5. Kết cấu của luận văn
3.3.4. Những hạn chế, tồn tại
- Công tác đôn đốc thu nộp thuế chưa kịp thời, một số thời điểm có tiến độ thu chậm, kết quả thu chủ yếu tập trung vào tháng cuối quý, cuối năm, làm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo thu toàn ngành. Tình trạng nợ thuế vẫn ở mức cao, theo báo cáo của phòng Quản lý nợ và cưõng chế thuế, tổng số thuế nợ thu đến thời điểm 31/12/2013 là 360 tỷ đồng (bằng 10,0% tổng số thuế nộp
ngân sách);
- Tình trạng các đơn vị, doanh nghiệp nộp chậm, chây ỳ nộp thuế. - Công tác thanh tra, kiểm thuế còn mang tính thụ động. Số doanh nghiệp được kiểm tra, thanh tra thuế chưa nhiều.
- Hiệu lực quản lý chưa đủ sức nặng có tính răn đe để ngăn chặn kịp thời các hành vi trốn thuế.
- Công tác quản lý hóa đơn còn lỏng lẻo, nhất là từ khi thực hiện Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp được tự in, đặt in hóa đơn để sử dụng, xảy ra tình trạng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, làm giảm số thuế GTGT phải nộp.
- Hiệu lực quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể, nhất là hộ kinh doanh còn kém hiệu lực, thể hiện nộp thuế theo phương pháp khoán chưa chặt chẽ, mức thuế khoán tại một số địa bàn chưa phù hợp với quy mô kinh doanh thực tế.
- Hiệu lực quản lý thuế GTGT, thu thuế, phí phát sinh còn lỏng lẻo đối với hoạt động xây dựng cơ bản ngoài tỉnh và hoạt động khai thác đất san lấp,
thi công xây dựng, khai thác khoáng sản chưa kê khai, nộp không kịp thời, không đầy đủ, thậm chí còn để thất thoát nguồn thu.
- Công tác kê khai khai thuế bằng mã vạch, kê khai qua mạng chưa đồng bộ. Chính sách thuế thay đổi thường xuyên, phần mềm hỗ trợ kê khai chưa cập nhật kịp với chính sách. NNT không cập nhật kịp thời chính sách mới được sửa đổi bổ sung dẫn đến tình trạng kê khai thuế sai, kê khai chậm.