Nghiên cứu can thiệp (Interventional Study) được thiết kế có đánh giá kết quả trước và sau can thiệp, so sánh với nhóm chứng ( Control Group, Pretest-Posttest Design), được ứng dụng trong lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị sau một năm thực hiện tại 7 bệnh viện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả đánh
chứng được dùng để đánh giá tính tương đồng (simiralities) hay sự tương đương (eqivalency) về chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của bệnh nhân và cán bộ NVYT giữa hai nhóm. Kết quả đánh giá sau can thiệp (posttest) được so sánh giữa hai nhóm can thiệp và nhóm chứng được dùng để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp nâng cao chất lượng bệnh viện bao gồm các chỉ số liên quan đến chất lượng bệnh viện và sự hài lòng của cả bệnh nhân và cán bộ NVYT.
Nhóm can thiệp gồm 01- 2 bệnh viện đa khoa có mức đạt tiêu chí chất
lượng còn thấp.
Nhóm chứng gồm 01 hoặc các bệnh viện đa khoa còn lại.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Descriptive Cross-Sectional Study) được sử dụng nhằm xác định thực trạng mức độ chất lượng dựa trên 83 tiêu chí liên quan đến người bệnh, nguồn nhân lực, các hoạt động chuyên môn, cải tiến chất lượng và các chuyên khoa đặc thù tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2014-2015.
Nghiên cứu định tính (Qualitative Study) dựa trên thảo luận nhóm trọng tâm (Focus Group Discussion) được áp dụng trong xác định vấn đề chất lượng ưu tiên và phổ biến nhất cần khắc phục trong giai đoạn ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ cũng như xây dựng kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị.
Nghiên cứu can thiệp đơn (One Group Pretest-Posttest Study) được ứng dụng trong lượng giá hiệu quả của kế hoạch hành động can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị sau một năm thực hiện tại các bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