Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh và sự phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.4. Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh và sự phát triển bền vững

Sự phát triển bền vững về kinh tế và văn hoá kinh doanh có mối quan hệ biện chứng với nhau, sự phát triển bền vững về kinh tế quyết định văn hoá kinh doanh, ngược lại văn hoá kinh doanh có tác động to lớn đối với sự phát triển bền vững về kinh tế. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quản lý thuế GTGT ở bất cứ quốc gia, vùng lãnh thổ nào.

Phát triển kinh tế bền vững quy định những mâu thuẫn trong kinh tế, với vai trò quyết định nó quyết định tất cả những mâu thuẫn trong đời sống chính trị, văn hoá, tinh thần của xã hội. Khi một Doanh nghiệp, trong điều kiện khó khăn, việc tạo ra lợi nhuận rất khó khăn, trên bờ thua lỗ thì họ có thể dẫn đến trốn thuế hoặc không quan tâm đến chi phí để bảo đảm về mặt môi trường do việc SXKD của họ gây ra.

Đối với Tỉnh Phú Thọ, trong những năm qua cũng đã đạt được một số thành tựu quan trọng như ổn định và phát triển kinh tế, duy trì mức tổng giá trị sản xuất (GDP) trên mức trung bình cả nước. Tuy nhiên còn nhiều điều tồn tại, bất cập.

Đối với sự bền vững về kinh tế, thực tế cho thấy nhiều khoản đầu tư bỏ ra mà không tạo ra những sự thay đổi để có thể phát triển lâu dài. Về kết cấu hạ tầng kinh tế, có rất nhiều công trình dự án không mang lại hiệu quả, bên cạnh đó một số khoản đầu tư xây dựng nông thôn mới nặng về tiêu chí mà không tính đến nhu cầu cấp thiết, trong đó nổi cộm là xây các chợ ở xã, nhiều chợ xây xong bỏ trống. Về kết cấu giao giao thông trong tỉnh còn nhiều bất cập, khâu quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn và luôn bị động, chắp vá,

đầu tư chưa thoả đáng. Có những con đường, lâu lâu lại sửa chắp vá một lần, rất nhiều tuyến đường hư hỏng nặng trong một thời gian dài; Đường sắt chạy vòng vèo khu vực trung tâm Việt Trì, chậm được cải thiện di chuyển. Cầu qua sông rất thiếu và xuống cấp, nổi cộm là cầu Việt Trì huyết mạch quốc lộ 2 xuống cấp, quá tải, cả Tỉnh phía đông bắc là Sông Lô, phía Tây nam là Sông Hồng với chiều dài hơn 50 km nhưng duy nhất chỉ có một cầu Phong Châu qua Sông Hồng trên Quốc lộ 32 quá nhỏ và đã quá xuống cấp, quá tải (sau này mới có thêm cầu Hạ Hòa). Nói chung hệ thống giao thông không đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển, nguy cơ tắc nghẽn giao thông ở trung tâm cho đến việc không có đường đi tốt ở các vùng nông thôn đặc biệt là vùng sâu vùng xa là rất rõ.

Về lĩnh vực SXKD, thương mại, du lịch dịch vụ thì cũng có những vấn đề nổi cộm, nhiều Doanh nghiệp thành lập, nhưng không phát triển, du lịch, dịch vụ phát triển không xứng với tiềm năng.

Về hệ thống tín dụng, các Ngân hàng cũng kinh doanh theo kiểu độc quyền, tư lợi, không vì nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian qua, thời kỳ suy giảm kinh tế, lạm phát tăng cao, hầu hết Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều Doanh nghiệp phải đóng cửa, giải thể phá sản, trong khi đó hệ thống ngân hàng thương mại chỉ biết làm sao trả lãi tiền gửi rất thấp, cho vay cao nhất và đặt ra điều kiện cho vay rất ngặt nghèo làm cho không mấy Doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn. Thực tế cho thấy trong khi Nhà nước điều hành giảm lãi vay xuống 15% - 17%/năm, nhưng các ngân hàng vẫn cho vay mức lãi trên 20%/năm, mức lãi này kinh doanh trong điều kiện bình thường cũng khó đạt được, bởi vậy, các Doanh nghiệp khốn đốn tiếp cận được nguồn vốn vay chỉ để trả nợ và lãi cho ngân hàng không hề mang lại hiệu quả dẫn đến đã khó khăn càng khó khăn, nợ ngày càng chồng chất.

