Những nhân tố góp phần vào thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1.Những nhân tố góp phần vào thành tựu đạt được

- Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích thu hút đầu tư phát triển kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp duy trì và phát triển SXKD, tăng thu NSNN.

Cấp uỷ, chính quyền địa phương và các ngành liên quan đã tích cực phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác quản lý thu, tăng cường các biện pháp quản lý thu có hiệu quả; giải quyết các thủ tục hành chính nhanh gọn; xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của NNT; truy thu và xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm, triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thu góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu NSNN.

- Cùng với việc triển khai thực hiện chương trình cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, các chính sách thuế thường xuyên được sửa đổi bổ sung phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế; đặc biệt là việc sửa đổi, bổ sung các Thông tư hướng dẫn về Luật Quản lý thuế, về thuế GTGT và thuế TNDN... tạo điều kiện thuận lợi cho NNT trong việc thực hiện chính sách thuế.

- Toàn ngành Thuế đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, khai thác nguồn thu, chống thất thu trên các mặt công tác, cụ thể như sau:

+ Công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT

Thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền kịp thời về nội dung của các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung nhằm giúp NNT cập nhật kịp thời các chính sách thuế mới của Nhà nước; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá

nhân thực hiện đúng chính sách về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế theo tinh thần các Nghị quyết của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

+ Công tác kê khai, kế toán thuế

Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Công an tỉnh tổ chức thực hiện tốt cơ chế “một cửa” liên thông trong việc cấp đăng ký kinh doanh, khắc dấu và đăng ký thuế; đảm bảo cấp mã số thuế đúng hạn cho NNT; Đôn đốc nộp tờ khai đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế của NNT, phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ, không kịp thời số thuế phải nộp để có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời; Đẩy mạnh thực hiện khai thuế điện tử qua mạng Internet nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp hồ sơ khai thuế, thông qua đó chất lượng khai thuế đã được nâng lên, tỷ lệ tờ khai sai về số học giảm. Đến năm 2012, số lượng NNT nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn đạt trên 81%.

Công tác hoàn thuế được giải quyết kịp thời đúng quy của Luật Quản lý thuế nhằm giúp các Doanh nghiệp và NNT tháo gỡ kịp thời những khó khăn về vốn để ổn định SXKD.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế, tại trụ sở NNT. Tổ chức thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin cơ bản về NNT, bộ tiêu chí đánh giá rủi ro; tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách.

+ Công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế

Tập trung chỉ đạo toàn ngành tăng cường công tác quản lý nợ thuế, áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo quy định của pháp luật như: Thông báo, đưa tin lên các phương tiện

thông tin đại chúng các trường hợp nợ thuế lớn; Phối hợp với Ngân hàng, Kho bạc thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng nợ thuế; yêu cầu phong toả tài khoản; đình chỉ việc sử dụng hoá đơn... Thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; Kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế. Tăng cường xử phạt chậm nộp và thực hiện có hiệu quả các biện pháp cưỡng chế nợ thuế... Nhờ vậy công tác quản lý nợ đã đạt được kết quả rõ rệt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 67 - 69)