CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN Ở NƯỚC NGOÀ

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 37 - 75)

nước ngoài

Trong đánh giá thực hiện cải tiến chất lượng liên tục của 67 bệnh viện tại Hàn quốc với mức độ qui mô ≥ 400 giường, Sunhee Lee và cộng sự đã sử dụng bộ tiêu chí giải thưởng chất lượng quốc gia Malcolm Baldrige (Malcolm

Baldrige National Quality Award Criteria-MBNQAC) do Phòng Thương Mại Hoa Kỳ triển khai năm 1993 và được thay đổi do Shortell và cộng sự cho phù hợp với các cơ sở chăm sóc sức khỏe . Bộ tiêu chí MBNQAC bao gồm 58 mục câu hỏi trong 7 lĩnh vực: lãnh đạo (leadership), lập kế hoạch chất lượng chiến lược (strategic quality planning), hài lòng khách hàng, thông tin và phân tích, quản lý nhân lực, quản lý chất lượng, và kết quả tiến hành trong đơn vị. Điểm số trung bình của 7 lĩnh vực trong bộ tiêu chí MBNQAC được sử dụng để đánh giá mức độ thực hiện cải tiến chất lượng liên tục của các bệnh viện tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy điểm trung bình thực hiện cải tiến chất lượng liên tục trong 7 lĩnh vực dựa trên bộ tiêu chí MBNQAC là 3,34 theo thang điểm 5. Điểm trung bình cao nhất đạt được đối với “Hài lòng khách hàng” là 3,88, kế đến là “Thông tin và phân tích” là 3,59 và “Quản lý chất lượng” là 3,35. Mặc dầu không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, quan sát cho thấy điểm trung bình thực hiện cải tiến chất lượng liên tục bao gồm 7 lĩnh vực cao hơn ở các bệnh viện có qui mô càng lớn. Điều này biểu hiện bệnh viện càng lớn có khuynh hướng thực hiện cải tiến chất lượng liên tục thành công hơn bệnh viện có qui mô nhỏ hơn. Theo kết quả phân tích hồi qui, trong 4 thành phần cấu tạo cải tiến chất lượng liên tục, thành phần kỹ thuật (technical component) có tác động mạnh nhất tạo thuận lợi thực hiện cải tiến chất lượng liên tục (Continous Quality Improvement-CQI). Đặc biệt mức độ phát triển hệ thống thông tin và kỹ năng phân tích khoa học (scientific analytical skill) được sử dụng trong tiến trình giãi quyết vấn đề là biến số có ý nghĩa nhất trong dự đoán điểm số thực hiện CQI [33]. Điều phát hiện này phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước đây cho thấy hệ thống thông tin yếu và mức độ kỹ năng phân tích không đạt yêu cầu là hai rào cản thực hiện CQI trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe [32].

Đề cập đến việc thay đổi chất lượng chăm sóc có tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh viện hay không.Tác giả Emmett B. và cộng sự đã đo lường chất lượng chăm sóc dựa trên tiêu chí đối với 14.008 bệnh nhân lớn tuổi mắc một trong năm bệnh sau đây: suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim cấp tính,

viêm phổi, đột quỵ và gãy xương hông ở 297 bệnh viện tại 5 tiểu bang của Hoa Kỳ ở hai giai đoạn từ năm 1981 đến 1982 và từ năm 1985 đến 1986. Kết quả cho thấy sự khác biệt về chất lượng chăm sóc bệnh nhân giữa các bệnh viện và giữa các tiểu bang rất lớn. Các bệnh viện lớn, thực hiện công tác giảng dạy và ở đô thị có chất lượng chăm sóc tốt hơn các bệnh viện nhỏ, không có giảng dạy và ở vùng ngoại ô [25].

Về mối quan hệ giữa văn hóa trong tổ chức với nhận thức cũng như thực hiện cải tiến chất lượng liên tục (CQI) và quản lý chất lượng toàn diện

(TQM) trong bệnh viện, Shortell S.M. và cộng sự thu thập số liệu sơ cấp từ

61 bệnh viện về các biện pháp liên quan đến cải thiện chất lượng liên tục / quản lý chất lượng toàn diện (CQI / TQM) , văn hóa trong tổ chức , phương pháp thực hiện, và mức độ thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên bộ tiêu chí Malcolm Baldrige . Kết quả cho thấy văn hóa trong tổ chức như tinh thần dấn thân chấp nhận rủi ro, linh hoạt, tích cực tham gia hoạt động của đơn vị có liên quan đáng kể đến việc thực hiện nâng cao chất lượng. Kế đến, thực hiện cải tiến chất lượng liên quan tích cực đến nâng cao nhận thức của bệnh nhân và phát triển nguồn nhân lực ở bệnh viện. Đối với bệnh viện qui mô lớn, hiệu quả chăm sóc thấp cộng với viện phí cao hơn và thời gian nằm viện kéo dài hơn; một phần do văn hóa quan liêu và văn hóa phân cấp trong bệnh viện được xem là rào cản trong việc thực hiện nâng cao chất lượng . Trong bệnh viện cần có văn hóa hỗ trợ công việc cải tiến chất lượng và khuyến khích thực hiện cải tiến linh hoạt. Do đó bệnh viện qui mô càng lớn thường phải đối mặt với những thách thức khó khăn hơn trong vấn đề này [29].

