0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nhân bản đoạn DNA bằng PCR

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG THỦY PHÂN KERATIN TỪ LÔNG VŨ GIA CẦM VÀ THIẾT KẾ VECTOR TÁI TỔ HỢP BIỂU HIỆN KERATINASE TRONG TẾ BÀO VI KHUẨN E.COLI (Trang 43 -49 )

Kĩ thuật PCR do Mullis và cộng sự phát minh ra năm 1985. Kĩ thuật này cho phép nhân 1 đoạn DNA mong muốn từ hệ gene của cơ thể sinh vật thành nhiều bản sao.

Nguyên tắc phản ứng PCR là sử dụng enzyme ADN polymerase chịu nhiệt để tổng hợp trong ống nghiệm các đoạn DNA mới từ mạch khuôn trong môi trường có dNTP và chứa các cặp mồi đặc hiệu.

Nhân đoạn gene mã hóa 16S rRNA

Đoạn gene mã hóa 16S rRNA được nhân lên từ ADN tổng số nhờ phản ứng PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu: 16SF 5’-CGG AAT TCA TTG CTG GAC CTG- 3’; 16SR 5’-GTC CTA GAG CTT TGT CTT TAG G-3’ của gene 16S rARN từ vi khuẩn, phản ứng PCR cho sản phẩm là đoạn gene dài khoảng1,5 kb.

Phản ứng nhân bản đoạn gene 16S rARN được tiến hành với tổng thể tích 25 µl/mẫu, bao gồm các thành phần sau đây:

Thành phần phản ứng PCR Thể tích (µl) Nước 14.7 Buffer 5 dNTP(10pmol) 2 Mồi xuôi(10pmol) 1 Mồi ngược(10pmol) 1 Khuôn DNA 1 Enzyme 0.3 Tổng 25

Chuyên ngành Di truyền học 34 Lớp Sinh K17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chu trình nhiệt

Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 8 µl sản phẩm PCR điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8%. Sản phẩm PCR được tinh sạch → Đọc trình tự gene → Phân tích số liệu để định tên chủng vi khuẩn.

Nhân đoạn gene keratinase

-Đoạn gene keratinase được nhân lên từ ADN tổng số nhờ phản ứng PCR sử dụng cặp mồi:

-Primer-F: 5’-CGT GGG ATC CAA AAA ATT GTG GAT CAG C- 3’ -Primer-R: 5’- TTA TTC TCG AGC TGC TTG TAC GTT GAT - 3’ -Thành phần phản ứng PCR gồm: Thành phần phản ứng PCR Thể tích (µl) Nước 39,7 Buffer 5 dNTP(10pmol) 2 Mồi xuôi(10pmol) 1 Mồi ngược(10pmol) 1 Khuôn DNA 1 Enzyme 0,3 Tổng 50

Chu trình nhiệt giống phần 2.2.8.2. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy 5µl sản phẩm PCR điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8%.

Chuyên ngành Di truyền học 35 Lớp Sinh K17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thôi gel tinh sạch gene

Phương pháp thôi gel tinh sạch được sử dụng theo phương pháp của William và đồng tác giả (1990) và GenJETTM Genomic DNA purification Kit -Bước 1: Điện di sản phẩm PCR

-Bước 2: Cắt gel cho vào ống eppendort, xác định trọng lượng miếng gel: + Cân ống eppendort mới

+ Cân ống eppendort chứa miếng gel → xác định trọng lượng miếng gel -Bước 3: Bổ sung 400 µl binding buffer ↔ 100 mg gel (0,8 %)

-Bước 4: Ủ cho tan gel hoàn toàn ở nhiệt độ 50-600

C, 10 phút

-Bước 5: Cho gel lên cột → ly tâm 12000 v/p trong 2 phút → đổ phần dịch -Bước 6: Bổ sung 500µl Wash solusion (ethanol) → ly tâm 12000 v/p trong 2 phút→ đổ phần dịch

-Bước 7: Bổ sung 30– 50 µl elution buffer sau đó ủ ở nhiệt độ 5-100

C trong nhiệt độ phòng→ ly tâm

-Bước 8: Lấy 5 µl điện di sản phẩm để kiểm tra độ tinh sạch của gene

Gắn sản phẩm PCR đã thôi gel tinh sạch vào vector pET32a

Phương pháp tách dòng gene được sử dụng theo Sambrook và cs (2001)  Phản ứng cắt – nối

Mục đích của phương pháp này là đưa một đoạn DNA ngoại lai vào một vector thích hợp nhờ enzyme T4 DNA ligase. Enzyme này xúc tác cho quá trình hình thành liên kết nối hai đoạn DNA.

