Philosophy of Quality Management)
Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine-IOM) đã định nghĩa chất lượng chăm sóc (Quality of Care) là mức độ mà các dịch vụ y tế gia tăng khả năng chăm sóc bệnh nhân đạt được kết quả sức khỏe mong muốn và phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại (the degree to which health services increase the likelihood of desired health outcomes and are consistent with current professional knowledge) [28]. Cơ quan nghiên cứu chăm sóc sức khỏe và chất lượng (The Agency of Health Care Research and Quality- AHCRQ) mô tả cải tiến chất lượng là “làm đúng việc vào đúng thời điểm cho đúng đối tượng nhằm đạt được kết quả khả thi tốt nhất” (doing the right thing at the right time for the right individual to get the best possible results) [28].
Từ hai định nghĩa về chất lượng chăm sóc và cải tiến chất lượng đều định hướng đến kết quả mong muốn tốt nhất, khả thi. Do đó, mục tiêu và triết lý của quản lý chất lượng cũng tập trung sự phát triển liên tục hiệu suất cao ở kết quả đầu ra.
Quản lý chất lượng cần được suy nghĩ và bao hàm 3 phương diện: a/ Trách nhiệm về sử dụng các nguồn lực trong chăm sóc bệnh nhân b/ Nỗ lực phát triển và cải tiến liên tục các dịch vụ mà các nhóm chăm sóc cung cấp cho bệnh nhân trong cơ sở và cộng đồng
c/ Tổ chức cải tiến kết quả lâm sàng được xác định bởi bệnh nhân và hệ thống chăm sóc sức khỏe [28].
Khái niệm quản lý chất lượng ngày nay được mở rộng từ sử dụng nguồn lực, cung cấp dịch vụ đến kết quả chăm sóc bệnh nhân. Do đó, các lãnh đạo quản lý chất lượng đương đại phải là những người luôn suy nghĩ về hệ thống (systems thinkers). Họ cần phải hướng về bệnh nhân trước, sử dụng dữ liệu để khảo sát và giải quyết vấn đề dựa vào sự tham gia của toàn thể lực lượng lao động.