5. Kết cấu của luận văn
3.3. Thực trạng công tác quản lý và hiệu quả quản lý thuế GTGT trên
bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2008 - 2013
3.3.1. Hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng
3.3.1.1. Kết quả quản lý kê khai thuế
Thuế GTGT là một trong các sắc thuế chủ đạo của hệ thống thuế nước ta hiện nay. Vì vậy, áp dụng chính sách quản lý thuế GTGT có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý thu thuế. Để công tác quản lý thuế GTGT được thống nhất, hiệu quả, ngành thuế tỉnh Phú Thọ đã cùng với ngành thuế cả nước thực hiện quản lý thuế đối với các doanh nghiệp, trong đó có thuế GTGT trên cơ sở các quy trình quản lý thuế do Tổng cục
Thuế ban hành, đó là quy trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ban hành theo Quyết định 1368/TCT/QĐ-TCCB ngày 16/12/1998, và quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 1209/TCT/QĐ- TCCB ngày 29/7/2004. Sự chuyển đổi cơ chế thu nộp thuế từ cơ chế “thông báo thuế” sang cơ chế “tự kê khai, tự nộp thuế” và sự thay đổi về tổ chức bộ máy của ngành thuế từ mô hình tổ chức quản lý theo ĐTNT sang mô hình quản lý theo chức năng (đây mới chỉ là giai đoạn chuyển tiếp vì vẫn còn các phòng quản lý ĐTNT thực hiện các chức năng đốc thu và kiểm tra quyết toán thuế). Thực hiện Quyết định 197/2003/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm cơ chế cơ sở kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế, ngành Thuế đã tham mưu để Bộ Tài chính ban hành Thông tư 127/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 hướng dẫn thực hiện Quyết định 197/2003/QĐ-TTg, trong đó hướng dẫn cụ thể nội dung và quy trình quản lý thuế GTGT đối với các cơ sở kinh doanh thực hiện thí điểm Quyết định 197/2003/QĐ-TTg. Từ ngày 01/7/2007 Luật quản lý thuế chính thức có hiệu lực thi hành, Luật quản lý thuế ra đời đã thay đổi căn bản phương thức quản lý thuế, từ thủ công truyền thống sang phương pháp quản lý thuế chuyên nghiệp, hiện đại.
Theo Báo cáo thống kê nộp và xử lý tờ khai thuế GTGT của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ thì tình trạng nộp chậm hồ sơ khai thuế, không nộp hồ sơ khai thuế còn diễn ra khá phổ biến; tỷ lệ tờ khai thuế nộp chậm trên tổng số tờ khai đã nộp xấp xỉ 50%; tỷ lệ tờ khai thuế không nộp trên tổng số tờ khai phải nộp là 20,62%. Tình trạng này diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế NQD (tỷ lệ tờ khai thuế nộp chậm trên tổng số tờ khai đã nộp xấp xỉ 52.9%; tỷ lệ tờ khai thuế không nộp trên tổng số tờ khai phải nộp là 23,44% Tuy nhiên việc xử lý vi phạm hành chính đối với các lỗi này lại ít, đặc biệt việc ấn định thuế đối với các doanh nghiệp không nộp hồ sơ khai thuế hầu như chưa thực hiện.
Để thấy rõ điều này chúng ta xem kết quả nộp tờ khai thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ quý I năm 2013.
Bảng 3.1. Thống kê kết quả nộp tờ khai thuế GTGT tháng 1 năm 2013
STT Loại hình doanh nghiệp Số phải nộp tờ khai (DN) Số đã nộp (DN) Trong đó Không nộp tờ khai (DN) Đúng hạn (DN) Nộp chậm (DN) Tổng cộng 3.268 2.594 1.299 1.295 674 1 D.nghiệp Nhà nước 102 89 80 9 13 2 D.nghiệp có vốn ĐTNN 52 46 43 3 6 3 D.nghiệp NQD 2.949 2.389 1.125 1.264 560 4 Hợp tác xã 165 70 51 19 95 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ 3.3.1.2. Kết quả thu nộp thuế GTGT, tình hình nợ đọng.
