Vốn huy động theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tp.pleiku - gia lai (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.3.1.2. Vốn huy động theo thành phần kinh tế

Bảng 2.9: Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2010/2011 Chênh lệch 2011/2012 Tuyệt đối Tương đối % Tuyệt đối Tương đối % Cá nhân 115.508 147.607 227.427 32.099 27,79 79.820 54,08 DN 50.592 44.444 15.424 - 6.148 - 12,15 -29.020 -65,30 Tổng 166.100 192.051 242.851 25.951 15,62 50.800 26,45

Qua bảng số liệu trên, ta thấy nguồn vốn huy động vốn phân theo thành phần kinh tế tăng qua các năm. Cụthể:

- Đối với thành phần cá nhân: Nguồn huy động này tăng qua các năm. Năm 2011 đạt 147.607 triệu đồng, tăng 32.099 triệu đồng, tăng 27,79% so với năm 2010. Năm 2012 nguồn này tiếp tục tăng đến 227.427 triệu đồng tăng 79.820 triệu đồng, tăng tương ứng 54,08% so với năm 2011. Việc nguồn tiền này tăng qua các năm do nhờ ngân hàng áp dụng các chính sách huy động tiết kiệm kèm theo việc thực hiện các chính sách khuyến mại hợp lý, đã thu hút ngư ời dân gửi tiền.

- Đối với các doanh nghiệp: Nguồn tiền này giảm mạnh qua các năm. Năm 2011 đạt 44.444 triệu đồng, giảm 6.148 triệu đồng so với năm 2010, giảm tương ứng 12,15%. Con số này tiếp tục giảm một cách đáng kể đến năm 2012 chỉ còn 15.424 triệu đồng, giảm 29.020 triệu đồng so với năm 2011, giảm tương ứng 65,3%. Ta thấy sự tăng trưởng tiền huy động từcá nhân mỗi năm cao hơn mức tăng trưởng huy động vốn từcác tổchức kinh tế. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do chính sách huy động vốn của Ngân hàng chưa chú ý đến việc huy động vốn từ tổchức kinh tế.

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế

2010-2012.

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tỷ trọng %

2010 2011 2012

Cá nhân 115.508 147.607 227.427 69,54 76,86 93,65

DN 50.592 44.444 15.424 30,46 23,14 6,35

Tổng 166.100 192.051 242.851 100 100 100

ĐVT:%

Biểu đồ2.4: Cơ cấu nguồn huy động vốn theo thành phần kinh tế

2010 - 2012.

Theo biểu đồ 2.4 cho ta thấy tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế chiếm khoảng70%. Người dân gửi tiền vào ngân hàng nhằm sinh lời từkhoản tiền nhàn rỗi. Sở dĩ nguồn tiền này tăng nhanh qua các năm là do chính sách đa dạng hóa các loại sản phẩm của ngân hàng đã thu hútđược người dân nơi đây. Tuy nhiên, lượng tiền gửi của các doanh nghiệp lại giảm một cách đáng kể, năm 2010, nguồn này chiếm tỷ trọng 30,46%, vậy mà đến năm 2012 chỉ chiếm còn 6,35%.Điều này thật đáng lo ngại, lạm pháp tiền tệ, giá cả tăng mạnh…đã ảnh hưởng không nhỏ đến sựphát triển của các doanh nghiệp, đồng thời cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ đã làm cho tình hình tài chính của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn,và việc Ngân hàng chưa thật sự chú ý đến việc huy động vốn từ các doanh nghiệp dẫn đến việc huy động vốnđã giảm mạnh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tp.pleiku - gia lai (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)