Đề tài đánh giá thực trạng chất lượng các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế thành phố Cần Thơ tập trung trên 83 tiêu chí chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế ban hành năm 2013 liên quan đến:
– Hướng đến người bệnh (19 tiêu chí)
– Phát triển nguồn nhân lực (14 tiêu chí)
– Hoạt động chuyên môn (38 tiêu chí)
– Hoạt động cải tiến chất lượng (8 tiêu chí)
– Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (4 tiêu chí)
Và xác định vấn đề ưu tiên cần cải thiện dựa trên 8 tiêu chí trong phần D-“Hoạt động cải tiến chất lượng” và các yếu tố ảnh hưởng chất lượng bệnh viện, xây dựng kế hoạch hành động can thiệp giải quyết các vấn đề bất cập đã được chọn lọc và lượng giá sự cải tiến chất lượng sau can thiệp một năm tại mô hình thí điểm các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
CHƯƠNG III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu (Study Design):
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Descriptive Cross-Sectional Study) được sử dụng nhằm xác định thực trạng mức độ chất lượng dựa trên 83 tiêu chí liên quan đến người bệnh, nguồn nhân lực, các hoạt động chuyên môn và các
chuyên khoa đặc thù, và hoạt động cải tiến chất lượng tại 07 bệnh viện đa
khoa tuyến thành phố và quận/huyện trực thuộc sở trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2014.
Danh sách bệnh viện là đối tượng nghiên cứu gồm có: -Tuyến thành phố: Bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ -Tuyến quận: Bệnh viện đa khoa Ô Môn và Thốt Nốt
-Tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền và Cái Răng.
3.1.2. Mục tiêu 2: Đánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng caochất lượng sau một năm thực hiện tại một số bệnh viên đa khoa thành phố chất lượng sau một năm thực hiện tại một số bệnh viên đa khoa thành phố Cần Thơ.
3.1.2.1. Giai đoạn xây dựng kế hoạch can thiệp
Nghiên cứu định tính (Qualitative Study) dựa trên thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group Discussion) được áp dụng trong xác định vấn đề chất lượng ưu tiên và phổ biến nhất cần khắc phục trong giai đoạn ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại 7 bệnh viện đa khoa trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như xây dựng kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị.
3.1.2.2 Giai đoạn triển khai kế hoạch can thiệp
Nghiên cứu can thiệp (Interventional Study) được thiết kế có đánh giá kết quả trước và sau can thiệp, so sánh với nhóm chứng ( Control Group, Pretest-Posttest Design), được ứng dụng trong lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị sau một năm thực hiện tại 7 bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả đánh
chứng được dùng để đánh giá tính tương đồng (simiralities) hay sự tương đương (eqivalency) về chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của bệnh nhân và cán bộ NVYT giữa hai nhóm. Kết quả đánh giá sau can thiệp (posttest) được so sánh giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng được dùng để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện bao gồm các chỉ số liên quan đến chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của cả bệnh nhân và cán bộ NVYT.
Nhóm can thiệp gồm 01- 2 bệnh viện đa khoa có mức đạt tiêu chí chất
lượng còn thấp.
Nhóm chứng gồm 01 hoặc các bệnh viện đa khoa còn lại.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Descriptive Cross-Sectional Study) được sử dụng nhằm xác định thực trạng mức độ chất lượng dựa trên 83 tiêu chí liên quan đến người bệnh, nguồn nhân lực, các hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng và các chuyên khoa đặc thù tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2014-2015.
Nghiên cứu định tính (Qualitative Study) dựa trên thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group Discussion) được áp dụng trong xác định vấn đề chất lượng ưu tiên và phổ biến nhất cần khắc phục trong giai đoạn ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cũng như xây dựng kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị.
Nghiên cứu can thiệp đơn (One Group Pretest-Posttest Study) được ứng dụng trong lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị sau một năm thực hiện tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ
3.2. Các biến số nghiên cứu
- Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh - Môi trường chăm sóc người bệnh
- Quyền và lợi ích của người bệnh
- Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện - Chất lượng nguồn nhân lực
- Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc - Hoạt động của Lãnh đạo bệnh viện
- An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ - Quản lý hồ sơ bệnh án
- Ứng dụng công nghệ thông tin
- Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn - Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn
- Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh - Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế - Chất lượng xét nghiệm
- Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc - Nghiên cứu khoa học
- Hệ thống và xây dựng, triển khai kế hoạch cải tiến chất lượng - Phòng ngừa các sai sót, sự cố và cách khắc phục
- Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng - Tiêu chí chuyên khoa đặc thù.
