Thu thập các biến số và cách lượng hóa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 52 - 75)

3.4.3.1. Giai đoạn đánh giá thực trạng chất lượng: thực hiện tại 07 bệnh viện đa khoa trực thuộc sở đóng trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Biến số liên quan đến các tiêu chí phân bố trong 5 phần A, B, C, D, E của bộ tiêu chí: 83 biến số.

– Phần A: Các biến số hướng đến người bệnh bao gồm đón tiếp,

hướng dẫn , cơ sở vật chất phục vụ, điều kiện chăm sóc, quyền và lợi ích đối với người bệnh (19 biến số)

– Phần B: Các biến số liên quan đến phát triển nguồn nhân lực bao

gồm cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, chế độ đãi ngộ, điều kiện môi trường làm việc và lãnh đạo bệnh viện. (14 biến số)

– Phần C: Các biến số liên quan đến hoạt động chuyên môn bao gồm

an ninh và an toàn cháy nổ, hồ sơ bệnh án, ứng dụng công nghệ thông tin, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, năng lực chuyên môn, chăm sóc bệnh nhân, dinh dưỡng , xét nghiệm, quản lý dược và nghiên cứu khoa học (38 biến số)

– Phần D: Các biến số liên quan đến hoạt động cải tiến chất lượng bao gồm xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và triển khai kế hoạch chất lượng, phòng ngừa sai sót y khoa và đánh giá cải tiến chất lượng (8 biến số)

– Phần E: Các biến số liên quan đến hoạt động đặc thù chuyên khoa

bao gồm sản và nhi khoa (4 biến số)

Mỗi biến số được đánh giá với năm mức độ chất lượng và được cho điểm theo thang điểm 5 biến thiên từ 1 điểm đến 5 điểm và diễn giải như sau như sau:

Mức 1: Chất lượng kém tương đương 1 điểm

Mức 2: Chất lượng trung bình tương đương 2 điểm

Mức 3: Chất lượng khá tương đương 3 điểm

Mức 4: Chất lượng tốt tương đương 4 điểm

Mức 5: Chất lượng rất tốt tương đương 5 điểm

- Phương pháp đánh giá các biến số

+ Biến số được xếp ở mức 1 nếu có bất kỳ một tiểu mục nào trong mức 1. + Biến số được xếp ở mức 2, 3, 4, 5 nếu:

+ Không có tiểu mục nào trong mức 1.

+ Đạt được đầy đủ toàn bộ các tiểu mục trong một mức.

Mỗi một tiểu mục của biến số được đánh giá là “đạt” khi toàn thể các

khoa phòng trong bệnh viện đều đạt.

Đối với các biến số như người bệnh được cung cấp thông tin, tham

gia quá trình điều trị và tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế được đánh giá dựa trên phỏng vấn người bệnh hoặc nhân viên y tế, nếu phỏng vấn 7 người và có từ 5/7 người trở lên trả lời đồng ý hoặc phỏng vấn 9 người và có trên 7/9 người đồng ý thì được xem là đạt.

Kết quả đánh giá chất lượng bệnh viện của mỗi bệnh viện đa khoa trong nhóm 7 bệnh viện được nghiên cứu sẽ được trình bày bởi các chỉ số sau đây:

1/TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG ……….điểm

2/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ ……….điểm

3/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ /PHẦN A ……….điểm

4/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ /PHẦN B ……….điểm

5/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ /PHẦN C ……….điểm

6/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ/ PHẦN D ……….điểm

7/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ/PHẦN E ……….điểm

KẾT QUẢ CHIA THEO MỨC: Kém TB Khá Tốt Rấttốt Tổng sốtiêu chí

8/ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ ĐẠT: 9/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC

TRONG TOÀN BỘ TIÊU CHÍ (%): 100%

10/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN A (HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH) (%): 100% 11/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN B (PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN) (%) 100% 12/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN C (HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN) 100% 13/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN D (HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG) (%)

100%

14/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN E (HOẠT ĐỘNG CHUYÊN KHOA) (%)

3.4.3.2 Giai đoạn đánh giá hiệu quả can thiệp sau 1 năm:

Các biến số được sử dụng trong kết quả thử nghiệm đánh giá chất lượng bệnh viện trước (pretest) và sau khi (posttest) triển khai kế hoạch can thiệp là:

a/ Các biến số đại diện cho 83 tiêu chí trong giai đoạn xác định thực trạng chất lượng bệnh viện cuối năm 2014.

b/ Biến số đo lường sự hài lòng của bệnh nhân: dựa vào bảng vấn lục (phụ lục 2) gồm 18 câu nhận định liên quan đến nhu cầu chăm sóc và điều trị và hỏi cảm nghĩ của bệnh nhân về mức độ thõa mãn các nhu cầu trên dựa trên

5 đáp án sau đây: rất đồng ý, đồng ý, không xác định, không đồng ý, và rất

không đồng ý.

