Cách tiến hành:
- Pha môi trường MPA (đã nêu ở phần 2.1.4.7).
- Dùng que cấy giống, hơ phần đầu của que cấy giống trên trên ngọn lửa đèn cồn cho cháy đỏ rực. Sau đó đưa qua đưa lại phần thân của que cấy trên trên ngọn lửa đèn cồn để vô trùng tuyệt đối→ Làm nguội que cấy→ Lấy 1 ít chủng trong ống nghiệm đưa vào các bình môi trường, đồng thời giũ mạnh que cấy để cho tất cả chủng giống được cấy vào môi trường → Ghi tên chủng và ngày cấy ngoài vỏ bình → Đem đi nuôi lắc qua đêm, ở nhiệt độ 30oC với vận tốc 200 vòng/phút.
(Lưu ý: Khi lấy chủng phải thật khéo không được để chạm vào thành ống nghiệm và khi mở nắp bình phải hơ miệng bình môi trường và nút bông qua ngọn lửa đèn cồn để tránh nhiễm khuẩn).
Cấy giống cấp 1 vào bình môi trường nuôi lắc có bổ sung lông vũ
Cách tiến hành:
- Pha môi trường nuôi lắc lông vũ (đã nêu ở phần 2.1.4.6).
- Dùng pipet thuỷ tinh lấy 0,5 ml giống cấp 1 cho vào bình môi trường (mỗi bình 1% giống). Mỗi chủng giống cấy vào 1 bình. Sau đó đem đi nuôi lắc cùng với bình đối chứng ở 30o
C - 35oC, với tốc độ 200 vòng/phút, trong khoảng thời gian là 3-5 ngày.
- Pha loãng và cấy trải giống cấp 1, theo dõi các chủng giống qua các ngày nuôi cấy.
Chuyên ngành Di truyền học 25 Lớp Sinh K17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Đo pH, nhận xét của từng chủng nuôi cấy.
- Xác định trọng lượng lông còn lại sau thời gian nuôi lắc (Làm khô lông và cân khối lượng còn lại sau nuôi cấy lắc) → xác định tỉ lệ % về khả năng thuỷ phân lông vũ của các chủng vi khuẩn theo công thức:
A (%) = 100% BĐ C BĐ m m m
A (%): Tỉ lệ phần trăm về sự thuỷ phân của các chủng
mBĐ: Trọng lượng lông vũ ban đầu.
mC: Trọng lượng lông vũ còn lại sau thời gian nuôi cấy lắc.
→ Chọn lọc các chủng vi khuẩn có khả năng thủy phân keratin mạnh nhất (sinh keratinase cao).
2.2.2.2. Xác định mật độ tế bào
Mật độ tế bào vi khuẩn sau khi pha loãng và cấy trải trên môi trường được tính bằng công thức:
Y = a x 20 x 10n
Y: Số khuẩn lạc thu được trên 1 ml dịch. a: Số khuẩn lạc thu được trên đĩa thạch. 20: (1000 µl/50 µl)
10n: Độ pha loãng mẫu.
2.2.3. Lựa chọn môi trƣờng thích hợp cho các chủng vi khuẩn có khả năng sinh keratinase cao
Các chủng vi khuẩn đã được tuyển chọn là những vi khuẩn có khả năng thuỷ phân lông vũ tốt nhất. Sau đó đem đi thử nghiệm trên các môi trường khác nhau với mục đích là tìm ra môi trường thích hợp và có giá trị kinh tế. Chuẩn bị môi trường để cấy chủng bao gồm: Môi trường giàu dinh dưỡng (môi trường MPA), môi trường dinh dưỡng bình thường (môi trường khoáng) và môi trường nghèo dinh dưỡng (môi trường nước).
Chuyên ngành Di truyền học 26 Lớp Sinh K17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Cách tiến hành: các bình môi trường làm như phần phương pháp nghiên cứu