Cách tiến hành:

-Dùng 2 enzyme cắt Xho I; BamH I, cắt mở vòng vector và cắt đoạn gene keratinase. Thành phần phản ứng gồm:

Thành phần Thể tích( µl)

Nước 1

Chuyên ngành Di truyền học 36 Lớp Sinh K17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xho I 1

BamH I 1

DNA 15

Tổng 20

-Tinh sạch đoạn gene keratinase và vector sau khi đã xử lý bằng enzyme cắt -Lai đoạn gene keratine trên vào vector pET32a. Thành phần phản ứng nối:

Thành phần Thể tích (µl) H2O 0,5 Buffer 2 Vector 5 DNA 12 Enzyme ligase 0,5 Tổng 20

-Hỗn hợp phản ứng trên được ủ qua đêm ở 160 C  Biến nạp vào vi khuẩn E.coli DH10B

Chuẩn bị tế bào khả biến

-Bước 1: Cấy chủng E.coli DH10B lên môi trường LB đặc, nuôi qua đêm ở

370C

-Bước 2: Lấy 1 khuẩn lạc đơn cấy vào 3 ml môi trường LB lỏng, lắc qua đêm ở 370

C

-Bước 3: Cấy chuyển 0,8 ml dịch nuôi sang môi trường LB lỏng, nuôi lắc tiếp khoảng 3 giờ → Đo OD đạt từ 0,6 → 0,8

-Bước 4: Chuyển dịch trên sang ống ly tâm đã giữ ở trên đá, 30’ →giữ lạnh trên đá 15 phút

Chuyên ngành Di truyền học 37 Lớp Sinh K17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Bước 5: Ly tâm với tốc độ 4200 v/p, 10 phút, 40C → loại bỏ dịch ly tâm, giữ lại cặn

-Bước 6: Hòa tan cặn nhẹ nhàng trong 20-30 ml 0,1M CaCl2, giữ trên đá 40 phút

-Bước 7: Ly tâm với tốc độ 4200 v/p, 10 phút, 40C →thu cặn →hòa tan cặn nhẹ nhàng trong 0,7-1,5 ml 0,1M CaCl2

-Bước 8: Bổ sung 800 µl 0,1M CaCl2 và 400 µl glyxerol → chia đều vào các ống eppendort (50-100 µl) → giữ ở -800

C -Bước 9: Biến nạp

Quy trình biến nạp

-Lấy tế bào khả biến DH10B giữ ở -200C ra để trên đá 30 phút

-Bổ sung 5 µl DNA plasmid vào ống tế bào khả biến → mix nhẹ, để trên đá 15-20 phút

-Sốc nhiệt 420

C, trong 1 phút → để trên đá 5 phút -Bổ sung 0.5 ml môi trường LB lỏng, nuôi lắc 370

C, trong 1 giờ

-Cấy trải 50 µl trên đĩa pettri chứa LB đặc có bổ sung thêm kháng sinh ampicillin (50 µl/ml), nuôi ở 370C qua đêm → theo dõi khuẩn lạc mọc → lựa chon khuẩn lạc trắng để xác định khả năng chứa plasmid tái tổ hợp.

Tách chiết DNA plasmid tái tổ hợp

-Bước 1: Nuôi chủng biến nạp E.coli DH10B trong môi trường LB lỏng có

chứa kháng sinh (nuôi lắc 200 v/p ở 370C qua đêm)

-Bước 2: Chuyển dịch nuôi vào ống eppendort → Ly tâm 6000 v/p, 6 phút, 40C → thu tế bào

-Bước 3: Loại bỏ dịch, giữ phần tủa ở đáy ống eppendort -Bước 4: Bổ sung 150 µl dung dịch SOL I, Votex tan tế bào -Bước 5: Bổ sung 150 µl dung dịch SOL II, đảo đều để trên đá -Bước 6: Bổ sung 150 µl dung dịch SOL III, đảo nhẹ để trên đá

Chuyên ngành Di truyền học 38 Lớp Sinh K17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

-Bước 7: Ly tâm 12000 v/p, 40

C, 15 phút →hút dịch trong sang ống eppendort

-Bước 8: Bổ sung Chloroform : Isoamylalchol (24:1)→lắc mạnh vài lần → Ly tâm 12000 v/p, 40C, 15 phút → tạo phân lớp rồi hút lấy phần dịch nổi sang ống eppendort mới

-Bước 9: Bổ sung 2 thể tích Ethanol 100% , đảo đều →tủa DNA plasmid ở - 200C trong 3 giờ →Ly tâm 12000 v/p, 40C, 15 phút, loại bỏ dịch nổi thu cặn DNA

-Bước 10: Bổ sung 1ml Ethanol 70% → Ly tâm 12000 v/p, 40

C, 15 phút, loại bỏ dịch nổi thu cặn DNA

-Bước 11: Làm khô → hòa cặn DNA trong TE chứa RNAase (nồng độ 20 µl/ml), ủ ở 370

C trong 1giờ để loại RNA

-Bước 12: Điện di trên gel agarose 0,8% để kiểm tra→Tinh sạch DNA plasmid.

Cắt kiểm tra sản phẩm tách DNA plasmid sau biến nạp

Để xác định plasmid đã lựa chọn có mang đoạn DNA cần gắn hay không, ta sử dụng 2 enzyme cắt thích hợp có cả điểm cắt trên đoạn DNA chèn vào. Phản ứng được tiến hành với thành phần sau:

Thành phần Thể tích (µl) H2O 9 Buffer 5 Xho I 0,5 BamH I 0,5 plasmid DNA 10

Chuyên ngành Di truyền học 39 Lớp Sinh K17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổng 25

Sau đó hỗn hợp phản ứng được trộn đều, ủ ở 370

C trong 3 h hoặc qua đêm → Điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8%.

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG THỦY PHÂN KERATIN TỪ LÔNG VŨ GIA CẦM VÀ THIẾT KẾ VECTOR TÁI TỔ HỢP BIỂU HIỆN KERATINASE TRONG TẾ BÀO VI KHUẨN E.COLI (Trang 43 -49 )

×