Tác động của thuế GTGT đến phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 65 - 104)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.6. Tác động của thuế GTGT đến phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ

Thuế GTGT là một sắc thuế gián thu cơ bản phổ biến ở nước ta, trong hệ thống thuế, tác động của thuế GTGT đối với nền kinh tế là rõ nét và đại diện nhất. Đối với Tỉnh Phú Thọ tác động đó được thể hiện trên những điểm sau đây:

- Thuế GTGT kích thích, khuyến khích đầu tư thúc đẩy sản xuất phát triển:

Về danh nghĩa, đây là thuế tiêu dùng do người tiêu dùng chịu, tuy nhiên trong điều kiện cụ thể - quan hệ cung cầu nên gánh nặng thuế có thể được chia cho người chịu thuế và NNT (người tiêu dùng và người sản xuất). Với mức thuế GTGT hiện nay cao nhất là 10% bảo đảm phù hợp với kinh tế thị trường, Doanh nghiệp - người sản xuất không phải chịu gánh nặng về thuế quá cao. Bên cạnh đó quy định thuế suất 0% đối với hàng hóa dịnh vụ xuất khẩu đã khuyến khích xuất khẩu kể cả xuất khẩu tại chỗ, nhất là các Doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất...góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu. Việc quy định đối tượng không chịu thuế GTGT, trong đó có bộ phận

sản phẩm nông - lâm - thủy sản đã khuyến khích mạnh mẽ phát triển lĩnh vực nông - lâm sản, một thế mạnh của Tỉnh Phú Thọ như chè, gỗ...Trong lĩnh vực xây dựng, với việc thực hiện thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản giảm, vì toàn bộ thuế GTGT của công trình xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình như thuế doanh thu, vì vậy chi phí khấu hao tài sản cũng giảm thấp hơn. Với quy định khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào đối với tất cả hàng hóa dịch vụ và tài sản cố định mua vào đã bảo đảm dù lại phần vốn dự trữ cho cho Doanh nghiệp tạo điều kiện cho hoạt động SXKD được bình thường, có tác động lớn đối với các Doanh nghiệp lớn, có vốn dự trữ lớn cho sản xuất như: Giấy bãi Bằng, sản xuất chè thành phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng...

- Thuế GTGT tác động như là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường chịu tác động của các qui luật sản xuất hàng hoá - “bàn tay vô hình” tồn tại các khuyết tật vốn có. Để hạn chế khuyết tật đó, bảo đảm cân bằng, Nhà nước phải tăng cường chức năng quản lý vĩ mô - “bàn tay hữu hình” của mình, bảo đảm cho nền kinh tế không rơi vào tình trạng “vỗ tay mà chỉ có một bàn tay”.

- Thuế GTGT tác động góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Thuế GTGT đã được áp dụng thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, điều đó thể hiện sự bình đẳng về kinh tế và xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Ngoài ra sự hiện diện của thuế GTGT, cơ chế quản lý thuế đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ tin học trên diện rộng bao gồm cộng đồng Doanh nghiệp, thực hiện cơ chế “tự tính, tự khai và tự nộp thuế” với tư duy công nghệ cao góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, khơi dậy các tiềm năng, nội lực của đất nước, của Tỉnh, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn từ bên ngoài, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng đất nước, Tỉnh nhà.

3.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn vừa qua

3.4.1. Những nhân tố góp phần vào thành tựu đạt được

- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp duy trì và phát triển SXKD, tăng thu NSNN.

Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã tích cực phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu, tăng cường các biện pháp quản lý thu có hiệu quả; giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn; xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của NNT; truy thu và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm, triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thu góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN.

- Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, các chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi bổ sung phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế; đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn về Luật Quản lý thuế, về thuế GTGT và thuế TNDN... tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện chính sách thuế.

- Toàn ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu trên các mặt công tác, cụ thể như sau:

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền kịp thời về nội dung của các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung nhằm giúp NNT cập nhật kịp thời các chính sách thuế mới của Nhà nước; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá

nhân thực hiện đúng chính sách về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

+ Công tác kê khai, kế toán thuế

Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Công an tỉnh tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa” liên thông trong việc cấp đăng ký kinh doanh, khắc dấu và đăng ký thuế; đảm bảo cấp mã số thuế đúng hạn cho NNT; Đôn đốc nộp tờ khai đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của NNT, phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời; Đẩy mạnh thực hiện khai thuế điện tử qua mạng Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp hồ sơ khai thuế, thông qua đó chất lượng khai thuế đã được nâng lên, tỷ lệ tờ khai sai về số học giảm. Đến năm 2012, số lượng NNT nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn đạt trên 81%.

