Phương pháp cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 28 - 35)

Ba phương pháp cải tiến chất lượng được sử dụng thường xuyên nhất trong chăm sóc sức khỏe là: phương pháp lập kế hoạch, thực hiện, nghiên cứu, hành động gọi tắt là phương pháp PDSA (Plan, Do, Study, Act Methodology), phương pháp 6 sigma (Six Sigma) và phương pháp Lean.

a/ Phương pháp PDSA

Phương pháp PDSA còn gọi là chu kỳ Shewhart liên quan đến phương pháp vừa thử nghiệm và vừa học hỏi dựa trên một giả thuyết hoặc một giải pháp cải tiến được tiến hành trên quy mô nhỏ trước khi nhân rộng khắp toàn hệ thống nếu có kết quả cải tiến khả quan [16]. Một trình tự hợp lý của bốn bước lặp đi lặp lại được thực hiện trong một quá trình chu kỳ nhỏ (hình 1), mà cuối cùng dẫn đến sự cải thiện theo cấp số nhân (hình 2)

Hình 1. Chu kỳ PDSA I/ KẾ HOẠCH -Xác định mục tiêu -Dự đoán -Phát triển KH PLAN II. Thực hiện -Tiến hành thử -Ghi nhận những vấn đề và sự việc ngoài dự kiến DO III. Nghiên cứu

-Tóm tắt những gì học hỏi

STUDY

IV. Hành động

-Xác định những cải tiến gì sẽ được thực hiện

Hình 2. Đường lên dốc cải tiến: trình tự nhiều chu kỳ PDSA nối tiếp A P S D A P S D A P S D Đườn g lên dốc

Biểu đồ 1. Mô hình 7 bước để cải tiến chất lượng

1. Xác định đích đến có tiềm năng cơ hội

2. Tổng hợp các thông tin về thực hành tối ưu

3. Tổng hợp các thông tin thực hành hiện tại

4. Xác định lý do chênh lệch giữa thực hành tối ưu và hiện tại

5. Triển khai chiến lược cải tiến thực hành

6. Đánh giá hiệu quả và chi phí-hiệu quả của chiến lược cải tiến thực hành

7. Xác định chiến lược cải tiến thực hành có nên thực hiện hay không và có thể cải tiến chiến lược bằng cách nào.

Bảng 5. Ma trận để sử dụng lưu đồ Phương pháp này dùng để làm gì ?

Cho phép nhóm nghiên cứu xác định dòng di động (actual flow) thực tế hay chuỗi sự kiện trong quy trình mà bất cứ dịch vụ nào cũng phải đi theo.

Tại sao phải dùng phương pháp này ?

Phát hiện tính phức tạp không ngờ đến, những khu vực có vấn đề, không cần thiết và rườm rà.

Xác định những khu vực có thể đơn giản hóa thủ tục và tiêu chuẩn hóa. So sánh dòng di động thực tế trong quá trình đối chiếu dòng di động lý tưởng nhằm xác định cơ hội cải tiến.

Xác định vị trí trên lưu đồ nơi có thể thu thập số liệu và nghiên cứu. Phục vụ như một công cụ hỗ trợ huấn luyện để hiểu hoàn toàn quá trình

Sử dụng phương pháp hiệu quả bằng cách nào ?

Xác định ranh giới của quá trình. Định nghĩa rõ ràng nơi quá trình bắt đầu và kết thúc.

Thành viên nhóm nên thống nhất mức độ chi tiết của lưu đồ để hiểu rõ ràng quy trình và xác định những khu vực có vấn đề.

Biểu đồ 2. Thí dụ về lưu đồ bệnh nhân nhập viện của một bệnh viện ở Hoa Kỳ

TRUNG TÂM DỊCH VỤ NHẬN BỆNH NHÂN (Thủ tục đăng ký) Có cần thiết khám trước khi nhập viện ? Không Không Không Đo chiều cao và cân nặng tại

Trung tâm thông tin Y khoa

Có cần thiết mỗ không?

