Xây dựng hệ thống tổ chức, quản lý các chương trình can thiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 63)

Tại tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế Dự phòng và Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái có cán bộ dự án chuyên trách về chương trình can thiệp. Cán bộ chuyên trách có nhiệm vụ tổng hợp đề xuất của tuyến dưới, tham mưu và phối hợp với các cán bộ kỹ thuật để xây dựng kế hoạch chương trình can thiệp hàng năm; giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới trong quá trình triển khai thực hiện chương trình.

Hình 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu

Huyện Văn Chấn - Yên Bái

Lựa chọn 03 xã:

Nậm Búng, Nậm Lành, Nậm Mười

Đánh giá trước can thiệp 807 người dân tộc Dao

Can thiệp cộng đồng trên địa bàn 03 xã huyện Văn Chấn

Đánh giá sau can thiệp 802 người dân tộc Dao

Xét nghiệm HIV Xét nghiệm giang

mai

Xét nghiệm HIV Xét nghiệm giang

mai 2006

Tại tuyến huyện, cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống HIV/AIDS huyện tham gia làm điều phối viên tuyến huyện, chịu trách nhiệm chính cho việc giám sát và hỗ trợ hoạt động nhóm cộng tác viên, tuyên truyền viên thôn bản/xã phường.

Tại tuyến xã, thôn bản có mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên là cán bộ y tế xã, y tế thôn bản và ưu tiên là người dân tộc Dao được lựa chọn và được đào tạo về kiến thức và tổ chức thực hiện chương trình can thiệp. Trưởng trạm y tế xã là cộng tác viên của dự án, chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới cộng tác viên, tuyên truyền viên tại xã và thôn bản.

Các cộng tác viên, tuyên truyền viên được mời tham gia chương trình được đào tạo bài bản hàng năm các kiến thức cơ bản về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS/STI, tình dục và tiêm chích an toàn, các kỹ năng tiếp cận đối tượng, kỹ năng truyền thông, kỹ năng tư vấn phòng lây nhiễm HIV/AIDS và cách tổ chức triển khai truyền thông nhóm nhỏ. Các cộng tác viên, tuyên truyền viên được cung cấp đầy đủ tài liệu truyền thông và được phân công tổ chức các buổi nói chuyện, tuyên truyền về phòng lây nhiễm HIV/STI, phân phát tài liệu truyền thông, BCS hay BKT.

2.7.1.1. Các hoạt động tổ chức quản lý và chỉ đạo

Để tăng cường phối hợp, triển khai hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS, các hoạt động của chương trình can thiệp được phối hợp với hoạt động chung của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống HIV/AIDS và được sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS tỉnh Yên Bái và Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS huyện Văn Chấn với sự tham gia của chính quyền địa phương các cấp và các ban nghành đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên.

Đối với việc xây dựng kế hoạch hằng năm, điều phối viên huyện tổng hợp nhu cầu và gửi đề xuất kế hoạch hoạt động tại huyện cho cán bộ chuyên trách chương trình tại tỉnh. Căn cứ vào kế hoạch được duyệt, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai và hỗ trợ cán bộ tuyến dưới triển khai thực hiện.

2.7.1.2. Quy định báo cáo, giám sát hoạt động Kết quả hoạt động của các ch

trạm y tế báo cáo hàng tháng cho chỉ số báo cáo kết quả hoạt động.

Điều phối viên tuy gửi báo cáo tổng hợp cho phòng/Trung tâm phòng ch

Cán bộ chuyên trách tuy tổng hợp và phân tích các ch

Hình 2.2. Mô hình t

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm HIV-STI, một số yếu tố liên quan và hiệu quả can thiệp dự phòng ở người dân tộc Dao tại 3 xã của tỉnh Yên Bái, 2006-2012 (Trang 63)