18 câu trong bảng vấn lục đo lường sự hài lòng của bệnh nhân được xếp thành 7 nhóm đại diện 7 lĩnh vực khác nhau:

- Hài lòng chung: câu 3 và 17

- Chất lượng kỹ thuật chuyên môn: câu 2, 4, 6, và 14 - Đối xữ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân: câu 10 và 11 - Giao tiếp (communication): câu 1 và 13

- Tài chính: câu 5 và 7

- Thời gian dành cho chăm sóc/điều trị: câu 12 và 15 - Tiếp cận dịch vụ y tế và tiện nghi: câu 8, 9, 16, và 18

Biến số được cho điểm theo thang điểm Likert có 5 mức độ (5 level

Likert scales) từ 1 đến 5 điểm theo mức độ từ rất đồng ý đến rất không

đồng ý đối với câu: 4,7,9,10, 12, 13, 14,16, và 17.

Ngược lại từ 5 điểm đến 1 điểm theo mức độ từ rất đồng ý đến rất

Tổng số điểm tối đa của 18 câu được phỏng vấn cho mỗi bệnh nhân là 90 điểm. Theo thang điểm 5 của Likert scales, điểm 3 (60% điểm tối đa) là ranh giới xác định người được phỏng vấn đã không có cãm nghĩ “Không hài lòng hay chưa thõa mãn”. Do đó, nếu tổng số điểm phỏng vấn cho mỗi bệnh nhân đạt từ 60% của tổng số điểm tối đa, tương đương từ 54 điểm trở lên được coi như là “Hài lòng”. Ngược lại, từ 53 điểm trở xuống là “Không hài lòng”.

Kết quả hài lòng của bệnh nhân được trình bày với các chỉ số sau đây: - Điểm hài lòng trung bình của mỗi bệnh nhân

- Tỷ lệ chung (%) về hài lòng của bệnh nhân

- Điểm hài lòng trung bình về chất lượng kỹ thuật chuyên môn - Điểm hài lòng trung bình về đối xữ giữa cán bộ y tế và bệnh nhân - Điểm hài lòng trung bình về giao tiếp (communication)

- Điểm hài lòng trung bình về tài chính

- Điểm hài lòng trung bình về thời gian dành cho chăm sóc/điều trị - Điểm hài lòng trung bình về tiếp cận dịch vụ y tế và tiện nghi

c/ Biến số đo lường sự hài lòng của cán bộ, nhân viên y tế: liên quan đến mức độ hài lòng thõa mãn các nhu cầu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhu cầu nắm bắt thông tin và đóng góp cải tiến chất lượng hoạt động của bệnh viện, ứng xử của lãnh đạo, nhu cầu làm việc trong điều kiện thuận lợi và chế độ đãi ngộ tương xứng với thành quả đạt được .

Bảng vấn lục (phụ lục 3) gồm có 16 câu được phân loại sau đây: - Đào tạo liên tục: từ câu 1 đến câu 3

- Minh bạch thông tin và dân chủ: câu 4 và 5 - Ứng xử lãnh đạo: từ câu 6 đến câu 10

- Điều kiện lao động, cơ sở vật chất, công việc và tài chính: từ câu 11 đến câu 16

Biến số được cho điểm theo thang điểm Likert có 4 mức độ ( 4 level Likert scales) :1, 2, 3, và 4 điểm tương ứng với kém, có thể chấp nhận, tốt và tuyệt vời.

Tổng số điểm tối đa về sự hài lòng của cán bộ, nhân viên y tế (NVYT) là 64 điểm. “Hài lòng có thể chấp nhận” là 2 điểm theo thang điểm 4, chiếm 50% điểm tối đa. Do đó, tống số điểm của 16 câu cho mỗi cán bộ NVYT đạt từ 32 điểm (50% của tổng số điểm tối đa) trở lên được kết luận là “Hài lòng” và từ 31 điểm trở xuống được kết luận là “Không hài lòng”.