Trung tâm gây mê (tầng 1, Building 2 Khu chăm sóc điều dưỡng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b/ Phương pháp Sáu Sigma (Six Sigma)

Sigma là chữ cái thứ 18 của mẫu tự Hy Lạp và cũng là ký hiệu tượng trưng cho độ lệch tiêu chuẩn. Mục đích của phương pháp Sáu Sigma là đạt đến

mức độ chất lượng nằm trong 6 độ lệch chuẩn của hiệu suất trung bình, dẫn

đến tỷ lệ lỗi là 0,0003% hoặc 3,4 lỗi phần triệu cơ hội; ở giai đoạn này quy trình được xem gần như không bị lỗi (99,9996%) [22]. PP Sáu Sigma sử dụng cơ sở dữ liệu để xác định vấn đề chất lượng và những lĩnh vực cần cải tiến. Phương pháp tập trung vào các biện pháp hướng về khách hàng, chất lượng có thể chấp nhận và cải tiến quy trình dựa vào dữ liệu. Sáu Sigma đạt được kết quả thông qua các bước (tương tự như chu kỳ PDSA) là: xác định (Define), đo lường (Measure), phân tích (Analyze), cải tiến (Improvement) và kiểm soát (Control) gọi tắt là mô hình DMAIC (DMAIC model). Bước đầu tiên của mô hình DMAIC đòi hỏi xác định vấn đề, các tham số (parameters) và xây dựng mục tiêu cải tiến. Bước hai: đo lường và thu thập dữ liệu các giai đoạn trong quy trình. Bước ba: phân tích các dữ liệu được thu thập nhằm trắc nghiệm giả thuyết liên quan đến yếu tố ảnh hưởng quy trình. Bước bốn: quy trình được cải tiến bởi thử nghiệm thí điểm. Bước cuối cùng của chu kỳ, quy trình được kiểm soát bằng thực hiện các cải tiến, giám sát liên tục và duy trì.

PP Sáu Sigma rất hy vọng được áp dụng phổ biến ở các bệnh viện và tổ chức chăm sóc sức khỏe khác trong vài năm tới, đặc biệt rất hữu ích trong cải tiến các quy trình được lặp lại ở số lượng lớn như xét nghiệm ở labo, chụp x- quang v.v…

c/ Phương pháp LEAN (LEAN methodology)

Phương pháp LEAN được sử dụng nhằm tăng tốc và giảm bớt chi phí của bất kỳ quy trình bằng cách loại bỏ bất cứ các hoạt động tiêu tốn nguồn lực mà không tạo được giá trị [34]. Tổ chức được chú ý nhiều nhất về chuẩn hóa “Lean” là Công ty Toyota, Nhật Bản. Ngày nay, nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe đã sử dụng quy trình Toyota nhằm cải thiện chất lượng chăm sóc trong đơn

Một trong những từ thông dụng trong LEAN là từ Nhật Bản “Kaizen

có nghĩa là cải tiến liên tục dần dần và có thứ tự. Kaizen là phương pháp cải tiến dựa trên hoạt động nhóm thực hiện cải tiến đơn giản, không cầu kỳ, tương đối ít tốn chi phí và triển khai nhanh. Nguyên lý chung của Kaizen sau đây có thể hữu ích cho cải tiến chất lượng chăm sóc sức khỏe là:

1.Loại bỏ những ý tưởng theo nếp cũ, cố định.

2.Suy nghĩ cách giải quyết vấn đề chứ không phải giải thích tại sao không thể thực hiện được.

3.Không cần bào chữa để bắt đầu dự án mà hãy bắt đầu dự án bằng điều tra thực tiễn hiện tại.

4.Không tìm kiếm sự hoàn hảo; cần thực hiện giải pháp ngay cả giải pháp chỉ đạt được 50% của đích đến.

5.Sữa chữa lỗi lầm ngay lập tức nếu có.

6.Sử dụng trí tuệ để giải quyết vấn đề chớ không phải là tiền 7.Hỏi “Tại sao” 5 lần và tìm kiếm nguyên nhân gốc của vấn đề

8.Tìm kiếm trí tuệ của 10 người hơn là chỉ dựa kiến thức của 1 người 9.Sử dụng trí tuệ của lực lượng lao động tuyến trước.[34]

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trên địa bàn tp cần thơ theo tiêu chí chất lượng bệnh viện được bộ y tế ban hành năm 2013 và hiệu quả can thiệp (Trang 28 - 35)