Phương pháp chọn lọc vấn đề ưu tiên dựa trên hệ thống xếp hạng ưu tiên cơ bản-BPRS (Basic Priority

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 35 - 37)

hạng ưu tiên cơ bản-BPRS (Basic Priority Rating System Method) và phương pháp PEARL.

Phương pháp xếp hạng vấn đề ưu tiên cơ bản (BPRS) được triển khai áp dụng do công lao của hai nhà y tế công cộng: John J. Hanlon and George Pickett. Do đó, nó còn được gọi là phương pháp Hanlon - Pickett (19, 20). Phương pháp này so sánh các vấn đề, những bất cập trong y tế một cách có hệ thống và giúp nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định mà không bị chi phối bởi cảm xúc hay ý thích cá nhân. Phương pháp BPRS xem xét một vấn đề dựa trên các tiêu chí nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng và tính nghiêm trọng

của vấn đề, hiệu quả của các biện pháp can thiệp . Hanlon và Pickett đã sử dụng các tiêu chí lựa chọn và sắp xếp chúng thành các thành phần của phương trình BPRS như sau:

BPRS = (A+ 2B) x C

Với A= Mức độ ảnh hưởng của vấn đề y tế; B = Mức độ nghiêm trọng và C=hiệu quả của can thiệp Các thành phần A, B và C trong phương trình được đánh giá dựa trên nhận xét của các thành viên và được lượng hóa thành các điểm số để được sử dụng cho xếp hạng ưu tiên các vấn đề y tế. Vấn đề nào với mức điểm cao nhất được xếp hạng là ưu tiên hàng đầu [20].

Thành phần A-Mức độ ảnh hưởng của vấn đề

Điểm số cho mức độ ảnh hưởng của vấn đề dựa trên tỉ lệ quần thể bị ảnh hưởng trực tiếp. Quần thể được hiểu một trong hai ý nghĩa: toàn bộ quần thể hoặc quần thể đích. Mỗi vấn đề được xem xét đều được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 10, phản ánh tỷ lệ quần thể bị ảnh hưởng. Điểm số cho càng lớn thì quần thể càng bị ảnh hưởng nhiều hơn. Nếu mức độ ảnh hưởng của vấn đề dựa trên kết quả của đánh giá tỉ lệ phần trăm quần thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề y tế đó thì điểm số 0 tương đương ít hơn 0,01% quần thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề y tế. Điểm số 1 hoặc 2 khi 0,01% đến 0,09% dân số bị ảnh hưởng; 3 hoặc 4 đối với 0.10% đến 0,99%; 5 hoặc 6 cho 1,0% đến 9,99%; 7 hoặc 8 cho 10% đến 24,9%; 9 hoặc 10 cho 25% hoặc nhiều hơn.

Thành phần B- Mức độ nghiêm trọng của vấn đế

Trong hệ thống BPRS, mức độ nghiêm trọng của vấn đề y tế được xem xét quan trọng hơn mức độ ảnh hưởng của vấn đề. Cần liệt kê các yếu tố để dựa vào đó xét mức độ nghiêm trọng, tốt nhất không nên quá 4 yếu tố. Ví dụ: khẩn cấp- tỷ lệ tử vong cao; tử vong sớm-những năm thọ bị mất, tác động lớn đến những người khác, thiệt hại kinh tế cho cộng đồng, khuyết tật vv… Mức độ nghiêm trọng cũng biến thiên giữa 0 và 10 điểm. Vấn đề càng nghiêm trọng thì điểm số càng cao. Ví dụ: 0, 1, hoặc 2 - không nghiêm trọng; 3,4, hoặc 5 - vừa phải nghiêm trọng; 6,7 hoặc 8-nghiêm trọng; 9 hoặc 10 - rất nghiêm trọng. Trong tính toán cuối cùng, điểm số mức độ nghiêm trọng sẽ được nhân hai.

Thành phần C- Hiệu quả của can thiệp

Hiệu quả là thành phần quan trọng nhất trong BPRS . Chỉ một điểm không cho hiệu quả can thiệp dẫn đến điểm không cho đánh giá tổng thể, đồng nghĩa với chương trình phải được hủy bỏ vì ước lượng chính xác về hiệu quả của biện pháp can thiệp là không thể. Để thuận lợi cho đánh giá, cần thiết lập một phạm vi chung về hiệu quả cho mỗi thể loại can thiệp và đánh giá mỗi can thiệp theo phạm vi chung đó. Thang điểm cũng biến thiên từ 0 đến 10 điểm; 0 điểm: gần như hoàn toàn không hiệu quả hoặc <5% ; 1 hoặc 2 điểm: tương đối không hiệu quả, tương đương 5% đến 20% hiệu quả ; 3 hoặc 4 điểm: hiệu quả vừa phải, tương đương từ 20% đến 40 % hiệu quả; 5 hoặc 6 điểm: có hiệu quả, tương đương từ 40% đến 60 % hiệu quả; 7 hoặc 8 điểm: tương đối hiệu quả, tương đương từ 60% đến 80 % hiệu quả; 9 hoặc 10 điểm: rất hiệu quả, tương đương từ 80 % đến 100% hiệu quả.

Sau khi xếp hạng ưu tiên cơ bản đã được sử dụng , các vấn đề và các chương trình can thiệp y tế cần được đánh giá bởi các yếu tố trong PEARL để kiểm tra tính khả thi của các hành động can thiệp dựa trên các yếu tố: P - Propriety : Đúng, phù hợp . Liệu đó là trách nhiệm của bạn? E – Economic: Kinh tế . Liệu nó có ý nghĩa kinh tế? A – Acceptability: Chấp nhận. Liệu cộng đồng chấp nhận biện pháp can thiệp đó ? R – Resource: Nguồn lực. Liệu các nguồn lực có sẵn ? L – Legality: Tính pháp lý . Liệu các can thiệp phù hợp pháp luật cho phép? [17]. Tóm lại, PEARL giúp nhận diện biện pháp can thiệp nào đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, có tính pháp lý và kinh tế, cộng đồng chấp nhận, và thích nghi với nguồn lực có sẵn tại chỗ.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 35 - 37)