Kết quả hài lòng của cán bộ, NVYT được trình bày với các chỉ số sau: - Điểm hài lòng trung bình của mỗi cán bộ NVYT

- Tỷ lệ chung (%) về hài lòng của cán bộ NVYT - Điểm hài lòng trung bình về đào tạo liên tục

- Điểm hài lòng trung bình về minh bạch thông tin và dân chủ - Điểm hài lòng trung bình về ứng xử của lãnh đạo

- Điểm hài lòng trung bình về điều kiện lao động, cơ sở vật chất, công việc và tài chính.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập được mã hóa, làm sạch số liệu trước khi nhập liệu. Nhập liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 15.0

- Áp dụng thống kê mô tả tỷ lệ phần trăm và số trung bình trong nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Phân tích, tổng hợp và xếp loại các thông tin trong nghiên cứu định tính. - Trong nghiên cứu can thiệp đơn: chúng tôi so sánh mức độ chất lượng đạt sau khi can thiệp so với thực trạng ban đầu bằng phép thử phi tham số Wilcoxon Sign Rank Test vì biến số trong bộ tiêu chí chất lượng đều là biến số xếp hạng thứ tự (order variable).

3.5.1.1. So sánh cải thiện chất lượng trong bệnh viện theo thời gian

So sánh tỉ lệ (%) 5 mức đạt được trong toàn bộ tiêu chí ở thời điểm trước và sau khi can thiệp bằng chỉ số hiệu quả (CSHQ) được tính theo công thức sau đây:

P1và P2 = tỉ lệ % của các mức Rất tốt, Tốt, Khá, Trung bình, và Kém ở thời điểm trước và sau can thiệp; tương ứng có 5 CSHQ đặc thù cho 5 mức: Rất tốt, Tốt, Khá, Trung bình, và Kém đối với mỗi bệnh viện

3.5.1.2. So sánh cải thiện chất lượng giữa các bệnh viện

So sánh phần trăm (%) hiệu quả can thiệp (HQCT) là hiệu số giữa chỉ số hiệu quả giữa nhóm can thiệp (NCT) và nhóm đối chứng (NĐC) theo công

thức: HQCT (%) = CSHQNCT – CSHQNĐC

Áp dụng HQCT (%) để so sánh CSHQ của bệnh viện đa khoa thành

phố hoặc bệnh viện đa khoa huyện Thới Lai với 5 bệnh viện trong nhóm chứng.

3.5.2. Lượng giá hiệu quả can thiệp dựa trên mức độ hài lòng bệnh nhânvà cán bộ, NVYT và cán bộ, NVYT

So sánh điểm trung bình hài lòng của bệnh nhân và cán bộ y tế ở thời điểm trước và sau khi can thiệp của bệnh viện đa khoa nhóm chưng và bệnh viện đa khoa nhóm can thiệp bằng phép thử phi tham số Wilcoxon signed- rank test vì biến số điểm trung bình là biến số thứ tự (order variable) theo thang điểm Likert.

Ngoài ra, tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân và cán bộ NVYT của bệnh viện đa khoa nhóm chưng và bệnh viện đa khoa nhóm can thiệp có thể được so

sánh ở hai thời điểm trước và sau khi can thiệp bằng Mac Nemar’s test và CSHQ.

Áp dụng HQCT (%) để so sánh CSHQ về tỷ lệ hài lòng của bệnh viện

đa khoa can thiệp và bệnh viện đa khoa trong nhóm chứng.

3.6. Đạo đức nghiên cứu

Khảo sát về sự hài lòng của bệnh nhân và cán bộ y tế đều dựa trên tinh thần tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu. Các câu hỏi được xây dựng không xúc phạm đến đời sống riêng tư của người được phỏng vấn. Tất các các thông tin của người tham gia nghiên cứu được xử lý và công bố dưới hình thức sốliệu, không nêu danh cá nhân.