Công tác hoàn thuế được giải quyết kịp thời đúng quy của Luật Quản lý thuế nhằm giúp các Doanh nghiệp và NNT tháo gỡ kịp thời những khó khăn về vốn để ổn định SXKD.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, tại trụ sở NNT. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin cơ bản về NNT, bộ tiêu chí đánh giá rủi ro; tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.

+ Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Tập trung chỉ đạo toàn ngành tăng cường công tác quản lý nợ thuế, áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật như: Thông báo, đưa tin lên các phương tiện

thông tin đại chúng các trường hợp nợ thuế lớn; Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế; yêu cầu phong toả tài khoản; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn... Thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Tăng cường xử phạt chậm nộp và thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế... Nhờ vậy công tác quản lý nợ đã đạt được kết quả rõ rệt.

3.4.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, xã hội

Mặc dù là tỉnh nằm ở vị trí trung tâm miền Bắc Việt Nam, là cửa ngõ nối liền giữa các tỉnh miền núi phía Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh trung du miền núi có địa hình tương đối bằng phẳng xen với đồi núi thấp, hệ thống sông ngòi và mạng lưới giao thông đa dạng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên thời gian qua còn nhiều khó khăn ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế đó là: Đường giao thông thiếu và nhỏ, xấu, dân trí phát triển không đều, cơ cấu vùng miền chưa bảo đảm, kinh tế xã hội mới tập trung ở trung tâm thành phố Việt Trì và một vài huyện, thị lân cận, còn lại đại bộ phận là nông thôn, kinh tế đồi rừng, nhiều xã không có hoạt động công, thương nghiệp, dịch vụ, không giao lưu kinh tế, hạn chế sự phát triển. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế GTGT.

3.4.3. Tác động của môi trường đầu tư và cơ chế quản lý

Tỉnh Phú Thọ đã có nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cố gắng thu hút đầu tư dưới nhiều hình thức, có chính sách ưu đãi đầu tư vào vùng sâu vùng xa, nhất là sản xuất nông, lâm nghiệp có quy mô lớn, sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, kinh doanh hiệu quả và sử dụng nhiều lao động, bao gồm cả Doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, do một số cơ chế, thủ tục hành chính chưa được thông thoáng nên xếp hạng về môi trường đầu tư của Tỉnh chưa cao, tốc độ phát triển của Doanh nghiệp chưa cao, Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) thì chủ yếu nhỏ lẻ, năng lực hạn chế, hiệu quả thấp. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý thuế GTGT.

3.4.4. Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh và sự phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững về kinh tế và văn hoá kinh doanh có mối quan hệ biện chứng với nhau, sự phát triển bền vững về kinh tế quyết định văn hoá kinh doanh, ngược lại văn hoá kinh doanh có tác động to lớn đối với sự phát triển bền vững về kinh tế. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quản lý thuế GTGT ở bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.

Phát triển kinh tế bền vững quy định những mâu thuẫn trong kinh tế, với vai trò quyết định nó quyết định tất cả những mâu thuẫn trong đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội. Khi một Doanh nghiệp, trong điều kiện khó khăn, việc tạo ra lợi nhuận rất khó khăn, trên bờ thua lỗ thì họ có thể dẫn đến trốn thuế hoặc không quan tâm đến chi phí để bảo đảm về mặt môi trường do việc SXKD của họ gây ra.

Đối với Tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng như ổn định và phát triển kinh tế, duy trì mức tổng giá trị sản xuất (GDP) trên mức trung bình cả nước. Tuy nhiên còn nhiều điều tồn tại, bất cập.