1-α/2
3.3. Chọn mẫu 3.3.1. Cỡ mẫu
- Mẫu điều tra Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện: tất cả các bệnh viện đa khoa thuộc trực sở y tế Cần Thơ
- Đối với cán bộ nhân viên y tế được phỏng vấn để khảo sát sự hài lòng tại mỗi bệnh viện trong nhóm chứng và can thiệp, được tính theo công thức:
Z2 P (1 - P) n =
d2
Z trị số từ phân phối chuẩn α xác xuất sai lầm loại I P trị số mong muốn của tỉ lệ
d độ chính xác ( hay sai số cho phép) Z (1 - α/2) = 1,96
d = 0,05 P = 0,5 n = 384
Số nhân viên tối thiểu phỏng vấn 384, ta chọn 7 bệnh viện lấy số tròn 700 - Đối với bệnh nhân được phỏng vấn để khảo sát sự hài lòng tại mỗi bệnh viện trong nhóm chứng và can thiệp, cỡ mẫu được tính theo công thức nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng:
n: cỡ mẫu của 2 nhóm chứng và can thiệp Z (1 - α/2) = 1,96
Z (1-β) : 0,84 (lực mẫu thường được lựa chọn là 80%)
µ1 - µ2 (Chênh lệch điểm trung bình về sự hài lòng giữa hai nhóm) = 0,3
Áp dụng trong công thức n = n can thiệp + n chứng = 170
Kết luận: Số bệnh nhân được chọn để phỏng vấn về sự hài lòng tại mỗi bệnh
viện là 85 người.
3.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu đối với bệnh nhân và cán bộ, NVYT là phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp ngẫu nhiên đơn.
- Đối với cán bộ, NVYT: mỗi khoa lâm sàng hoặc cận lâm sàng là tầng và mẫu được chọn trên tất cả các tầng. Số lượng CB, NVYT ở mỗi khoa được chọn
Tại mỗi bệnh viện ta chọn số nhân viên: n tầng = 700 x p (%)
p = tỷ lệ % nhân viên tại mỗi bệnh viện trong tổng số nhân viên của 07 bệnh viện đa khoa
Số CB, NVYT tại khoa. Khung mẫu (Sample Frame) là danh sách cán bộ, NVYT tại khoa, được chọn ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên hay bốc thăm.
- Đối với bệnh nhân: mỗi khoa lâm sàng là tầng và mẫu cũng được
chọn trên tất cả các tầng. Số lượng bệnh nhân được chọn tại mỗi tầng (n tầng )
được tính theo công thức sau đây: n tầng = 85 x p (%)
p = tỷ lệ % bệnh nhân tại khoa lâm sàng trong tổng số bệnh nhân nội trú của bệnh viện. . Khung mẫu (Sample Frame) là danh sách bệnh nhân tại khoa, được chọn ngẫu nhiên theo bảng số ngẫu nhiên hoặc bốc thăm.
3.3.3. Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Bệnh nhân : nội trú, tình trạng bệnh không nguy kịch, tỉnh táo và có khả năng quan sát, nhận xét chất lượng chăm sóc .
- Cán bộ, NVYT: công tác tại khoa lâm sàng và cận lâm sàng, có thời gian công tác ít nhất 1 năm.