3.7. Hạn chế nghiên cứu

Do phạm vi nghiên cứu Đề tài đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ tập trung trên 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế ban hành năm 2013 liên quan đến:

– Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)

– Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)

– Hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí)

– Hoạt động cải tiến chất lượng (8 tiêu chí)

CHƯƠNG IV

ĐỊA ĐIỂM, KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

4.1. Địa điểm nghiên cứu:

-Tuyến thành phố: Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ -Tuyến quận: Bệnh viện đa khoa Ô Môn và Thốt Nốt

-Tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa: Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền và Cái Răng.

4.2. Kế hoạch dự kiến triển khai đề tài

- Giai đoạn xác định thực trạng chất lượng bệnh viện năm 2014: thực hiện từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2014

- Giai đoạn xây dựng kế hoạch can thiệp: từ tháng 1 đến tháng 5/2015 tổ chức hội thảo báo cáo thực trạng chất lượng bệnh viện năm 2014 chọn bệnh viện can thiệp, tiêu chí can thiệp và bệnh viện nhóm chứng.

- Giai đoạn triển khai kế hoạch can thiệp: tháng 6/2015 đến tháng 6/2016, từ tháng 6/ 2016 đến 12/2016 thu thập số liệu, phân tích, viết Luận văn và báo cáo đề tài.

Cụ thể:

1/ Soạn đề cương- thông qua đề cương 2/ Mua vật tư

3/ In nháp bộ câu hỏi 4/ Tập huấn

5/ Liên hệ bệnh viện và thử bộ câu hỏi 6/ Hiệu đính bộ câu hỏi và in chính thức 7/ Thu thập dữ kiện

8/ Xử lý dữ kiện 9/ Phân tích dữ kiện 10/ Viết báo cáo

4.3.1. Đánh giá thực trạng về chất lượng các bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ cuối năm 2014 theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế.

Kết quả thực trạng mức độ chất lượng dựa trên 83 tiêu chí liên quan đến người bệnh, nguồn nhân lực, các hoạt động chuyên môn và các chuyên khoa đặc thù, và hoạt động cải tiến chất lượng của mỗi bệnh viện trong 07 bệnh viện được trình bày sau đây:

1/TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG ……….điểm 2/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ ……….điểm 3/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ

/PHẦN A ……….điểm

4/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ

/PHẦN B ……….điểm

5/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ

/PHẦN C ……….điểm

6/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU

CHÍ/ PHẦN D ……….điểm

7/ ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU

CHÍ/PHẦN E ……….điểm

KẾT QUẢ CHIA THEO MỨC: Kém TB Khá Tốt Rất tốt

Tổng số tiêu chí

8/ SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ ĐẠT: 9/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC

TRONG TOÀN BỘ TIÊU CHÍ (%): 100%

10/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN A (HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH) (%): 100% 11/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN B (PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN) (%) 100% 12/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN C (HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN) 100%

13/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN D (HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG) (%)

100%

14/ TỶ LỆ CÁC MỨC ĐẠT ĐƯỢC TRONG PHẦN E (HOẠT ĐỘNG CHUYÊN KHOA) (%)

100%

4.3.2. Lập kế hoạch can thiệp tại một số bệnh viện đa khoa thuộc sở y tếCần Thơ Cần Thơ

Trình bày các kế hoạch hành động can thiệp tại bệnh viện can thiệp và bệnh viện nhóm chứng nêu trên gồm những thông tin:

+Vấn đề bất cập được chọn ưu tiên:

-Biểu đồ mạng nhện chung cho kết quả đánh giá chung của bộ tiêu chí và của từng phần A, B, C, và D.

- Kết quả cho điểm ưu tiên cơ bản BPRS (Basic Priority Rating System). +Những yếu tố nguyên nhân: kết quả thảo luận nhóm, biểu đồ Pareto, SPC. +Những can thiệp và những nguồn lực hỗ trợ phù hợp: kết quả đánh giá từng can thiệp được đề nghị theo PEARL

4.3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả chương trình can thiệp sau một năm

+Kết quả phân tích độ tin cậy của hai bảng vấn lục đo lường sự hài lòng nhân viên y tế và bệnh nhân: Cronbach’s α và hệ số tương quan.

+Kết quả đánh giá trước can thiệp (pretest) của bệnh viện nhóm can thiệp và bệnh viện nhóm chứng:

-Hài lòng của bệnh nhân và NVYT: điểm trung bình, tỷ lệ hài lòng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 52 - 75)