CHƯƠNG II

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn Thành phố Cần Thơ theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ y tế năm 2013 và hiệu quả can thiệp nâng cao chất lượng tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ .

2.1.2. Mục tiêu chuyên biệt

a/ Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng về chất lượng các bệnh viện và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố Cần Thơ theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế năm 2013

b/ Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng sau một năm thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ

2.2. Đối tượng nghiên cứu

Các bệnh viện đa khoa trực thuộc sở y tế gồm:

- Hồ sơ, số liệu của bệnh viện năm - Thực trạng trang thiết bị của bệnh viện - Môi trường bệnh viện

- Nguồn nhân lực bệnh viện

- Tất cả các hoạt động chuyên môn - Hoạt động cải tiến khoa học kỹ thuật

- Các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý của bệnh viện - Các bệnh nhân đến khám, điều trị tại bệnh viện

2.3. Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2.3.1 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng về chất lượng các bệnh viện và các yếu tố ảnh

hưởng đến chất lượng bệnh viện trực thuộc sở y tế thành phố Cần Thơ - Xác định các vấn đề ưu tiên chung của các bệnh viện đa khoa - Chọn ra vấn đề cần ưu tiên

- Chọn ra những vấn đề cần can thiệp

- Chọn bệnh viện can thiệp và bệnh viện nhóm chúng - Đưa ra giải pháp can thiệp:

+ Nội dung can thiệp: vào guồn nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất, các hoạt động cải tiến chất lượng, môi trường ảnh hưởng đến người bệnh..

+ Phương pháp can thiệp: tập trung đầu tư, đào tạo nguồn lực, nâng cao y đức…

+ Đưa ra các hoạt động can thiệp: đào tạo để tang nguồn lực, đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất….

- Đánh giá hiệu quả can thiệp dựa vào các chỉ số, mức chỉ số - So sánh với nhóm chứng

2.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ tập trung trên 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế ban hành năm 2013 liên quan đến: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)

– Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)

– Hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí)

– Hoạt động cải tiến chất lượng (8 tiêu chí)

– Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)

Và xác định vấn đề ưu tiên cần cải thiện dựa trên 8 tiêu chí trong phần D-“Hoạt động cải tiến chất lượng” và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng bệnh viện, xây dựng kế hoạch hành động can thiệp giải quyết các vấn đề bất cập đã được chọn lọc và lượng giá sự cải tiến chất lượng sau can thiệp một năm tại mô hình thí điểm các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế nghiên cứu (Study Design):

Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Descriptive Cross-Sectional Study) được sử dụng nhằm xác định thực trạng mức độ chất lượng dựa trên 83 tiêu chí liên quan đến người bệnh, nguồn nhân lực, các hoạt động chuyên môn và các

chuyên khoa đặc thù, và hoạt động cải tiến chất lượng tại 07 bệnh viện đa

khoa tuyến thành phố và quận/huyện trực thuộc sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2014.

Danh sách bệnh viện là đối tượng nghiên cứu gồm có: -Tuyến thành phố: Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ -Tuyến quận: Bệnh viện đa khoa Ô Môn và Thốt Nốt

-Tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền và Cái Răng.

3.1.2. Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng caochất lượng sau một năm thực hiện tại một số bệnh viên đa khoa thành phố chất lượng sau một năm thực hiện tại một số bệnh viên đa khoa thành phố Cần Thơ.

3.1.2.1. Giai đoạn xây dựng kế hoạch can thiệp

Nghiên cứu định tính (Qualitative Study) dựa trên thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group Discussion) được áp dụng trong xác định vấn đề chất lượng ưu tiên và phổ biến nhất cần khắc phục trong giai đoạn ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại 7 bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như xây dựng kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị.

3.1.2.2 Giai đoạn triển khai kế hoạch can thiệp

Nghiên cứu can thiệp (Interventional Study) được thiết kế có đánh giá kết quả trước và sau can thiệp, so sánh với nhóm chứng ( Control Group, Pretest-Posttest Design), được ứng dụng trong lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị sau một năm thực hiện tại 7 bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả đánh

chứng được dùng để đánh giá tính tương đồng (simiralities) hay sự tương đương (eqivalency) về chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của bệnh nhân và cán bộ NVYT giữa hai nhóm. Kết quả đánh giá sau can thiệp (posttest) được so sánh giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng được dùng để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện bao gồm các chỉ số liên quan đến chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của cả bệnh nhân và cán bộ NVYT.

Nhóm can thiệp gồm 01- 2 bệnh viện đa khoa có mức đạt tiêu chí chất

lượng còn thấp.

Nhóm chứng gồm 01 hoặc các bệnh viện đa khoa còn lại.

Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Descriptive Cross-Sectional Study) được sử dụng nhằm xác định thực trạng mức độ chất lượng dựa trên 83 tiêu chí liên quan đến người bệnh, nguồn nhân lực, các hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng và các chuyên khoa đặc thù tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2014-2015.