- Bệnh nhân và cán bộ, NVYT từ chối hợp tác
3.4. Phương pháp thu nhập số liệu
Công cụ thu nhập số liệu là bảng kiểm cho từng tiêu chí theo hướng dẫn của Bộ y tế (phụ lục 1, 2, 3)
3.4.1. Đối với mục tiêu 1: Giai đoạn xác định trạng thái chất lượng bệnh viện
- Dựa vào bảng đánh giá chất lượng bệnh viện dựa theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện được Bộ Y tế ban hành năm 2013 (phụ lục 1), áp dụng kỹ thuật thu thập số liệu sau đây:
+ Quan sát trực tiếp cơ sở vật chất phục vụ bệnh nhân, môi trường chăm sóc, quy trình tiếp nhận bệnh nhân khám và điều trị, điều kiện lao động, hoạt động chuyên môn v.v…
+ Phỏng vấn người bệnh về quyền và lợi ích của bệnh nhân, nhân viên y tế hài lòng về điều kiện làm việc v.v…
+Sử dụng thông tin có sẵn: kiểm tra phiếu thanh toán; hồ sơ liên quan đến cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực và chế độ đãi ngộ nhân viên y tế, kế hoạch phát triển tổng thể bệnh viện, triển khai các chính sách y tế tại bệnh viện, hồ sơ hoạt động chuyên môn, hồ sơ hoạt động cải tiến chất lượng v.v…
3.4.2. Mục tiêu 2: Đánh ánh giá kết quả của một số giải pháp can thiệp nâng cao chất lượng sau một năm thực hiện tại một số bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ.
3.4.2.1. Giai đoạn xây dựng kế hoạch can thiệp
3.4.2.1.1 Xác định vấn đề ưu tiên.
a/ Xác định các vấn đề bất cập về chất lượng dựa trên các biểu đồ “mạng nhện”. Số lượng các biểu đồ mạng nhện cho hai bệnh viện trong nhóm can thiệp được vẽ từ dữ liệu đánh giá chất lượng theo bộ tiêu chí như sau:
+Biểu đồ riêng cho phần A (từ A1 đến A4) +Biểu đồ riêng cho phần B (từ B1 đến B4) +Biểu đồ riêng cho phần C (từ C1 đến C9) +Biểu đồ riêng cho phần D (từ D1 đến D4)
b/ Nguyên tắc đánh giá cho điểm ưu tiên: phương pháp sử dụng là hệ thống cho điểm ưu tiên cơ bản gọi tắt là BPRS (Basic Priority Rating System).
Thành lập nhóm chuyên gia ở các lĩnh vực điều trị lâm sàng,chẩn đoán cận lâm sàng, điều dưỡng, dược và quản lý bệnh viện ở bệnh viện đa khoa được can thiệp. Từng thành viên sẽ xem xét cho điểm ưu tiên từng vấn đề chất lượng dưới 3 khía cạnh:
- A: Mức độ ảnh hưởng của vấn đề đến toàn bộ, quá bán, hoặc một phần nhỏ bệnh nhân nội và ngoại trú tại bệnh viện nếu vấn đề không được cải thiện.
- B: Mức độ nghiêm trọng của hậu quả xảy ra do vấn đề không khắc phục như gây ra tử vong, tàn tật, an toàn bệnh nhân và bất cân xứng trong chi phí-hiệu quả điều trị.
- C: Mức độ khả thi của can thiệp khắc phục giới hạn trong thởi gian thực hiện từ 6 tháng đến 1 năm phù hợp với nguồn lực bệnh viện có sẵn, mang tính khoa học, cán bộ bệnh viện chấp nhận hợp tác và dễ thực hiện
Mỗi chuyên gia xem xét từng vấn đề không đạt cần cải thiện và cho điểm theo thang điểm 10 đối với từng mục A, B, C. Mức độ từng mục tỉ lệ thuận với số điểm gia tăng. Điểm tổng cộng BPRS của từng vấn đề cần cải thiện được tính theo phương trình sau đây:
Điểm tổng cộng BPRS = (điểm mục A+ 2 lần điểm mục B) x điểm mục C. Mẫu liệt kê điểm đối với từng vấn đề được trình bày sau đây
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Tổng cộng Mức độ ảnh hưởng-A Mức độ hậu quả-B Mức độ khả thi-C Điểm BPRS = (A+ 2B) x C
c/ Giai đoạn xếp hạng và xác định vấn đề ưu tiên; tổng hợp các số điểm của từng vấn đề cần được cải thiện theo ý kiến từng chuyên gia để tinh điểm trung bình của mỗi vấn đề. Sắp xếp vấn đề ưu tiên theo thứ tự điểm trung bình lớn nhất đến nhỏ nhất dựa trên bảng tổng hợp sau đây:
Vấn đề cần cải thiện Điểm/ chuyên gia 1 Điểm/chuyên gia 2 Điểm/chuyên gia 3 Điểm/chuyên gia 4 Điểm trung bình X Y Z R
3.4.2.1.2. Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động can thiệp.