+ Tình hình thu nộp và nợ đọng thuế GTGT
Bảng 3.2 . Tình hình thu nộp và nợ đọng thuế GTGT
Chỉ tiêu Số liệu qua các năm
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thu nộp thuế GTGT (tỉ đ) 449,2 581,4 636,4 751,1 909,5 1.054,8 Nợ đọng thuế GTGT (tỉ đ) 46 33 42 105 111 215 Tỉ lệ nợ trên số thu nộp (%) 10,2 5,7 6,6 14 12,2 20,4
(Nguồn: Cục Thuế Tỉnh Phú Thọ)
Nhìn trên biểu ta thấy số nợ đọng thuế GTGT vẫn còn cao và có xu hướng ngày càng tăng làm giảm số thu NSNN hàng năm. Năm 2008 tỉ lệ là 10,2%; năm 2009 giảm mạnh còn 5,7%; năm 2010 tăng nhẹ lên 6,6%; đến năm 2011 tăng lên 14%; năm 2012 là 12,2% và năm 2013 tăng cao lên 20,4. Nợ đọng thuế luôn là vấn đề nan giải, xu hướng tăng lên có thể là do một số nguyên nhân sau:
Một là, Do suy giảm, khủng hoảng, nền kinh tế phục hồi chậm, nợ xấu còn ở mức cao; một số doanh nghiệp do năng lực cạnh tranh thấp nên gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa và thu hồi công nợ sản phẩm tồn kho lớn (Công ty Cổ phần thép Sông Hồng, Công ty nhôm Sông Hồng, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, các doanh nghiệp sản xuất thép, xi măng, vật liệu xây dựng…) đã dẫn đến tình trạng nợ thuế.
Hai là, do chính sách thuế có những quy định chưa thể hiện chế tài
mạnh trong xử lý nợ đọng thuế. Việc quy định tính tiền chậm nộp còn thấp (0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế). Việc tính phạt nộp chậm đã thể hiện như một cách tính lãi suất tiền vay vì từ cách gọi đến tỉ lệ xấp xỉ lãi suất cho vay và doanh nghiệp có quan điểm nợ thuế còn hơn đi vay tín dụng. Bên cạnh đó các biện pháp cưỡng chế nợ thuế còn chưa phù hợp và chưa mang lại kết quả.
Ba là, quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các Phòng
thuộc Cục Thuế trong việc thu nộp, quản lý thu nợ còn có những điểm chưa phù hợp. Cụ thể, các phòng Kiểm tra thuế nhận dự toán - nhiệm vụ thu nhưng chỉ đôn đốc thu khoản thuế phát sinh trong thời hạn nộp hoặc nợ đến 30 ngày, còn nợ đọng thuế từ ngày 31 trở đi thuộc trách nhiệm phòng Quản lý nợ, nhưng số thu được lại đưa vào kết quả cho các phòng kiểm tra nhận dự toán, như vậy vừa chồng chéo vừa không kích thích tinh thần làm việc của các bộ phận. Công tác quản lý nợ chưa được chú trọng.
Ngoài ra, một bộ phận doanh nghiệp không tuân thủ nghĩa vụ thuế, có tư tưởng chây ỳ, dây dưa nộp thuế dẫn đến nợ đọng thuế tăng cao, khi nợ đọng càng tăng thì càng mất khả năng thanh toán và nợ đọng kéo dài.
Với các nguyên nhân trên, xu hướng nợ đọng thuế sẽ tiếp tục tăng lên, điều này cũng xuất phát từ gốc - phản ánh nền kinh tế phát triển còn thiếu bền vững.
+ Phân cấp quản lý thuế GTGT, tỉ lệ điều tiết ngân sách đối với thuế GTGT: Đối với các Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Văn Phòng Cục Thuế trực tiếp quản lý và tỉ lệ điều tiết cho Ngân sách cấp tỉnh là 100%. Đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì Văn Phòng Cục Thuế trực tiếp quản lý những Doanh nghiệp lớn (thể hiện ở doanh thu), Doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều tỉnh, nhiều huyện khác nhau, còn lại cơ bản là phân cấp cho Chi cục thuế quản lý và tỉ lệ điều tiết không phân biệt Cục Thuế hay Chi cục thuế quản lý được phân biệt theo khu vực, Thành Phố Việt Trì và Thị Xã Phú Thọ Ngân sách cấp tỉnh hưởng 70%, cấp thành phố, thị xã 30%, các huyện còn lại Ngân sách cấp tỉnh là 50%, ngân sách cấp huyện 50%.
+ Quản lý thuế GTGT đối với Doanh nghiệp có chi nhánh khác huyện, khác tỉnh; hoạt động kinh doanh vãng lai ngoại huyện, ngoại tỉnh: Các Doanh nghiệp có trụ sở chính tại Phú Thọ nhưng có các chi nhánh ở khác huyện, khác tỉnh thì Cục Thuế trực tiếp quản lý, các chi nhánh ở trong tỉnh không kê khai thuế riêng mà kê khai tập trung tại trụ sở chính, các chi nhánh ở khác tỉnh thì kê khai riêng tại tỉnh đó. Các Doanh nghiệp có trụ sở chính ở tỉnh ngoài và có chi nhánh đặt tại Phú thọ thì cấp mã số thuế phụ thuộc tại Phú Thọ và kê khai thuế tại Phú Thọ, nếu Doanh nghiệp tỉnh ngoài đến kinh doanh không cố định, không cấp mã số thuế phụ thuộc tại Phú Thọ hoặc chỉ đến bán hàng, xây dựng công trình ... thì quản lý thuế vãng lai, tạm thu 2%/doanh thu đối với ngành nghề có thuế suất thuế GTGT 10%; 1% /doanh thu đối với ngành nghề có thuế suất thuế GTGT 5%.
