Thách thức

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần việt hưng traenco việt nam (Trang 55 - 56)

I. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

2. Thách thức

- Chính sách ngoại thương của Việt Nam tạo ra sự cạnh tranh lớn giữa các hãng ôtô

trong nước và khu vực và cũng tạo ra nguy cơ vì nhiều doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận được với thị trường trong nước do khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp nước ngoài được ưu đãi hơn trong chính sách thuế.

- Xu hương hội nhập giúp cho việc mở rộng thị phần của công ty Việt Hưng

Traenco sang các nước trong khu vực tuy nhiên thị trường mở rộng cũng sẽ là nguy cơ đối với doanh nghiệp vì khi đó các đối thủ cạnh tranh cũng tăng theo và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi phù hợp với môi trường quố tế. Hiện nay nước ta đã gia nhập WTO được nhiều năm vì vậy việc cắt giảm thuế đối với ôtô nhập khẩu đang tiến hành từng bước, nhà nước hạn chế dần sự bảo hộ đối với ngành ôtô trong nước, các dòng xe tải nước ngoài sẽ nhảy vào Việt Nam với giá rẻ đây là một nguy cơ đối với các hãng sản xuất ôtô trong nước.

- Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp trong ngành là một điều tất yếu. Tuy nhiên với bất kỳ doan nghiệp nào thị yếu tố cạnh tranh là điều không mấy dễ chịu và gây lên nhiều khó khăn. Để cạnh tranh được, ngoài sự phân tích các yếu tố vĩ mô doanh nghiệp còn phải có sự hiểu biết về các đối thủ cũng như khách hàng và nhà cung cấp của chính mình.

Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành luôn là sự cạnh tranh mạnh mẽ,và các hãng luôn mong muốn có được thị phần lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Hiện nay có ba nhóm:

Nhóm 1: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lắp ráp, sản xuất ôtô tại Việt Nam: Hiện này cso 11 liên doan vốn FDI đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, và mỗi ănm có hàng nghìn chiếc xe được lắp ráp để đưa ra thị trường như HINO, VIDAMCO, ISUZU. Tuy nhiên các hãng này có tỷ lệ nội địa hóa thấp nên giá bán vẫn còn cao. Các hãng này có thể chiếm lĩnh tới 40% - 50% thị phần các ôtô trên thị trường Việt Nam,và sức ép cạnh tranh của đối thủ này rất lớn. Xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn do đó hãng nào muốn duy trì và mở rộng thị phần thì cần có chiến lược tốt mới có thể tiêu thụ sản phẩm tốt được.

Nhóm 2: Các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc: Các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc chủ yếu từ các hãng sản xuất tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ( chiếm 75,4%).. Do nhà nước có chính sách đánh thuế cao, nhưng hiện nay nước ta hiện gia nhập WTO đã được nhiều năm nên thuế nhập khẩu đang giảm từng bước, nhóm này tuy còn nhỏ nhưng cạnh tranh thị phần rất tốt và đánh vào thị trường người có thu nhập cao trong nước.

Nhóm 3: Các doanh nghiệp trong nước: Nhóm này có sự cạnh tranh rất lớn và gay gắt, các doanh nghiệp trong nước được nhà nước rất ưu đãi do đó đây là nhóm có sự cạnh tranh mạnh nhất. Công ty cần có nhiều chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng như quảng bỏ để không bị mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh

- Yếu tố về công nghệ: Sự thay đổi về công nghệ tạo ra thách thức đối với các

doanh nghiệp. Ngành công nghiệp ôtô yêu cầu đòi hỏi phải có công nghệ cao do vậy sự thay đổi về công nghệ sẽ mang lại cơ hội tiếp cận công nghệ mới hơn, tiên tiến hơn đáp ứng mong muốn, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng vì vậy nếu doanh nghiệp không đuổi kịp được sự thay đổi của công nghệ thì các sản phẩm sẽ ngày trở nên lỗi thời hoạc không kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các linh kiện nhập khẩu chủ yếu là bộ linh kiện CKD ( lắp ráp cụm chi tiết), SKD, IKD. Đây là các linh kiện có thể ngày càng được sản xuất nhiều ở Viêt Nam.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần việt hưng traenco việt nam (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w