Tiến trình bao gồm 6 bước:
Bước 1:Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm gồm các thành viên là cán bộ y tế đang làm việc tại khoa/phòng nơi có vấn đề xảy ra. Mục đích của thảo luận nhóm là xác định những yếu tố liên quan đến vấn đề bất cập và được xem là yếu tố góp phần gây ra hậu quả. Các vấn đề và những yếu tố liên quan được trình bày theo bảng sau đây:
Sau khi thu thập thông tin các yếu tố liên quan hay nguyên nhân của vấn đề bất cập, các loại biểu đồ (Pareto, xương cá, SPC v.v…) được ứng dụng làm sáng tỏ yếu tố liên quan nhất.
Bước 2: Liệt kê các hoạt động can thiệp
Các hoạt động can thiệp đề ra nhằm giải quyết các vấn đề. Đối với mỗi can thiệp, các hoạt động cần thực hiện đều được liệt kê. Xác định trách nhiệm của các cá nhân và khoa/phòng trong bệnh viện; thảo luận các mục tiêu hướng đến. Nêu rõ các loại nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu và xác định khung thời gian cho mỗi can thiệp.
Bước 3: Xem xét các nguồn vật, nhân và tài lực dựa trên danh sách nguồn lực bệnh viện sẵn có nhằm phát hiện sự vắng mặt của các nguồn lực cần thiết được xem như là nguyên nhân góp phần tạo ra vấn đề bất cập và thông tin về nguồn lực giúp xác định cá nhân và khoa/phòng nào giữ vai trò trọng yếu trong việc triển khai can thiệp.
Bước 4: Hoàn tất dự trù nguồn lực cần thiết cho triển khai mỗi can thiệp. Tổng hợp các nhu cầu theo loại can thiệp như sau:
Bước 5:Kiểm tra từng can thiệp đạt phép thử PEARL: mỗi can thiệp đòi hỏi tính khả thi nên cần vượt qua các phép thử PEARL. Các can thiệp thỏa mãn các tiêu chí của phép thử PEARL sẽ được chọn vào kế hoạch hành động. Các tiêu chí gồm các chữ cái đứng đầu sau đây:
• P (Proper and Politically feasible): phù hợp và cơ quan chính quyền
cho phép
• E (Economic) : kinh tế
• A (Acceptable): bệnh nhân và nhân viên bệnh viện chấp nhận, phù
hợp với chuẩn mực đạo đức địa phương •
• L (Legal): Pháp luật cho phép can thiệp, không có thế lực ngầm ngăn cản
Mẫu kiểm tra từng can thiệp đạt tiêu chí phép thử PEARL như sau: Vấn đề bất cập:
Can thiệp dự kiến P E A R L
X Y Z
Bước 6: Hoàn tất kế hoạch chi tiết hành động can thiệp toàn diện. Trong kế hoạch, tất cả những vấn đề bất cập, những yếu tố nguyên nhân, những can thiệp và những nguồn lực hỗ trợ phù hợp đều được liệt kê.
3.4.2.1.3. Lượng giá hiệu quả của kế hoạch can thiệp
Lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động sau một năm thực hiện dựa trên các chỉ số của các công cụ sau đây:
- Bảng đánh giá chất lượng bệnh viện theo bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện được Bộ Y tế ban hành năm 2013.
- Bảng vấn lục đo lường sự hài lòng của bệnh nhân
(phụ lục 2) và bảng vấn lục đo lường sự hài lòng của cán bộ nhân viên y tế bệnh viện (phụ lục 3), áp dụng phương pháp phỏng vấn để thu thập số liệu.
- Thực hiện phân tích độ tin cậy (Test of Reliability) của hai bảng vấn lục trước khi áp dụng rộng rãi:
+ Phân tích độ tin cậy lặp lại (Test – Retest Reliability): độ tin cậy của bảng vấn lục được ước tính bằng cách thực hiện phỏng vấn 20 người giống nhau ở hai thời điểm khác nhau cách nhau 3 ngày. Yêu cầu hệ số tương quan (Correlation Coefficient) ≥ 0,9 giữa 2 bộ kết quả trả lời phỏng vấn ở 2 thời điểm khác nhau.
+Phân tích độ tin cậy của thang điểm (Scales Reliability) hay còn gọi là phân tích tính thống nhất nội tại (Internal Consistency Analysis) về thang