3.3.1.3. Tỷ lệ đóng góp thuế GTGT của Việt Nam và Phú Thọ
So sánh tỷ lệ thuế GTGT đóng góp của một số nước vào GDP so với Việt Nam, ở Việt Nam tỉ lệ đóng góp thuế GTGT trên tổng thu từ thuế qua các năm dao động từ 19% đến 23% (nguồn Tổng Cục Thuế), so với các nước
trên thế giới, tỷ lệ đóng góp từ thuế GTGT với Việt Nam ở mức trung bình. Tại Phú Thọ, tỷ lệ thuế GTGT đóng góp trên tổng thu ngân sách dao động từ 32% đến 42%. Điều đó nói lên thuế GTGT là nguồn thu không nhỏ trong tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.3. Mức động viên ngân sách từ thuế GTGT ở một số quốc gia
Tên nƣớc Thu từ thuế
GTGT (%GDP)
Thuế GTGT so tổng thu từ thuế
(%) Một số nƣớc OECD (năm 2010)
(Chỉ bao gồm thuế GTGT nội địa.)
Áo 8,0 18,9
Bỉ 7,1 16,3
Ca-na-đa (Liên bang) 3,4 11,0
Chi-Lê 8,1 38,7 Cộng hòa Séc 7,2 20,6 Đan Mạch 9,9 20,6 Phần Lan 8,5 20,1 Pháp 7,0 16,3 Đức (Liên bang) 7,3 20,1 Anh 6,6 18,8 Một số nƣớc khác Trung Quốc (2010) (Chỉ bao gồm thuế GTGT nội địa.)
5,5
30,3
Hàn Quốc 4,4 17,6
In-đô-nê-xi-a (2007) 5,27 31,8
Nga 6,83 18,17
Nguồn: OCEC (2012), IMF (2010)
3.3.1.4. Kết quả truy thu qua thanh tra, kiểm tra thuế GTGT (Xác định việc chấp hành nghĩa vụ thuế của Doanh nghiệp)
Các Phòng thuộc Cục Thuế và Chi cục Thuế các huyện, thành, thị thường xuyên thanh tra, kiểm tra tình hình SXKD của ĐTNT để yêu cầu các doanh nghiệp khai điều chỉnh thuế đúng với số thuế phát sinh của doanh nghiệp, đặc biệt là ở doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư dân doanh.
Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, ngành thuế Phú Thọ đã phát hiện các trường hợp doanh nghiệp kê khai sai căn cứ tính thuế nhằm làm giảm
số thuế phải nộp, truy thu số thuế gian lận. Để thấy rõ điều này, chúng ta xem xét kết quả thanh tra, kiểm tra thuế.
Bảng 3.4.Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ năm 2008 - 2013 (không gồm kiểm tra hoàn thuế)
STT Năm
Kết quả thanh tra Kết quả kiểm tra Tổng cộng
Số Số thuế truy thu (Tr. đồng) Số Số thuế truy thu (Tr. đồng) Số Số thuế truy thu (Tr. đồng)
đơn vị đơn vị đơn vị
(DN) (DN) (DN) 1 2008 85 1.640 185 2.400 270 4.040 2 2009 107 1.960 186 3.740 293 5.700 3 2010 110 2.000 248 3.100 358 5.100 4 2011 120 3.716 455 10.583 575 14.299 5 2012 125 3.100 400 9.500 525 12.600 6 2013 122 3.800 460 11.500 582 15.300 cộng 669 16.216 1.934 40.823 2.603 57.039 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Phú Thọ
Hiệu quả quản lý thuế GTGT được thể hiện thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp. Bảng số liệu cho thấy, ngành thuế Phú Thọ đã phát hiện và truy thu thuế đối với các doanh nghiệp có hành vi trốn lậu thuế thông qua việc kê khai sai căn cứ tính thuế tương đối lớn, có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2008 tổng số thuế truy thu và phạt qua thanh tra, kiểm tra là 4,040 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã lên tới 15,300 tỉ đồng chiếm 1,5% so với tổng thu về thuế GTGT (1504,8 tỉ đồng).
Điều này cho thấy, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế GTGT của các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn chưa cao, hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế GTGT chưa đạt hiệu quả.