Nghiên cứu định tính (Qualitative Study) dựa trên thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group Discussion) được áp dụng trong xác định vấn đề chất lượng ưu tiên và phổ biến nhất cần khắc phục trong giai đoạn ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cũng như xây dựng kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị.

Nghiên cứu can thiệp đơn (One Group Pretest-Posttest Study) được ứng dụng trong lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị sau một năm thực hiện tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ

3.2. Các biến số nghiên cứu

- Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh - Môi trường chăm sóc người bệnh

- Quyền và lợi ích của người bệnh

- Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện - Chất lượng nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc - Hoạt động của Lãnh đạo bệnh viện

- An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ - Quản lý hồ sơ bệnh án

- Ứng dụng công nghệ thông tin

- Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn - Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn

- Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh - Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế - Chất lượng xét nghiệm

- Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc - Nghiên cứu khoa học

- Hệ thống và xây dựng, triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng - Phòng ngừa các sai sót, sự cố và cách khắc phục

- Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng - Tiêu chí chuyên khoa đặc thù.

1-α/2

3.3. Chọn mẫu 3.3.1. Cỡ mẫu

- Mẫu điều tra Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện: tất cả các bệnh viện đa khoa thuộc trực sở y tế Cần Thơ

- Đối với cán bộ nhân viên y tế được phỏng vấn để khảo sát sự hài lòng tại mỗi bệnh viện trong nhóm chứng và can thiệp, được tính theo công thức:

Z2 P (1 - P) n =

d2

Z trị số từ phân phối chuẩn α xác xuất sai lầm loại I P trị số mong muốn của tỉ lệ

d độ chính xác ( hay sai số cho phép) Z (1 - α/2) = 1,96

d = 0,05 P = 0,5 n = 384

Số nhân viên tối thiểu phỏng vấn 384, ta chọn 7 bệnh viện lấy số tròn 700 - Đối với bệnh nhân được phỏng vấn để khảo sát sự hài lòng tại mỗi bệnh viện trong nhóm chứng và can thiệp, cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng:

n: cỡ mẫu của 2 nhóm chứng và can thiệp Z (1 - α/2) = 1,96

Z (1-β) : 0,84 (lực mẫu thường được lựa chọn là 80%)

µ1 - µ2 (Chênh lệch điểm trung bình về sự hài lòng giữa hai nhóm) = 0,3

Áp dụng trong công thức n = n can thiệp + n chứng = 170

Kết luận: Số bệnh nhân được chọn để phỏng vấn về sự hài lòng tại mỗi bệnh

viện là 85 người.

3.3.2. Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu đối với bệnh nhân và cán bộ, NVYT là phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp ngẫu nhiên đơn.

- Đối với cán bộ, NVYT: mỗi khoa lâm sàng hoặc cận lâm sàng là tầng và mẫu được chọn trên tất cả các tầng. Số lượng CB, NVYT ở mỗi khoa được chọn

Tại mỗi bệnh viện ta chọn số nhân viên: n tầng = 700 x p (%)

p = tỷ lệ % nhân viên tại mỗi bệnh viện trong tổng số nhân viên của 07 bệnh viện đa khoa

Số CB, NVYT tại khoa. Khung mẫu (Sample Frame) là danh sách cán bộ, NVYT tại khoa, được chọn ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên hay bốc thăm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với bệnh nhân: mỗi khoa lâm sàng là tầng và mẫu cũng được

chọn trên tất cả các tầng. Số lượng bệnh nhân được chọn tại mỗi tầng (n tầng )

được tính theo công thức sau đây: n tầng = 85 x p (%)

p = tỷ lệ % bệnh nhân tại khoa lâm sàng trong tổng số bệnh nhân nội trú của bệnh viện. . Khung mẫu (Sample Frame) là danh sách bệnh nhân tại khoa, được chọn ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên hoặc bốc thăm.

3.3.3. Tiêu chuẩn lựa chọn:

- Bệnh nhân : nội trú, tình trạng bệnh không nguy kịch, tỉnh táo và có khả năng quan sát, nhận xét chất lượng chăm sóc .

- Cán bộ, NVYT: công tác tại khoa lâm sàng và cận lâm sàng, có thời gian công tác ít nhất 1 năm.

- Bệnh nhân và cán bộ, NVYT từ chối hợp tác

3.4. Phương pháp thu nhập số liệu

Công cụ thu nhập số liệu là bảng kiểm cho từng tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ y tế (phụ lục 1, 2, 3)

3.4.1. Đối với mục tiêu 1: Giai đoạn xác định trạng thái chất lượng bệnh viện

- Dựa vào bảng đánh giá chất lượng bệnh viện dựa theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện được Bộ Y tế ban hành năm 2013 (phụ lục 1), áp dụng kỹ thuật thu thập số liệu sau đây:

+ Quan sát trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ bệnh nhân, môi trường chăm sóc, quy trình tiếp nhận bệnh nhân khám và điều trị, điều kiện lao động, hoạt động chuyên môn v.v…

+ Phỏng vấn người bệnh về quyền và lợi ích của bệnh nhân, nhân

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 37 - 75)