Đối với sự bền vững về kinh tế, thực tế cho thấy nhiều khoản đầu tư bỏ ra mà không tạo ra những sự thay đổi để có thể phát triển lâu dài. Về kết cấu hạ tầng kinh tế, có rất nhiều công trình dự án không mang lại hiệu quả, bên cạnh đó một số khoản đầu tư xây dựng nông thôn mới nặng về tiêu chí mà không tính đến nhu cầu cấp thiết, trong đó nổi cộm là xây các chợ ở xã, nhiều chợ xây xong bỏ trống. Về kết cấu giao giao thông trong tỉnh còn nhiều bất cập, khâu quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn và luôn bị động, chắp vá,

đầu tư chưa thoả đáng. Có những con đường, lâu lâu lại sửa chắp vá một lần, rất nhiều tuyến đường hư hỏng nặng trong một thời gian dài; Đường sắt chạy vòng vèo khu vực trung tâm Việt Trì, chậm được cải thiện di chuyển. Cầu qua sông rất thiếu và xuống cấp, nổi cộm là cầu Việt Trì huyết mạch quốc lộ 2 xuống cấp, quá tải, cả Tỉnh phía đông bắc là Sông Lô, phía Tây nam là Sông Hồng với chiều dài hơn 50 km nhưng duy nhất chỉ có một cầu Phong Châu qua Sông Hồng trên Quốc lộ 32 quá nhỏ và đã quá xuống cấp, quá tải (sau này mới có thêm cầu Hạ Hòa). Nói chung hệ thống giao thông không đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển, nguy cơ tắc nghẽn giao thông ở trung tâm cho đến việc không có đường đi tốt ở các vùng nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa là rất rõ.

Về lĩnh vực SXKD, thương mại, du lịch dịch vụ thì cũng có những vấn đề nổi cộm, nhiều Doanh nghiệp thành lập, nhưng không phát triển, du lịch, dịch vụ phát triển không xứng với tiềm năng.

Về hệ thống tín dụng, các Ngân hàng cũng kinh doanh theo kiểu độc quyền, tư lợi, không vì nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua, thời kỳ suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao, hầu hết Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều Doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể phá sản, trong khi đó hệ thống ngân hàng thương mại chỉ biết làm sao trả lãi tiền gửi rất thấp, cho vay cao nhất và đặt ra điều kiện cho vay rất ngặt nghèo làm cho không mấy Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn. Thực tế cho thấy trong khi Nhà nước điều hành giảm lãi vay xuống 15% - 17%/năm, nhưng các ngân hàng vẫn cho vay mức lãi trên 20%/năm, mức lãi này kinh doanh trong điều kiện bình thường cũng khó đạt được, bởi vậy, các Doanh nghiệp khốn đốn tiếp cận được nguồn vốn vay chỉ để trả nợ và lãi cho ngân hàng không hề mang lại hiệu quả dẫn đến đã khó khăn càng khó khăn, nợ ngày càng chồng chất.

Đối với vấn đề con người, cũng như tình trạng chung trong nước, phần lớn nhân viên của các Doanh nghiệp không cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Các

nhân viên thấy không được đánh giá cao và tôn trọng nên họ chỉ được xem như là một công cụ, một nguồn lực của Doanh nghiệp; Họ cảm thấy phải làm việc trong một môi trường văn hóa không có sức sống. Thực tế đã có những dấu hiệu cho thấy văn hóa Doanh nghiệp nước ta đang bị suy yếu, như: Nhân viên không biết được tiền đồ của Doanh nghiệp; Các nhân viên có cách tiếp cận vấn đề và giải quyết các công việc không giống nhau; Thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lý và các nhân viên; Nhân viên phải làm theo những kế hoạch bất ngờ và thiếu tính nhất quán; Nhân viên cảm thấy hình ảnh của Doanh nghiệp chưa được quảng bá đầy đủ và chính xác; Nhân viên chẳng có ấn tượng gì về các Giám đốc cao cấp, tỏ ra bất mãn với các nhà quản lý cấp trung. Điều đó cũng một phần do trình độ của nhân viên chưa chuyên nghiệp, đào tạo chắp vá, hầu hết nhân viên kể cả nhân viên quản lý, kế toán cũng được coi như thuê nhân công thời vụ.

Một yếu tố quan trọng trong thời đại ngày này liên quan đến văn hóa kinh doanh và sự phát triển bền vững đó là kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và về việc sáng tạo, phổ cập, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành sản xuất có hàm lượng kinh tế kỹ thuật cao cao. Bước sang thế kỷ 21 Kinh tế tri thức đã thực sự trỗi dậy phát triển và hiện nay đang tập trung ở một số nước phát triển. Trên lĩnh vực công nghệ thông tin các Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 65 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)