọng thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý thuế, kết hợp thanh tra, kiểm tra thuế với kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng hoá đơn; trong đó cần tập trung đối với các Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh và doanh số lớn, các Doanh nghiệp lỗ liên tục, Doanh nghiệp nợ thuế lớn, Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, lĩnh vực khai thác khoáng sản đặc biệt là các doanh nghiệp NQD… Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dẫn đến trốn, lậu thuế; đôn đốc kịp thời số thuế, tiền phạt sau kết luận thanh tra, kiểm tra vào NSNN.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách và giảm nợ đọng thuế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế để xử lý truy thu thuế, thu hồi hoàn thuế và xử lý vi phạm về thuế theo đúng quy định.

Xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra nội bộ ngành, kiểm tra việc thực hiện quy trình quản lý thuế nhằm ngăn và xử lý những sai sót trong việc thực hiện quy trình; phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những nội dung không phù hợp để đề nghị sửa đổi, bổ sung quy trình; xử lý nghiêm các cán bộ không thực hiện đúng quy trình, vi phạm chính sách trong công tác quản lý, gây phiền hà sách nhiễu, thông đồng bao che các doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)