Đối với vấn đề con người, cũng như tình trạng chung trong nước, phần lớn nhân viên của các Doanh nghiệp không cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Các

nhân viên thấy không được đánh giá cao và tôn trọng nên họ chỉ được xem như là một công cụ, một nguồn lực của Doanh nghiệp; Họ cảm thấy phải làm việc trong một môi trường văn hóa không có sức sống. Thực tế đã có những dấu hiệu cho thấy văn hóa Doanh nghiệp nước ta đang bị suy yếu, như: Nhân viên không biết được tiền đồ của Doanh nghiệp; Các nhân viên có cách tiếp cận vấn đề và giải quyết các công việc không giống nhau; Thiếu sự tin tưởng lẫn nhau giữa nhà quản lý và các nhân viên; Nhân viên phải làm theo những kế hoạch bất ngờ và thiếu tính nhất quán; Nhân viên cảm thấy hình ảnh của Doanh nghiệp chưa được quảng bá đầy đủ và chính xác; Nhân viên chẳng có ấn tượng gì về các Giám đốc cao cấp, tỏ ra bất mãn với các nhà quản lý cấp trung. Điều đó cũng một phần do trình độ của nhân viên chưa chuyên nghiệp, đào tạo chắp vá, hầu hết nhân viên kể cả nhân viên quản lý, kế toán cũng được coi như thuê nhân công thời vụ.

Một yếu tố quan trọng trong thời đại ngày này liên quan đến văn hóa kinh doanh và sự phát triển bền vững đó là kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và về việc sáng tạo, phổ cập, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành sản xuất có hàm lượng kinh tế kỹ thuật cao cao. Bước sang thế kỷ 21 Kinh tế tri thức đã thực sự trỗi dậy phát triển và hiện nay đang tập trung ở một số nước phát triển. Trên lĩnh vực công nghệ thông tin các Doanh nghiệp tri thức phát triển rất nhanh, chỉ trong khoảng 5-10 năm từ chỗ tay không trở thành những tài sản khổng lồ hàng chục tỷ USD, như Nescape, Yahoo, Dell, Cisco... vượt xa những Doanh nghiệp truyền thống có tên tuổi, có lịch sử lâu đời. Microsoft của Bill Gates cũng chỉ mới hơn hai mươi năm nhưng tài sản khổng lồ nhất. Hiện nay trên thế giới Kinh tế tri thức đang nổi lên với những đặc trưng rõ nét của nó - đó là khoa học công nghệ cao. Tỷ lệ giá trị gia tăng công nghiệp công nghệ cao trong công nghiệp chế tạo đang tăng nhanh. Hiện nay ở Mỹ và nhiều nước phát triển tỷ lệ đó đã đạt khoảng 25-30 %. Việc làm

và thu nhập do khu vực công nghệ cao tạo ra là rất quan trọng: chính sản phẩm và dịch vụ công nghệ cao giúp cho sự cải tạo, hiện đại hoá tất cả các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hoá giảm đi rất nhiều và được thay thế bằng việc làm trong văn phòng.

Ở nước ta, đường lối phát triển kinh tế nước ta đã phần nào thể hiện ý thức tiến tới Kinh tế tri thức nhằm rút ngắn nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với thế giới, đó là “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”. Tuy nhiên kinh tế tri thức đối với nước ta còn rất xa xôi nan giải ngay từ trong tư duy. Đối với Tỉnh Phú Thọ thì yếu tố này càng mờ nhạt, mới chỉ dừng lại trong chiến lược dài là phát triển thành Tỉnh công nghiệp.

Tất cả những yếu tố trên đều là gốc của kinh tế, tiền đề tạo ra của cải vật chất - nguồn của thuế, có ảnh hưởng sâu sắc đến công tác quản lý thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 70 - 73)